Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2017, cả nước nhập khẩu 2,78 nghìn tấn thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được có xuất xứ từ Brazil, trị giá hơn 4 triệu USD. Như vậy, tương đương trung bình mỗi một kg thịt từ Brazil nhập về Việt Nam chỉ vào khoảng 1,44 USD (gần 33.000 đồng).
Ma trận thịt đông lạnh nhập khẩu giá rẻ tại siêu thị. Ảnh internet
Theo Tổng cục Hải quan, các loại thịt xuất xứ từ Brazil được nhập về Việt Nam từ đầu năm đến 15/3/2017 chủ yếu gồm: Thịt và phụ phẩm khác của gà thuộc loài Gallus domesticus với 1,54 nghìn tấn, trị giá hơn 1,5 triệu USD (tương đương với 0,97 USD/kg, tức hơn 22.000 đồng/kg); tiếp theo là cánh gà thuộc loài Gallus domesticus với 0,77 nghìn tấn, trị giá hơn 1,4 triệu USD (tương đương với 1,81 USD/kg, tức hơn 41.000 đồng/kg); các loại thịt và phụ phẩm dạng thịt khác là 0,47 nghìn tấn, trị giá hơn 1 triệu USD (tương đương 2,12 USD/kg, tức hơn 48.000 đồng/kg).
Tại các siêu thị, các loại thịt nhập khẩu được bày bán đa dạng và có sự cạnh tranh về giá so với các sản phẩm thịt trong nước, chiếm nhiều phần trong số đó là các sản phẩm nhập khẩu nguồn gốc xuất xứ từ Úc và Mỹ.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, tại siêu thị Metro Thăng Long chiều 27/3, sản phẩm cánh gà đông lạnh nhập khẩu từ Brazil vẫn được bày bán với giá 74.900 đồng/kg. Trước đó, theo ghi nhận của PV vào thời điểm tháng 1/2017, siêu thị này cũng nhập khẩu cánh gà đông lạnh Brazil và chân gà NK Brazil cũng có giá “siêu rẻ” chỉ hơn 51.000 đồng/kg…
Ngoài ra, tại một siêu thị trên đường Trần Đăng Ninh, có thời điểm cánh gà nhập khẩu của Brazil chỉ có giá là 86.900 đồng/kg. Tại Big C, chân gà Brazil được bán với giá 71.000 đồng/kg… Quy chiếu mức giá khi vào siêu thị với mức giá nhập khẩu các mặt hàng thịt Brazil do Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, chênh lệch không quá lớn, dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/kg.
Sản phẩm chân gà nhập khẩu của Brazil được bày bán tại siêu thị Big C với giá 71.000 đồng/kg. Ảnh internet
Đáng chú ý, không riêng gì Brazil, nhiều sản phẩm thịt nhập khẩu đông lạnh khác cũng có giá “siêu rẻ”. Cụ thể, chân gà nhập khẩu đông lạnh của Úc có giá 56.900 đồng/kg, đùi góc tư gà đông lạnh xuất xứ của Mỹ cũng chỉ 39.900 đồng/kg, cánh gà tây đông lạnh Mỹ giá 64.900 đồng/kg, đùi tỏi gà đông lạnh nhập khẩu từ Mỹ chỉ có 34.900 đồng/kg…
Trong khi đó, riêng cánh gà công nghiệp của Việt Nam cũng đã có giá 78.900 đồng/kg, đùi gà công nghiệp góc tư là 69.700 đồng/kg… cao hơn hẳn so với các sản phẩm đông lạnh nhập khẩu. Khi PV đặt câu hỏi về sự chênh lệch giá cả, nhân viên siêu thị thừa nhận: “Gà nhập khẩu rẻ hơn vì là hàng đông lạnh. Các sản phẩm thịt này đều được đóng thùng sẵn, sau đó nhân viên đập ra, rã đông để đóng vào túi. Cánh gà, chân gà ăn rất ngon, ở đây chưa bao giờ lấy hàng đểu, hàng rẻ”.
Ngoài ra, theo ghi nhận của PV, các sản phẩm thịt bò, thịt gà nhập ngoại tại Big C Thăng Long có giá: Bắp bò Úc: 312.900 đồng/kg, thăn ngoại bò Úc: 415.000 đồng/kg, nạc lưng bò Úc: 425.000 đồng/kg, gầu bò Mỹ 500gr: 168.000 đồng/gói, gầu bò Mỹ 300gr: 102.000 đồng/gói, ba chỉ bò Mỹ 300gr: 71.000 đồng/gói; đùi tỏi gà Mỹ đông lạnh 32.500 đồng/kg…
Chị Lan Anh – cư dân của tòa Mipec – Đống Đa cho biết: “Dạo này nghe tivi, báo đài nói nhiều về thực phẩm bẩn ngoại nhập, đặc biệt thông tin về vụ việc “xuất khẩu thịt thối” của Brazil khiến tôi lo lắng, không dám ăn thịt nhập khẩu. Gia đình tôi chủ yếu sẽ chỉ tiêu thụ hàng Việt Nam vì tôi được nhìn tận mắt, sờ tận tay thịt mới “nóng hổi”, không lo chất bảo quản hay thịt ôi thiu”.
Sau khi xuất hiện thông tin thịt nhiễm bẩn, chị Thúy (Cầu Giấy, Hà Nội) bày tỏ lo lắng vì vẫn thường mua thịt nhập khẩu trong siêu thị về chế biến. “Tôi thường chọn mua thịt nhập khẩu của Úc, giá nhỉnh hơn thịt cùng loại xuất xứ từ quốc gia khác nhưng chất lượng có vẻ tin tưởng hơi. Thỉnh thoảng, nếu thịt bò Brazil hoặc Argentina có khuyến mãi thì tôi vẫn dùng. Nhưng hiện tại, nghe tin thịt Brazil bị cấm nhập khẩu do có chất nhiễm bẩn, tôi và gia đình rất lo lắng, cứ nghĩ hàng đắt tiền nhập khẩu là tốt mà không phải vậy. Chắc sắp tới, gia đình tôi chỉ tiêu thụ hàng Việt Nam thôi”.
Linh – Trang – Khánh
Nguồn: báo Lao động
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- tin tức chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- vietgap li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang: Nhiều hoạt động sáng tạo
- Nhập khẩu bột thịt xương từ Australia tăng đột biến
Tin mới nhất
T6,27/01/2023
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Thư chúc mừng Xuân Quý Mão 2023
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất