Phương pháp xử lý rơm làm thức ăn cho trâu bò - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Phương pháp xử lý rơm làm thức ăn cho trâu bò
    Để chủ động phòng chống đói rét cho trâu bò và tận dụng được nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch, người chăn nuôi cần dự trữ và xử lý rơm làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông. Sản phẩm rơm, rạ hàm lượng dinh dưỡng thấp trâu bò không thích ăn. Nhưng đem chế biến sẽ là nguồn thức ăn tốt giàu dinh dưỡng hàm lượng Protein tăng lên gấp 2 lần. Các phương pháp chế biến như sau:

    – Phương pháp mềm hóa rơm

    – Phương pháp kiềm hóa rơm

    – Phương pháp ủ urê

    atb

    Sử dụng công thức: 100kg rơm khô + 4kg urê + 100 lít nước.

    Có thể dùng hố ủ nửa chìm như phương pháp ủ chua, hoặc xây bể nổi hoặc ủ trong bao nilon dầy hoặc ủ thành cây rơm xung quanh có ni lông bao phủ kín có dây buộc chặt. Tùy vào lượng rơm cần ủ mà chọn kích thước cho phù hợp.

    Thông thường chăn nuôi trong nông hộ số lượng trâu, bò ít, sử dụng bao nilon là phù hợp nhất, cách làm như sau: Cân 10kg rơm khô, rải đều lên sân gạch hoặc tấm vải nhựa. Dùng bình ô doa chứa đúng 10 lít nước, cân đúng 0,4kg urê rồi hòa tan vào bình tưới và khuấy, trộn đều đến khi hòa tan hết urê vào nước. Tưới nước đã pha urê vào rơm, cứ 10kg rơm thì tưới 10 lít nước đã hòa với urê, nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6-7 lít nước/10kg rơm, nhưng vẫn hòa đủ 0,4kg urê. Khi tưới xong đảo thật đều để rơm thấm đều urê sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét vào túi nilon (đã lồng ngoài bao tải dứa) chú ý nhét thật chặt. Rồi tiếp tục rải tiếp 10kg rơm, lặp lại các động tác như trên cho đến khi hết rơm thì thôi. Sau khi đầy buộc chặt miệng lại và chuyển sang bao khác. Sau 7 đến 10 ngày ủ, bắt đầu lấy cho trâu, bò ăn. Lúc đầu cho ăn ít khoảng 1-2kg ta phải tập cho trâu bò ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ tươi, sau 2-3 ngày trâu bò sẽ ăn quen dần và lượng ăn tăng dần lên. Mỗi ngày cho ăn tối đa từ 7-10kg/con.

    Đây là phương pháp làm cho rơm mềm, có mùi thơm dễ chịu.

    Dụng cụ: Bể xây hoặc thùng phi, thùng nhựa để ngâm rơm, sử dụng nguyên liệu rơm khô, vôi, nước sạch theo công thức: 100kg rơm khô + 6kg vôi + 600 lít nước. Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc thùng phi đổ nước vôi 1% vào đảo trộn đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo từ 2-3 lần), sau đó vớt rơm lên giá để chảy hết nước vôi. Dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô gác lên chuồng cho trâu bò ăn dần. Mỗi con có thể cho ăn từ 7-10kg/ngày.Đây là phương pháp mà bà con vẫn hay sử dụng nhất để cho trâu bò ăn. Rơm có thể khô hoặc tươi ta tính lượng rơm mà trâu, bò có thể sử dụng hết trong ngày để riêng ra một chỗ hoặc cho luôn vào máng ăn rồi dùng nước muối 1% tưới lên rơm, cứ 1kg rơm thì dùng 1 lít nước làm như vậy trâu bò sẽ thích ăn. Chú ý ăn bữa nào ta làm bữa đó.

    P.V

    (Theo Chăn Nuôi Việt Nam)

    2 Comments

    1. Đinh Văn Cải

      Thông tin trong bài viết là ủ rơm khô với 4% urea với tỷ lệ rơm/nước=1/1. Tuy nhiên phần “Dụng cụ” lại ghi 100kg rơm + 6kg vôi + 600 lít nước? Dưới lại ghi đổ nước vôi 1%? nghĩa là thế nào? Góp ý sửa như sau:
      1/ Nếu chỉ ủ rơm khô với urea thì công thức 100 kg rơm khô + 4kg urea + 100 lít nước là ok.
      2/ Nếu muốn sử dụng vôi thì lượng vôi như sau: 100 kg rơm khô + 1kg vôi sống (chưa tôi) hoặc 3kg vôi đã tôi + 100 lít nước. Có thể thêm một lượng urea bằng 2% rơm khô.
      Chú ý khi nước vôi cùng với urea trộn lẫn vào rơm sẽ sinh phản ứng hóa học giải phóng NH3 từ urea, vì vậy cần làm thật nhanh để đóng nắp hố ủ kẻo NH3 bay đi hết, vai trò của urea trong trường hợp này là hết tác dụng.
      Kiềm hóa rơm khô bằng vôi tôi (hay NaOH) chỉ làm cho rơm mềm, dễ tiêu hóa không có tác dụng tăng N (protein thô của rơm sau xử lý). Rơm xử lí kiềm có nùi nồng trâu bò không thích ăn.

    2. Nguyễn Nhung

      Vây cho em hỏi trâu bò ăn thức ăn xử lý bằng kiềm có pH cao có ảnh hường gì không ạ

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.