[Chăn nuôi Việt Nam] – Sự bất cập trong Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (CLSP) và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật (TCQC) đã tồn tại nhiều năm, tạo ra không ít khó khăn và cản trở sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
Toàn cảnh tọa đàm
Đây là vấn đề quan trọng được bàn luận tại Tọa đàm “Một số tồn tại bất cập của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật, nhất là vấn đề công bố hợp quy trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và giải pháp tháo gỡ”, tổ chức vào sáng 13/5/2025. Tọa đàm đã được Hội Chăn nuôi Việt Nam phối hợp với các hiệp hội ngành hàng và Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức thành công tại Hội trường nhà Đa Năng, Bộ Tư pháp, Hà Nội, cùng sự tham gia của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia và doanh nghiệp, nhằm thảo luận và tìm giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại trong các quy định pháp lý liên quan đến chất lượng sản phẩm và công bố hợp quy.
Sự bất cập trong quy định hiện hành
TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam
TS. Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, chia sẻ rằng công bố hợp quy hiện nay là hình thức, không đảm bảo chất lượng sản phẩm thực tế. Dù các doanh nghiệp có chứng nhận quốc tế như ISO, GMP, HACCP, họ vẫn phải chịu chi phí lớn để công bố hợp quy cho từng sản phẩm, gây khó khăn cho quá trình sản xuất và thương mại. “Công bố hợp quy chỉ là một hình thức, không giúp chúng ta quản lý chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm được kiểm nghiệm qua hồ sơ không có nghĩa là chúng đạt chất lượng thực tế,” ông Dương nhấn mạnh.
Một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Việc chỉ để các cơ quan nhà nước thực hiện kiểm tra là không thực tế, vì các cơ sở kiểm nghiệm tư nhân có năng lực tốt hơn rất nhiều. “Nên cho phép các phòng thí nghiệm tư nhân tham gia kiểm tra chất lượng sản phẩm. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan nhà nước và tận dụng được nguồn lực có sẵn trong xã hội,” TS. Nguyễn Xuân Dương nói.
TS. Nguyễn Như Tiệp, nguyên Cục trưởng Cục Chất lượng và Thị trường Nông, Lâm, Thủy sản, Bộ NN&PTNT
Ngoài ra, quy định phân loại sản phẩm thành nhóm 1 và nhóm 2, với nhóm 1 được coi là không có rủi ro và nhóm 2 có rủi ro, đã tạo ra những bất cập lớn. TS. Nguyễn Như Tiệp, nguyên Cục trưởng Cục Chất lượng và Thị trường Nông, Lâm, Thủy sản, Bộ NN&PTNT, cho rằng việc phân loại này không chính xác và không giúp quản lý chất lượng hiệu quả. “Không có sản phẩm nào là không có rủi ro. Vì vậy, chúng ta cần phân loại sản phẩm theo ba nhóm rõ ràng: rủi ro thấp, trung bình và cao. Chỉ những sản phẩm có rủi ro cao mới cần kiểm tra chặt chẽ và công bố hợp quy,” ông Tiệp cho biết.
TS. Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam, đã chia sẻ trong cuộc họp với Bộ Khoa học và Công nghệ rằng việc bỏ công bố hợp quy không ảnh hưởng đến uy tín quốc gia, mặc dù Bộ đã bày tỏ lo ngại về vấn đề này. Theo bà, không có quốc gia nào yêu cầu sản phẩm phải có công bố hợp quy để đảm bảo chất lượng. Một ví dụ điển hình là ngành sản xuất vắc-xin thú y tại Việt Nam, mặc dù trước đây 70-80% thuốc thú y phải nhập khẩu, nhưng hiện nay, Việt Nam đã có 11 nhà máy sản xuất vắc-xin nội địa và xuất khẩu sang nhiều quốc gia mà không gặp phải vấn đề gì liên quan đến công bố hợp quy.
Giải pháp cần thiết cho sự thay đổi
Để giải quyết những vấn đề tồn tại trong các quy định hiện hành, các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp quan trọng. Trước tiên, cần phải bỏ công bố hợp quy và chuyển sang hậu kiểm. Việc này sẽ giúp giảm thiểu thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp và tạo ra một môi trường kinh doanh thông thoáng hơn.
TS. Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam
TS. Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, nhấn mạnh rằng việc quản lý chất lượng sản phẩm dựa trên rủi ro sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề hiện nay. “Nếu áp dụng phương pháp quản lý dựa trên rủi ro, chúng ta sẽ có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả hơn, thay vì chỉ yêu cầu công bố hợp quy,” ông Ngọc nói. Các sản phẩm có rủi ro thấp có thể tự công bố, trong khi sản phẩm rủi ro cao sẽ cần kiểm tra an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.
Bên cạnh đó, việc phân loại sản phẩm theo ba nhóm rủi ro sẽ tạo ra một hệ thống quản lý chất lượng thực sự hiệu quả, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà không tạo ra gánh nặng không cần thiết cho doanh nghiệp. Chính phủ cần tạo ra một bộ quy chuẩn để doanh nghiệp tự tuân thủ, thay vì tiếp tục yêu cầu công bố hợp quy.
Việc sửa đổi Luật CLSP và TCQC là vô cùng cần thiết để giảm bớt gánh nặng thủ tục hành chính và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Cần phải bỏ công bố hợp quy, chuyển sang hậu kiểm và phân loại sản phẩm theo mức độ rủi ro để tạo ra một hệ thống quản lý chất lượng hợp lý hơn. Chính phủ và các cơ quan liên quan cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hồ sơ tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế.
Trần My
- hội chăn nuôi việt nam li>
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá li>
- hợp quy li>
- Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn li> ul>
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
- Vaccine dịch tả lợn châu Phi: Làm gì để nông dân tin tưởng, sử dụng?
- NARA muốn đẩy mạnh xuất khẩu đạm động vật vào Việt Nam
- Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Công ty CP Thuốc Thú y Toàn Thắng – Ecovet
- Hội KHKT Thú y Việt Nam: Định hướng phát triển bền vững cho ngành Thú y Việt Nam
- TIN BUỒN
- Bộ trưởng Đỗ Đức Duy làm việc với 9 Hội/Hiệp hội về hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Tổ chức họp Ban Thường vụ, đánh giá kết quả quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2025
- Chi bộ cơ quan Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027
- Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Viện Chăn nuôi
Tin mới nhất
T4,25/06/2025
- Mavin Feed đồng hành cung nhà chăn nuôi chung tay phòng chống ASF
- Luật Chăn nuôi mới: Cơ hội và thách thức cho ngành thịt Việt Nam
- EU thúc đẩy kiểm soát kháng thuốc kháng sinh thông qua biện pháp SPS
- Tập đoàn TH đón nhận giải thưởng “Vinh quang Việt Nam” năm 2025
- Giàu lên nhờ nuôi heo kết hợp trồng cây ăn trái
- Căng thẳng thương mại nắn lại dòng chảy ngô và đậu tương Mỹ
- Bỏ chức giám đốc nhà máy, về quê làm trang trại nuôi gà
- Thực hư hình ảnh hàng trăm xác lợn chết trên kênh Phước Hòa-Dầu Tiếng
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Bình luận mới nhất