Để chủ động phòng chống đói rét cho trâu bò và tận dụng được nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch, người chăn nuôi cần dự trữ và xử lý rơm làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông. Sản phẩm rơm, rạ hàm lượng dinh dưỡng thấp trâu bò không thích ăn. Nhưng đem chế biến sẽ là nguồn thức ăn tốt giàu dinh dưỡng hàm lượng Protein tăng lên gấp 2 lần. Các phương pháp chế biến như sau:
– Phương pháp mềm hóa rơm
– Phương pháp kiềm hóa rơm
– Phương pháp ủ urê
Sử dụng công thức: 100kg rơm khô + 4kg urê + 100 lít nước.
Có thể dùng hố ủ nửa chìm như phương pháp ủ chua, hoặc xây bể nổi hoặc ủ trong bao nilon dầy hoặc ủ thành cây rơm xung quanh có ni lông bao phủ kín có dây buộc chặt. Tùy vào lượng rơm cần ủ mà chọn kích thước cho phù hợp.
Thông thường chăn nuôi trong nông hộ số lượng trâu, bò ít, sử dụng bao nilon là phù hợp nhất, cách làm như sau: Cân 10kg rơm khô, rải đều lên sân gạch hoặc tấm vải nhựa. Dùng bình ô doa chứa đúng 10 lít nước, cân đúng 0,4kg urê rồi hòa tan vào bình tưới và khuấy, trộn đều đến khi hòa tan hết urê vào nước. Tưới nước đã pha urê vào rơm, cứ 10kg rơm thì tưới 10 lít nước đã hòa với urê, nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6-7 lít nước/10kg rơm, nhưng vẫn hòa đủ 0,4kg urê. Khi tưới xong đảo thật đều để rơm thấm đều urê sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét vào túi nilon (đã lồng ngoài bao tải dứa) chú ý nhét thật chặt. Rồi tiếp tục rải tiếp 10kg rơm, lặp lại các động tác như trên cho đến khi hết rơm thì thôi. Sau khi đầy buộc chặt miệng lại và chuyển sang bao khác. Sau 7 đến 10 ngày ủ, bắt đầu lấy cho trâu, bò ăn. Lúc đầu cho ăn ít khoảng 1-2kg ta phải tập cho trâu bò ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ tươi, sau 2-3 ngày trâu bò sẽ ăn quen dần và lượng ăn tăng dần lên. Mỗi ngày cho ăn tối đa từ 7-10kg/con.
Đây là phương pháp làm cho rơm mềm, có mùi thơm dễ chịu.
Dụng cụ: Bể xây hoặc thùng phi, thùng nhựa để ngâm rơm, sử dụng nguyên liệu rơm khô, vôi, nước sạch theo công thức: 100kg rơm khô + 6kg vôi + 600 lít nước. Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc thùng phi đổ nước vôi 1% vào đảo trộn đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo từ 2-3 lần), sau đó vớt rơm lên giá để chảy hết nước vôi. Dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô gác lên chuồng cho trâu bò ăn dần. Mỗi con có thể cho ăn từ 7-10kg/ngày.Đây là phương pháp mà bà con vẫn hay sử dụng nhất để cho trâu bò ăn. Rơm có thể khô hoặc tươi ta tính lượng rơm mà trâu, bò có thể sử dụng hết trong ngày để riêng ra một chỗ hoặc cho luôn vào máng ăn rồi dùng nước muối 1% tưới lên rơm, cứ 1kg rơm thì dùng 1 lít nước làm như vậy trâu bò sẽ thích ăn. Chú ý ăn bữa nào ta làm bữa đó.
P.V
(Theo Chăn Nuôi Việt Nam)
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Thông tin trong bài viết là ủ rơm khô với 4% urea với tỷ lệ rơm/nước=1/1. Tuy nhiên phần “Dụng cụ” lại ghi 100kg rơm + 6kg vôi + 600 lít nước? Dưới lại ghi đổ nước vôi 1%? nghĩa là thế nào? Góp ý sửa như sau:
1/ Nếu chỉ ủ rơm khô với urea thì công thức 100 kg rơm khô + 4kg urea + 100 lít nước là ok.
2/ Nếu muốn sử dụng vôi thì lượng vôi như sau: 100 kg rơm khô + 1kg vôi sống (chưa tôi) hoặc 3kg vôi đã tôi + 100 lít nước. Có thể thêm một lượng urea bằng 2% rơm khô.
Chú ý khi nước vôi cùng với urea trộn lẫn vào rơm sẽ sinh phản ứng hóa học giải phóng NH3 từ urea, vì vậy cần làm thật nhanh để đóng nắp hố ủ kẻo NH3 bay đi hết, vai trò của urea trong trường hợp này là hết tác dụng.
Kiềm hóa rơm khô bằng vôi tôi (hay NaOH) chỉ làm cho rơm mềm, dễ tiêu hóa không có tác dụng tăng N (protein thô của rơm sau xử lý). Rơm xử lí kiềm có nùi nồng trâu bò không thích ăn.
Vây cho em hỏi trâu bò ăn thức ăn xử lý bằng kiềm có pH cao có ảnh hường gì không ạ