Ít ai ngờ tại phường Vĩnh Quang (TP Rạch Giá, Kiên Giang) lại có một trang trại với nhiều giống gà cảnh độc lạ từ nhiều quốc gia trên thế giới. Chủ nhân của trang trại này là anh Phan Thành Thế , 37 tuổi…
Anh Thế bên cặp gà Serama có nguồn gốc từ Malaysia.
Hiện trang trại gà độc lạ Rạch Giá – Kiên Giang của anh Thế có 10 giống gà các loại được nhập giống từ các nước Ba Lan, Anh, Malaysia, Mỹ… và các giống gà quý của Việt Nam như gà Ðông Tảo (Hưng Yên), gà H’Mong (miền núi phía Bắc) với số lượng khoảng 200 con. Chúng được chăm sóc đặc biệt để bộ lông luôn bóng mượt, màu sắc tươi sáng. Chính sự đầu tư kỹ lưỡng giúp anh Thế nuôi thành công nhiều loại gà quý.
Ngoài 50 cặp gà bố mẹ đang sinh sản, trại còn có 100 gà con đã được tiêm ngừa dịch bệnh đầy đủ chuẩn bị xuất bán. Tại trang trại của anh Thế, nhiều người thích thú khi nhìn giống gà Serama của Malaysia, trọng lượng mỗi con thường dưới 500gr, nhưng một số con chỉ nặng 250g và được mệnh danh là giống gà nhỏ nhất thế giới. Nhiều người thích nuôi gà Serama để làm cảnh vì bộ lông đẹp, có nhiều màu khác nhau. Một trong những giống gà được khách hàng săn lùng đó là gà mặt quỷ nhập từ đảo Java của Indonesia, dáng vóc thon gọn, toàn thân đen tuyền. Màu sắc đặc trưng cùng khuôn mặt sắc cạnh khiến nhiều người muốn sở hữu gà mặt quỷ dù phải bỏ ra 3-5 triệu đồng để mua một cặp, gà con 300.000-500.000 đồng/con. Những ai thích dáng vẻ dũng mãnh của chúa tể rừng xanh có thể chọn gà sư tử Ba Lan có lông quanh đầu xù lên như bờm sư tử thể hiện sự dũng mãnh, uy nghiêm, giá một cặp gà bố mẹ khoảng 2-3 triệu đồng, còn gà con là 200.000-500.000 đồng/con.
Một điều thú vị, những giống gà này dù có nguồn gốc từ các nước khác nhau nhưng đã được anh Thế nhân giống, thuần dưỡng và phát triển thuận lợi trong môi trường khí hậu Việt Nam. Trải qua nhiều lần thất bại, nhưng với sự nhiệt huyết và đam mê, anh Thế phải lăn lộn nghiên cứu, tìm hiểu nên sau 5 năm gầy đàn, hiện anh Thế đã thành công xây dựng cho mình quy trình nuôi và cho gà ngoại nhập sinh sản khép kín.
Trứng gà sau khi được nhặt từ chuồng sẽ cho vào máy ấp trứng tự động. Theo anh Thế, so với việc để gà mái tự ấp trứng, việc dùng máy ấp trứng mang lại hiệu cao hơn, nhiệt độ của máy ấp được điều chỉnh tốt nhất, kích thích trứng nở hoàn hảo. Lúc này gà con sau khi nở sẽ nhanh thích nghi với môi trường bên ngoài và lớn lên khỏe mạnh. Bên cạnh đó, khi ứng dụng máy ấp trứng vào chăn nuôi, giúp gà mái sau khi đẻ trứng sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, dưỡng sức và sớm tiếp tục chu kỳ đẻ trứng tiếp theo.
Hiện mỗi ngày đều có 5-6 khách đến tận trại mua hoặc đặt hàng qua mạng xã hội. Xu hướng nuôi gà độc lạ làm cảnh trở nên phổ biến trong những năm gần đây, chủ yếu nuôi chơi cảnh tại nhà để thư giãn, hoặc nuôi tại quán cà phê, thả vườn tiểu cảnh để phục vụ nhu cầu giải trí của khách.
Nghề tay trái này giúp anh Thế có thêm khoảng thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/tháng, tuy nhiên, đây không phải là mục tiêu ban đầu đưa anh đến với những chú gà độc lạ này. “Ban đầu tôi nuôi gà là muốn các con và vợ có nơi thư giãn trong những ngày dịch COVID-19 bùng phát. Ngoài ra, công việc hằng ngày như chăm sóc, cho ăn, vệ sinh chuồng trại và nhặt trứng gà đẻ trên nền trại sẽ là cách để các con anh có thêm vốn sống, biết yêu thương loài vật, gần gũi với thiên nhiên hơn thay vì chỉ chăm chú học rồi chơi điện thoại”, anh Thế cho biết. Hiện tại, ngoài việc kinh doanh gà cảnh, anh Thế còn nhân giống và nuôi gà nòi chân vàng, gà nòi Bình Ðịnh lấy thịt theo hướng an toàn, đáp ứng nhu cầu thịt gà sạch cho cư dân TP Rạch Giá. Không chỉ có gà, anh còn khá mát tay trong việc nhân giống thỏ New Zealand, bồ câu Pháp, bồ câu Titan Thái Lan.
Bài, ảnh: ÐẶNG LINH
Nguồn: Báo Cần Thơ
- chăn nuôi gà li> ul>
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hà Nội ban hành Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hà Nội ban hành Công điện khẩn, tập trung ứng phó với lũ lớn trên các tuyến sông
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất