[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, việc nắm rõ cách thức vận hành trại có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng trại. Cách bố trí lợn từ lúc phối đến khi chuyển lên đẻ có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng chuồng mang thai. Vì thế, việc áp dụng cách bố trí lợn ngay từ giai đoạn bắt đầu thiết kế chuồng trại sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong việc xây trại. Ngoài ra, việc thiết kế chuồng mang thai không tốt cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chi phí nhân công.
Cách thứ bố trí lợn trong trại
Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến 2 vấn đề:
- Tiết kiệm chi phí xây chuồng mang thai thông qua cách thức sắp xếp lợn từ lúc phối đến khi chuyển đẻ.
- Thiết kế chuồng mang thai cần tiết kiệm được công lao động mà vẫn đảm bảo năng suất chăn nuôi cao; đảm bảo thuận tiện và dễ dàng cho người sử dụng.
1. Tiết kiệm chi phí xây chuồng mang thai thông qua cách thức sắp xếp lợn từ khi phối đến khi chuyển đẻ
Trong chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, việc phối giống thường được áp dụng theo nhóm, mà phổ biến nhất hiện nay là nhóm phối 1 tuần. Việc phối giống 2 tuần một lần hay 3 tuần một làm cũng có áp dụng nhưng không phổ biến và chỉ thường áp dụng cho các trại có quy mô nhỏ từ 600 nái trở xuống. Và lợn từ khi phối giống đến trước khi chuyển đẻ thường được bố trí theo hình chữ Z trong nhà mang thai để dễ quản lý, theo dõi. Trong mô hình bố trí lợn theo hình chữ Z, có 02 cách bố trí:
Cách 1: Bố trí lợn theo hình chữ Z xuyên suốt từ khi phối đến khi chuyển đẻ.
Ưu điểm: Không gây nhiều strees cho lợn do ít chuyển lợn hơn và ít tốn công lao động hơn.
Hạn chế:
- Tốn nhiều ô chuồng và thậm chí bỏ trống ô chuồng nếu lợn lên giống lại hoặc sảy thai.
- Khó vệ sinh ô chuồng do không được trống liên tục khi chuyển lên đẻ.
Ví dụ: Trại lợn có quy mô 1,200 nái và có 54 ô đẻ / tuần. Tỷ lệ đẻ là 85%. Vậy số nái cần phối cho mỗi tuần là 54 : 85% = 64 nái. Như vậy số ô chuồng cá thể cần cho cách bố trí này là 64 x 17 tuần = 1,088 ô.
Cách 2: Bố trí theo hình chữ Z nhưng chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn mang thai sớm (phối đến 5 tuần mang thai) và giai đoạn mang thai muộn (Tuần mang thai thứ 6 đến khi chuyển đẻ).
Ưu điểm:
- Tiết kiệm được ô chuồng nuôi.
- Dễ vệ sinh chuồng trại do trống liên tục khi chuyển lợn lên đẻ.
Hạn chế: Gây stress cho lợn hơn so với cách 1. Tuy nhiên, trong thực tế không ảnh hưởng gì nhiều đến năng suất.
Ví dụ: Trại lợn có quy mô 1,200 nái và có 54 ô đẻ / tuần. Tỷ lệ đậu thai lúc 4 tuần là 90% và tỷ lệ đẻ là 85%. Vậy số nái cần phối cho mỗi tuần là 54 : 85% = 64 nái, số nái mang thai sau 4 tuần là 64 x 90% = 58 nái. Như vậy số ô chuồng cá thể cần cho cách bố trí này là (64 x 6 tuần) + (58 x 11 tuần) = 1,022 ô.
Vậy so sánh giữa 2 cách bố trí lợn, ta thấy cách thứ 2 tiết kiệm được 66 ô cá thể.
Như vậy, trong thiết kế chuồng mang thai chúng ta cần phải thiết kế:
- Khu vực phối giống: Tương ứng cho 01 tuần (số lượng ô cá thể thường bằng hoặc nhỏ hơn số lượng nái cần phối cho 1 tuần (hoặc 01 nhóm)).
- Khu vực mang thai giai đoạn sớm: Tương ứng cho 05 tuần (số lượng ô cá thể bằng với số lượng nái cần phối cho 1 tuần (hoặc 1 nhóm) x 5 tuần).
- Khu vực mang thai giai đoạn muộn: Tương ứng cho 11 tuần (số lượng ô cá thể bằng số lượng nái phối cho 1 tuần (hoặc 1 nhóm) x 90% x 11 tuần).
- Ngoài ra, cần thiết kế một số ô nuôi nhóm để xử lý nái có vấn đề hay cái hậu bị.
Trong cả 2 cách, sau khi phối giống xong tại khu vực phối thì lợn được chuyển về cố định theo từng tuần phối.
Đối với cách 1: Lợn sẽ được bố trí liên tục từ tuần số 1 đến tuần số 16 theo hình chữ Z. Vì thế sau khi phối cho đến khi đạt 16 tuần mang thai, con nái nào lên giống lại hay sảy thai thì sẽ được chuyển về khu phối giống. Cũng như tại thời điểm 30 ngày mang thai khi tiến hành khám thai, những con lợn nghi ngờ không mang thai cũng sẽ được chuyển về khu phối giống. Vì vậy, những con chuyển đi sẽ tạo ra ô trống cho tuần đó và nó duy trì cho đến khi lợn nái của tuần đó chuyển hết lên chuồng đẻ. Chưa nói trong sản xuất, có con nái lên giống sớm nhưng kết thúc muộn, mà khi chuyển đẻ thì dựa vào ngày phối nên các ô nái chuyển lên đẻ sẽ không được trống liên tục nên sẽ khó vệ sinh nếu không thực hiện sắp xếp lại lợn.
Đối với cách 2: Lợn sẽ được bố trí liên tục từ tuần số 1 đến tuần số 5 (khu vực mang thai sớm). Những con lên giống lại hay không mang thai cũng được chuyển trở lại khu vực phối. Từ tuần số 6 đến tuần 16 (khu vực mang thai muộn), cũng được bố trí theo hình chữ Z nhưng là những con đã được khám thai và chắc chắn mang thai. Vì vậy chỉ có những trường hợp nái bị sảy thai hay khô thai thì mới tạo ra ô trống mà thôi. Nhưng số này thường không nhiều.
2. Thiết kế chuồng mang thai cần tiết kiệm được công lao động mà vẫn đảm bảo năng suất
Như chúng ta đã biết, năng suất của trại nái phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý, chăm sóc, theo dõi lên giống và phối giống. Vậy thiết kế chuồng mang thai để làm sao vừa nâng cao năng suất, vừa tiết kiệm được công lao động cũng như vận hành dễ dàng. Để làm được việc này, chúng ta cần phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc lên giống và phối giống. Để nái lên giống tốt, chúng ta cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Chế độ ánh sáng: Thời gian chiếu sáng cho nái cần đảm bảo từ 16 – 18 giờ mỗi ngày. Vì vậy, trong thiết kế chuồng trại cho khu vực phối, chúng ta cần lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng đèn tuýp 1,2 mét cho toàn bộ chiều dài của khu vực phối và cần lắp đặt hệ thống hẹn giờ loại 24 giờ (timer) và cài tự động bật sáng từ lúc 6h sáng đến lúc 20h tối. Với những ô hậu bị nuôi nhóm để phối, chúng ta cũng cần lắp đèn và timer tư tượng như khu phối.
- Chế độ ăn: Khu vực phối giống, măng ăn cần được thiết kế là sao cho lúc nào cũng có thức ăn vì nái sau khi cai sữa chuyển về chuồng mang thai cần cho ăn tự do và ăn loại thức ăn của nái nuôi con. Với những ô hậu bị nuôi nhóm để phối giống cũng vậy.
- Chế độ nọc: Cần đưa nọc đi để kiểm tra lên giống và phối giống mỗi ngày 2 lần. Nọc phải tiếp xúc được mũi với mũi. Với khu vực phối giống thì cần làm vách ngăn mỗi 5 ô một. Và sử dụng ít nhất 02 nọc trong quá trình giống.
Như vậy, trong công tác thiết kế ngoài việc giảm nhân công lao động thông qua việc lắp đặt hệ thống thức ăn tự động thì một số tiểu tiết nhỏ cũng góp phần đáng kể trong việc tiết kiệm công lao động. Cụ thể:
- Lối đi phía trước: Trước đây, thiết kế lối đi phía trước khá rộng phần vì phải chở cám cho lợn ăn, phần vì phải vệ sinh dưới gầm nên khi đưa nọc đi kiểm tra lên giống và phối giống theo lối này nó vừa khá rộng, lại vừa thấp hơn sàn của nái đứng ít nhất 40 cm. Chính vì vậy, khi đưa nọc đi kiểm tra lên giống phối giống cần phải có 02 công nhân chận 2 đầu để giữ nọc. Hơn nữa, việc tiếp xúc mũi với mũi cũng bị hạn chế bởi độ cao nên không được hiệu quá lớn trong việc kích thích lên giống cho nái.
- Lối đi phía sau: Do việc thiết kế trước đây, phần lớn sử dụng có 1 cửa phía sau nên lối đi phí sau cũng khá rộng mới đảm bảo lòi lợn ra khỏi ô chuồng bằng cách đi thuộc lùi. Và đó cũng chính là lý do khi chuyển lợn vào ô chuồng cần có công nhân chận đầu mới cho lợn vào ô mong muốn được. Vì cửa mở ra không chốt chặn được lối đi do độ rộng tối đa của cửa chỉ 70 cm mà độ rộng của lối đi lớn hơn 70 cm. Ngày nay, việc thiết kế chuồng trại phần lớn sử dụng 02 của. Cửa phía sau để cho lợn vào ô chuồng và cửa phía trước để chuyển lợn ra khỏi ô chuồng nên độ rộng của lối đi cũng không cần rộng, thường thì sẽ nhỏ hơn độ rộng của cách cửa khi mở ra. Vì thế mà khi mở cửa ra, cửa đã chặn hết lối đi nên không cần công nhân để chột chặn nữa. Thậm chí, khi chuyển lợn, chỉ cần 1 công nhân cũng có thể vận hành được.
Thạc sỹ Nguyễn Văn Hùng
Giám đốc kỹ thuật bán hàng
Công ty Genesus, ĐT: 0918679012
Mail: [email protected]
- khâu thiết kế li>
- chuồng mang thai li>
- lợn công nghiệp li>
- tiết kiệm chi phí xây dựng li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất