Thịt Brazil vào nhà hàng, quán ăn bình dân? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Thịt Brazil vào nhà hàng, quán ăn bình dân?

    Chỉ riêng 2 tháng đầu năm, VN đã nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt từ Brazil với trị giá 12,8 triệu USD, chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này vào VN. Xu hướng nhập khẩu này đang có chiều hướng gia tăng.

     

    Các nhà hàng, quán nhậu tại VN là nơi tiêu thụ phổ biến chân gà, cánh gà nhập khẩu. Ảnh: Đào Ngọc Thạch

     

    Nhập chân gà, cánh gà là chính

     

    Đó là số liệu công bố từ Bộ Công nghiệp, Ngoại thương Brazil. Còn theo đại diện Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, các tháng đầu năm 2017 VN đã nhập khẩu (NK) khoảng 3.000 tấn thịt và sản phẩm thịt từ Brazil. Trong đó, NK gần 1.800 tấn thịt gà, trị giá hơn 2,2 triệu USD. Brazil là thị trường NK gà lớn thứ hai của VN, chỉ sau gà Mỹ. Thế nhưng, khảo sát trên thị trường ở các hệ thống siêu thị, chợ tại VN hầu như không thấy có các sản phẩm thịt có xuất xứ Brazil trong khi các sản phẩm cùng loại NK từ Mỹ, Úc, Hàn Quốc… đang được bán tràn lan. Thay vào đó, chỉ cần tìm kiếm trên các trang rao vặt, một số cửa hàng thực phẩm bán hàng qua mạng thì sẽ thấy có bán chân gà, cánh gà, sườn bò, bắp bò xuất xứ Brazil. Giá bán mỗi nơi mỗi khác, phổ biến nhất là cánh gà đông lạnh NK Brazil có giá từ 30.000 – 60.000 đồng/kg; chân gà đông lạnh NK Brazil từ 40.000 – 50.000 đồng/kg; bắp bò khoảng 160.000 – 170.000 đồng/kg; sườn bò giá 200.000 đồng/kg… Nhìn chung nếu so với thịt bò NK có xuất xứ từ các nước khác thì giá sản phẩm Brazil rẻ nhất. Tuy nhiên, một số cửa hàng qua mạng hiện cũng đã không rao bán các sản phẩm thịt NK từ Brazil sau khi thông tin “thịt bẩn” tại nước này đang được điều tra.

     

    Không có ở các siêu thị, chợ bán lẻ thì số lượng hàng ngàn tấn thịt này đi đâu là vấn đề nhiều người quan tâm. Trong phần giới thiệu của nhiều cửa hàng bán thịt NK qua mạng, các sản phẩm đông lạnh này có thể dùng cho các quán nướng, các bếp ăn lớn với ưu điểm giá thấp, dễ bảo quản.

     

    Ông Trần Duy Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm VN, khẳng định: Thịt đông lạnh NK từ nước ngoài vào VN, đặc biệt là sản phẩm từ Brazil chủ yếu được cung cấp hàng sỉ cho các bếp ăn tập thể, nhà hàng hoặc công ty, cơ sở dùng chế biến thực phẩm. Bởi người dân VN đa số không có thói quen ăn thịt đông lạnh nhiều. Hơn nữa, số lượng thịt NK từ Brazil vừa qua chủ yếu là thịt gà và các sản phẩm từ gà với giá rất rẻ nên chỉ có các đối tượng đó mới sử dụng nhiều. Ông Khánh chia sẻ thêm: Mới đây có thành viên trong hiệp hội nhận được đơn chào hàng thịt gà NK với giá chỉ từ 0,36 – 0,42 USD/kg, tương đương 8.000 – 9.500 đồng/kg. “Với mức giá không tưởng này thì chỉ có hàng tồn kho, hàng hết hạn sử dụng. Bởi hiện nay, giá thành sản xuất gà tại VN cũng tương đương với nhiều nước nên không thể dưới 30.000 đồng/kg gà thịt. Vì vậy làm sao có thể bán ra thị trường với giá dưới 10.000 đồng/kg?”, ông Trần Duy Khánh nói.

     

    Tương tự, ông Âu Thanh Long, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm đông Nam bộ, cho rằng với mức giá 1 kg thịt gà NK rẻ hơn cả một bó rau thì không có nước nào sản xuất được. Nhưng đó lại là nguồn cung cấp chính cho các quán ăn bình dân, suất ăn công nghiệp và thực phẩm chế biến. Thậm chí, nếu giá gà nhiều nơi chào bán ở mức 16.000 – 17.000 đồng/kg cũng là một cái giá “kinh hoàng” mà người chăn nuôi trong nước không thể nào chịu nổi. “Chưa nói đến giá thịt gà dưới giá thành, còn phải cộng thêm chi phí vận chuyển từ các nước về VN cũng phải tương đương như vậy thì làm thế nào giá bán ra lại chỉ có 10.000 đồng hay 20.000 đồng/kg. Chỉ có thể là xả hàng tồn kho, bán thu được đồng nào hay đồng đó”, ông Âu Thanh Long nhận định.

     

    Không thể mở toang cửa

     

    Hiện Brazil là nước sản xuất thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất thế giới với kim ngạch thu về chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt toàn cầu. Thịt xuất xứ từ Brazil hiện có mặt tại 150 thị trường thế giới. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nuôi bò của đất nước này cũng luôn đối diện dịch bệnh bò điên. Năm 2016, sau 17 năm và rất nhiều cuộc đàm phán, Mỹ mới mở cửa cho thịt bò Brazil vào Mỹ trở lại. Năm 2016, sau 3 năm ngưng NK, Trung Quốc mới quay trở lại NK thịt bò từ Brazil. Hiện nay, các nhà máy của hai tập đoàn giết mổ và sản xuất thịt lớn gồm BRF (với các sản phẩm mang thương hiệu Sadia và Perdigao) và JBS (với các thương hiệu như Big Frango, Seara Alimentos và Swift) đang bị điều tra “thịt bẩn”.

     

    Theo ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan, quy trình NK thịt nói chung được kiểm soát khá chặt chẽ. Nhưng số lượng thịt NK từ Brazil không được bán ở các hệ thống chính thức như siêu thị, cửa hàng lớn mà chỉ được rao bán tràn lan, dễ dàng trên các trang mạng với giá rẻ đến khó tin thì đi qua đường nào không ai biết. Do đó, cần kiểm soát chặt hơn nữa việc NK thịt và các sản phẩm thịt, kiểm soát các cảng đường bộ, đường biên giới để tránh nhập lậu…

     

    Theo ông Trần Duy Khánh, hiện nay các nước đã thông báo cấm NK thịt từ Brazil nên nguy cơ tuồn vào các nước khác có hàng rào kỹ thuật tương đối dễ dãi như VN sẽ nhiều hơn. Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải tăng cường kiểm tra kiểm soát đầu vào. Đặc biệt, nếu có những lô hàng nghi ngờ vì giá quá rẻ thì cần ngăn chặn ngay vì không thể đảm bảo được chất lượng. Đồng quan điểm, ông Âu Thanh Long cho rằng bản thân ngành chăn nuôi VN không cần sự bảo hộ và nhà nước cũng không thể bảo hộ được mãi. Nhưng các cơ quan quản lý nhà nước phải dựng hàng rào kỹ thuật chi tiết để tạo ra sự công bằng, khuyến khích sản xuất trong nước cũng như đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dùng. Ví dụ phải nêu rõ sản phẩm thịt NK phải còn hạn sử dụng 1 năm trở lên. Những sản phẩm trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường thì không thể dễ dàng cho NK.

     

    “Nếu không có sự thay đổi thì VN hầu như khó kiểm soát được cả số lượng lẫn chất lượng thịt NK. Như thế, người chăn nuôi trong nước mãi tự bơi và ngày càng bị chìm”, ông Âu Thanh Long chia sẻ.

     

    Thảo Vy

    Nguồn: Báo Thanh niên

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.