Ngày 30/11, Cơ quan An toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng Ukraine thông báo về trường hợp cúm gia cầm đầu tiên kể từ năm 2008 ở nước này.
Theo cơ quan trên, các nhân viên thú ý đã phát hiện virus cúm gia cầm tại một trang trại ở làng Novoaleksandrivka, thuộc tỉnh Kherson, miền Nam UKraine. Ngay lập tức, mọi biện pháp nhằm phong tỏa, ngăn chặn virus cúm lây lan đã được các cơ quan chức năng tiến hành. Theo thống kê, tại ngôi làng này hiện có khoảng 4.500 con gia cầm các loại.
Ảnh minh họa. (Nguồn: kyivpost.com)
Gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia cầm là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Ukraine. Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gia cầm của Ukraine đã tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 199.800 tấn.
Cúm gia cầm là một bệnh lây lan giữa các loài gia cầm và chim hoang dã. Cho đến nay không có bằng chứng rằng cúm gia cầm có thể lây từ người sang người qua không khí, tuy nhiên không loại trừ khả năng này, nếu xuất hiện những đột biến của các chủng virus. Biến chủng virus cúm gia cầm H5N1 lần đầu tiên được ghi nhận và bùng phát từ năm 1997. Biến chủng H7N9 đầu tiên được phát hiện vào năm 2013 tại Trung Quốc.
Trong những tuần gần đây, chủng virus cúm gia cầm H5N8 đã được tìm thấy ở một số quốc gia châu Âu, như Đức, Hungary, Ba Lan, Croatia, Hà Lan, Đan Mạch… , trở thành mối đe dọa lớn đối với ngành chăn nuôi trong khu vực. Mới đây, giới chức Hà Lan đã tiêu hủy 190.000 con vịt tại 6 trang trạ sau khi dịch cúm gia cầm bùng phát tại nước này. Hiện nhiều nước đã áp đặt thêm các biện pháp phòng ngừa tại các trang trại.
Tổ chức Sức khỏe động vật thế giới cảnh báo dịch cúm gia cầm H5N8 có thể dễ xảy ra ở châu Âu do chim hoang dã có thể làm lây lan virus khi di cư xuống phía Nam./.
P.V
(Theo Việt Nam+)
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
Tin mới nhất
T3,31/01/2023
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Không ghi nhận dịch bệnh nguy hiểm trên động vật trong dịp Tết
- Về ‘thủ phủ’ ngựa bạch đất Bắc
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Truyền thông, phổ biến kiến thức là hoạt động trọng tâm, xuyên suốt
- Thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022: Chịu nhiều áp lực từ chi phí cao
- Chăn nuôi Nghệ An: Thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Thư chúc mừng Xuân Quý Mão 2023
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất