Ngày 26/3, ông Trương Ngọc Trưng, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hậu Giang cho biết, ngành chức năng đã xử lý xong ổ dịch cúm H5N1 tại huyện Vị Thủy bằng cách tiêu hủy toàn bộ hơn 900 con gà của ông Nguyễn Việt Bắc ở xã Vị Bình, huyện Vị Thủy.
Ảnh minh họa
Cùng với đó, địa phương tiến hành khoanh vùng dịch bằng cách thực hiện phun xịt, khử trùng, tiêu diệt mầm bệnh trong vòng bán kính 500m xung quanh ổ dịch trong vòng một tuần lễ; đồng thời, kiểm tra lại các hộ chưa tiêm phòng đàn gà vịt để tiêm phòng đầy đủ cũng như kiểm soát, quản lý chặt chẽ số lượng vịt chạy đồng trên địa bàn và từ nơi khác đến. Đến nay, cơ bản đã xử lý xong ổ dịch cúm H5N1 mới phát hiện này.
Đây là lần thứ hai trong năm nay xuất hiện ổ dịch cúm H5N1 tại Hậu Giang và đều được ngành chức năng xử lý dứt điểm. Trước đó, tỉnh đã phát hiện hơn 800 con gà nhiễm cúm H5N1 của ông Nguyễn Văn Thành ở ấp 6, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ.
Tỉnh Hậu Giang đang tập trung nhiều biện pháp nhằm phát hiện, xử lý, phòng chống dịch cúm A trước tình hình các tỉnh, thành lân cận đã xuất hiện dịch cúm. Tỉnh đã ra quân tháng cao điểm về tiêu độc khử trùng môi trường, tránh phát tán mầm bệnh đợt 1 năm 2017 đến hết tháng 3.
Theo đó, Chi cục Thú y tỉnh đã cấp hơn 2.000 lít hóa chất Benkocid cho các Trạm Thú y các huyện, thị xã, thành phố ra quân phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại các hộ nuôi; đồng thời, ra quân phun liên tục trong 30 ngày tại các quầy, kệ bày bán gia cầm ở các chợ trong tỉnh.
Chi cục Thú y tỉnh cũng yêu cầu trạm thú y các địa phương giám sát, kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, tiêu độc ở các cơ sở chăn nuôi heo, gà, vịt tập trung; cơ sở ấp trứng, thu gom mua bán trứng gà, vịt và các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
Duy Ba
Nguồn: TTXVN
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
- Tìm cách giảm chi phí trong chăn nuôi heo
- Trường ĐH Nông Lâm TPHCM chuyển giao nuôi ruồi lính đen cho người dân
- Tăng thêm thu nhập từ nuôi dê
- Tây Ninh: Tỉnh chỉ xem xét, tiếp nhận đối với các dự án chăn nuôi theo chuỗi giá trị
- Bình Phước: Năm 2022, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt trên 32%
- Bình Dương: Tổng đàn heo đạt gần 1 triệu con
- Tây Ninh: Điểm đến mới cho làn sóng đầu tư nông nghiệp sạch từ châu Âu
- Lào Cai: Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
Tin mới nhất
CN,04/06/2023
- Tìm cách giảm chi phí trong chăn nuôi heo
- Trường ĐH Nông Lâm TPHCM chuyển giao nuôi ruồi lính đen cho người dân
- Tăng thêm thu nhập từ nuôi dê
- Tây Ninh: Tỉnh chỉ xem xét, tiếp nhận đối với các dự án chăn nuôi theo chuỗi giá trị
- Bình Phước: Năm 2022, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất chăn nuôi đạt trên 32%
- Bình Dương: Tổng đàn heo đạt gần 1 triệu con
- Lào Cai: Giá gà giảm sâu, người chăn nuôi ‘lao đao’
- GIA LAI: Nói không với dự án chăn nuôi nhỏ lẻ, ảnh hưởng môi trường
- Xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh chuẩn quốc tế: Yêu cầu cấp thiết
- R.E.P Biotech và HCMCOU: Ký kết hợp tác liên kết chương trình Co-op
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất