[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với mô hình nuôi bò vỗ béo, người dân ở Quảng Ngãi không chỉ tiết kiệm được công chăn thả, ít dịch bệnh mà còn mang lại nguồn thu nhập tương đối cao.
- Mô hình nuôi bò vỗ béo cho kết quả khả quan
- Vĩnh Phúc: Người đi đầu trong nghề nuôi bò vỗ béo ở Vân Trục
- Nuôi bò vỗ béo từ phế phẩm nông nghiệp
Trang trại chăn nuôi theo mô hình nuôi bò vỗ béo của ông Trần Văn Trúc ở thôn An Phú, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành hiện có khoảng 40 con bò giống siêu thịt 3B với đủ các tháng tuổi khác nhau. Với mô hình này, bò giống được ông Trúc mua về khi đạt độ tuổi từ 3 đến 5 tháng, trọng lượng khoảng trên dưới 200kg mỗi con. Các chuồng nuôi được thiết kế liền kề với diện tích khoảng 5m2. Thức ăn của bò chủ yếu là các phụ phẩm nông nghiệp như bã bia, xác đậu nành, cỏ voi, rơm rạ, cám tổng hợp…
Bò nuôi theo mô hình vỗ béo lớn nhanh, ít khi bị dịch bệnh
Theo ông Trúc, kỹ thuật chăn nuôi bò vỗ béo không khó. Ngoại trừ chi phí đầu tư mua giống lớn thì trong quá trình nuôi, chỉ cần chịu khó thường xuyên theo dõi, chăm sóc, cho bò ăn đủ các chất dinh dưỡng và tiêm phòng các loại vacxin. Nếu thực hiện tốt được những điều này thì bò sẽ lớn nhanh, ít khi bị dịch bệnh nên rủi ro cũng rất thấp. “Mua 1 con bò 25 triệu, sau đó nuôi từ 12 – 14 tháng. Cứ mỗi tháng như vậy đầu tư cho con bò 1 triệu. Tổng chi phí giữa tiền đầu tư và tiền thuốc cho bò tầm khoảng 38 triệu. Bán ra thời điểm con bò từ 12 – 14 tháng sẽ đạt từ 550 đến 600 ký hơi. Với giá từ 85 – 90.000 đồng/kg thì bán từ 50 đến 53 triệu đồng/con. Như vậy trừ chi phí thì mỗi tháng lãi được 1 triệu đồng”, ông Trúc nói.
Ông Trúc cho biết, nuôi bò vỗ béo điều quan trọng đầu tiên là khâu chọn giống. Nếu chọn được con giống tốt thì bò có sức khỏe, lớn nhanh và đạt trọng lượng lớn. Để tăng hiệu quả chăn nuôi, ông Trúc cũng đã tìm tòi, học hỏi để tạo ra chế phẩm men sinh học IMO gốc trộn vào thức ăn. Nhờ đó bò sẽ có cảm giác thèm ăn, tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn từ 3 đến 4 tháng trước khi xuất bán, cần chú ý cho bò ăn đủ lượng, đủ chất để đạt được cân nặng tối đa, giá trị của bò sẽ tăng lên. Trung bình mỗi năm, ông Trúc xuất bán từ 15 đến 20 con bò thịt. Với giá bán từ 50 đến 60 triệu đồng mỗi con, sau khi trừ tất cả các chi phí, gia đình ông lãi khoảng 300 triệu đồng.
Bà Huỳnh Thị Yến – Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Hành Thuận cho biết, Phòng Nông nghiệp cũng như Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao các khoa học kỹ thuật, tập huấn cho bà con nên quá trình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Bây giờ không còn như hồi xưa, cho ăn rơm rạ, cỏ còn bữa nay người ta cho ăn thức ăn tổng hợp, không phải chuyên về cám hết. Họ tận dụng thức ăn ở địa phương như bắp, cám, mì, xác bia, xác đậu, rơm rạ, cỏ các vi sinh vật. Như hộ ông Trần Văn Trúc đây, từ mật, ông tạo ra các vi sinh vật, thức ăn cho bò rất có hiệu quả. Hiện nay đối với xã Hành Thuận, nuôi bò 3B rất phát triển, đem lại hiệu quả cao cho người dân.
Với hiệu quả cao, bò nuôi trong chuồng giảm được công chăn thả và kiểm soát được dịch bệnh, những năm qua, mô hình nuôi bò vỗ béo đang phát triển mạnh ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Chăn nuôi bò được xem là thế mạnh của các địa phương này với nhiều hộ gia đình có số lượng đàn bò tương đối lớn và tăng trưởng đều qua các năm.
Như Đồng
- Bà Rịa- Vũng Tàu: Gỡ rào cản để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Học gì, làm gì để trở thành chuyên viên về dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi?
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
Tin mới nhất
T3,31/01/2023
- Bà Rịa- Vũng Tàu: Gỡ rào cản để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Học gì, làm gì để trở thành chuyên viên về dinh dưỡng – thức ăn chăn nuôi?
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất