Theo thông báo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) ngày 22/3, cả nước lại phát sinh thêm 1 ổ dịch cúm gia cầm mới tại thành phố Cần Thơ.
Cụ thể, ngày 15/3, dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi vịt ở khu vực Hòa An, phường Thới Hòa, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Tổng số gia cầm ốm và chết là 396 con vịt và số tiêu hủy là 794 con.
Ảnh minh họa
Chi cục Chăn nuôi Thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Như vậy, cả nước hiện còn các ổ dịch chưa qua 21 ngày không phát sinh ổ dịch mới gồm:
Cao Bằng còn 2 ổ dịch tại 3 hộ chăn nuôi thuộc 2 xã, 2 huyện (phường Sông Bằng, huyện Trà Lĩnh (cúm A/H5N1) và thành phố Cao bằng (cúm A/H5N6). Tây Ninh còn 1 ổ dịch cúm A/H5N1 đã qua 16 ngày. Bắc Ninh còn ổ dịch cúm A/H5N1đã qua 17 ngày. Thành phố Cần Thơ còn ổ dịch cúm A/H5N1. Hà Tĩnh còn ổ dịch cúm A/H5N1đã qua 18 ngày. Quảng Trị còn ổ dịch cúm A/H5N6 đã qua 4 ngày.
Theo nhận định của Cục Thú y, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao. Một số chủng virus cúm gia cầm chưa có ở Việt Nam (A/H7N9, A/H5N2, AH5N8) có nguy cơ xâm nhiễm vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu.
Do đó, các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống cúm gia cầm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Mặc dù, dịch lở mồm long móng và dịch tai xanh trên lợn đã được khống chế nhưng Cục Thú y vẫn cảnh báo các địa phương không nên lơ là trong công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt là các nơi có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ.
Khánh An
Nguồn: TTXVN
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li> ul>
- Mavin tiếp tục là Thương hiệu sản xuất trong nước tốt nhất của Auscham Việt Nam
- Nga: Ngành gia cầm đặt mục tiêu tham vọng
- Dự báo cung cầu đậu tương toàn cầu niên vụ 2022/23
- Quảng Ninh: Nông dân nuôi vịt kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhờ chuyển đổi số
- Chăn nuôi tuần hoàn: Yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững
- Bệnh viêm da nổi cục và lở mồm long móng cùng xuất hiện trên bò
- Thoát vòng xoáy của thị trường nhờ nuôi lợn đen bản địa
- Ngành chăn nuôi heo: Chờ khởi sắc
- Tương lai của đậu nành Hoa Kỳ sẽ ra sao?
- Tình hình nhập khẩu phụ phẩm từ ngô (DDGS, cám ngô, bột gluten ngô) năm 2022 và dự báo
Tin mới nhất
T5,23/03/2023
- Mavin tiếp tục là Thương hiệu sản xuất trong nước tốt nhất của Auscham Việt Nam
- Nga: Ngành gia cầm đặt mục tiêu tham vọng
- Dự báo cung cầu đậu tương toàn cầu niên vụ 2022/23
- Quảng Ninh: Nông dân nuôi vịt kiếm tiền tỷ mỗi tháng nhờ chuyển đổi số
- Chăn nuôi tuần hoàn: Yêu cầu tất yếu của phát triển bền vững
- Bệnh viêm da nổi cục và lở mồm long móng cùng xuất hiện trên bò
- Thoát vòng xoáy của thị trường nhờ nuôi lợn đen bản địa
- Ngành chăn nuôi heo: Chờ khởi sắc
- Tương lai của đậu nành Hoa Kỳ sẽ ra sao?
- Tình hình nhập khẩu phụ phẩm từ ngô (DDGS, cám ngô, bột gluten ngô) năm 2022 và dự báo
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất