Bất chấp việc cơ quan chức năng đã có nhiều chế tài nhằm ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, thời gian qua vẫn có 14 cơ sở, doanh nghiệp bị Bộ NN&PTNT xử phạt đối với hành vi sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi. Điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh?.
Đâu là nguyên nhân
Bộ NN&PTNT dẫn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cho hay, trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ vi phạm trong lĩnh vực thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) và bảo vệ môi trường tại nhiều địa phương như: Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Đồng Nai, Long An… Thậm chí, nhiều trường hợp bị phát hiện và bị xử lý vi phạm với hành vi hết sức nguy hiểm như, tiêm thuốc an thần, bơm nước vào gia súc trước khi giết mổ để gian lận thương mại, gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng vẫn còn diễn ra khá phức tạp.
Nhiều địa phương vẫn còn để xảy ra tình trạng vi phạm trong lĩnh vực thú y và ATTP.
Trước vấn đề trên, chị Lê Vân một người tiêu dùng (ở Mai Dịch, Cầu Giấy, HN) đặt câu hỏi, vì sao thời gian qua vấn đề ATTP đã được các cơ quan chức năng tăng cường xử lý, chấn chỉnh. Thế nhưng việc người chăn nuôi sử dụng kháng sinh, gian lận thương mại, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm tràn lan mà đến nay vẫn không thể xử lý triệt để. “Để vấn đề đó xảy ra đến hôm nay vẫn chưa xử lý triệt để được, liệu có phải là do chế tài chưa đủ mạnh, lực lượng mỏng, hay là sự thiếu trách nhiệm của lực lượng chuyên trách và chính quyền địa phương?”, chị Vân nói.
Thực trạng người chăn nuôi, buôn bán vi phạm trong vấn đề ATTP đã rõ. Các địa phương, đơn vị vi phạm cũng đã được Bộ NN&PTNT xử phạt và công khai. Tuy nhiên, không chỉ có chị Vân mà nhiều người tiêu dùng cho rằng, vậy nguyên nhân của vấn đề nằm ở đâu?. Trước câu hỏi của người tiêu dùng, tại Chỉ thị về việc, tăng cường công tác quản lý vận chuyển, giết mổ động vật bảo đảm ATTP, Bộ trưởng Bộ NN&PTNTcho biết, nguyên nhân chính của tình trạng trên là do công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm tại nhiều địa phương còn nhiều tồn tại, bất cập và chưa hiệu quả. Cụ thể, các vụ việc nêu trên đã diễn ra ở nhiều địa phương trong thời gian dài, nhưng vẫn chưa được chính quyền và các cơ quan liên quan của địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật về thú y và ATTP.
Tăng cường chấn chỉnh công tác quản lý
Nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại trong vấn đề sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, giết mổ gia xúc, gia cầm và vi phạm ATTP đã rõ. Thậm chí, các biện pháp chế tài cũng đã được tăng cường và nâng mức xử phạt từ vi phạm hành chính sang xử lý hình sự (Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016), nhưng đến nay vấn đề vi phạm vẫn diễn ra ở nhiều địa phương và trải khắp cả nước. Trước vấn nạn này, một số chuyên gia trong ngành nông nghiệp cho rằng, không chỉ tăng mức xử phạt, chế tài đối với những người vi phạm. Mà tiến đến cần phải có chế tài xử lý cả những người đứng đầu địa phương, nếu như phát hiện địa phương đó có trường hợp vi phạm, đồng thời tăng cường khắc phục các hạn chế còn tồn tại.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thú y, ATTP. Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành liên quan và các đơn vị thuộc Bộ tập trung triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo đúng quy định của Luật Thú y, Luật ATTP… Đồng thời, nghiêm cấm việc buôn bán, giết mổ động vật chết, mắc bệnh để sử dụng làm thực phẩm; Tăng cường tổ chức công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, buôn bán, giết mổ động vật, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật hoặc liên kết với người buôn bán thịt gia súc, gia cầm để gian lận thương mại, biến động vật chết, mắc bệnh thành thực phẩm, đặc sản… Đặc biệt, yêu cầu làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị để xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thú y, ATTP trên địa bàn quản lý…
Trước chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Thị Hằng (Học viện Nông nghiệp) cho rằng, việc xây dựng được một chế tài đủ mạnh để xử lý vấn đề vi phạm trong lĩnh vực thú ý, ATTP… được đánh giá là hướng đi tích cực của ngành nông nghiệp trong việc bảo về quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đẩy lùi vấn nạn thực phẩm bẩn, thì cần phải có cả những chế tài xử lý đối với những người đứng đầu các địa phương, khi địa phương đó bị phát hiện các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực thú y và ATTP. “Theo tôi, việc Bộ NN&PTNT yêu cầu làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị để xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thú y, ATTP trên địa bàn quản lý. Là một trong những động thái tích cực, hướng đến việc quy trách nhiệm cho từng địa phương, từng ngành…Và nếu các địa phương làm tốt vấn đề quản lý, chắc chắn việc vi phạm trong lĩnh vực thú y, ATTP sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi” – bà Hằng chia sẻ.
Đỗ Đạt
Nguồn: Lao Động Thủ Đô
Danh sách 14 cơ sở, doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực thú y và ATTP đã bị Bộ NN&PTNT xử phạt trong thời gian qua.
1. Cơ sở sản xuất mỡ lợn của bà Trần Thị Loan ( Xóm 1, xã Tiên Tân, TP. Phủ Lý).
2. Cơ sở giết mổ của ông Bằng Văn Rổ (Thôn Lõng Sâu, xã Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc).
3. Cơ sở kinh doanh của ông Sài (Đức Hồng, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng).
4. Cơ sở giết mổ, kinh doanh thịt lợn của bà Nguyễn Thị Nụ (Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương).
5. Cơ sở giết mổ lợn của ông Phạm Quốc Tuấn (TT Vương, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên).
6. Cty TNHH chế biến thực phẩm Thiên Trường (T.P Hạ Long, Quảng Ninh).
7. Gia đình bà Điện Thị Hương (xã Thạch Hưng, TP. Hà Tĩnh).
8. Lò mổ số 7, đường số 5, khu phố 4 (P. Bình Chiểu, quận Thủ Đức, HCM).
9. Cơ sở của ông Trần Quốc Thái, tiêm thuốc an thần cho lợn vận chuyển đi giết mổ (P. Hòa Lợi, thị xã Bến Cát, Bình Dương).
10. Cơ sở ông Ninh Văn Trình (khu phố 2, P. Long Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai).
11. Cơ sở sản xuất bò viên của bà Cao Thị Huyền ( TT Tân Trụ, Long An).
12. Lò mổ của ông Bùi Ngọc Quy (huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu)
13. Cơ sở giết mổ của ông Nguyễn Văn Tra (huyện Mỏ Cày, Bến Tre).
14. Cơ sở giết mổ của ông Nguyễn Mạnh Hùng (huyện Tri Tôn, An Giang).
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- chăn nuôi lợn li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- dự báo giá heo hơi li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi gia súc li>
- dự báo giá lợn li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lại ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- Đồng Nai: Toàn tỉnh có 2.464 cơ sở di dời, ngưng chăn nuôi
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xây dựng ngành chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng thị trường xuất khẩu
Tin mới nhất
T4,18/06/2025
- CJ Feed & Care: Tối ưu FCR – Định hướng tương lại ngành chăn nuôi Việt Nam
- Chăn nuôi gia cầm: Tái cấu trúc là yếu tố cần thiết
- Thu nhập cả trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thỏ
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- Đồng Nai mới là “thủ phủ” chăn nuôi của cả nước
- Xây dựng Viện Chăn nuôi và Thú y từ hạt nhân công nghệ, trí tuệ số
- Vì sao Trung Quốc siết chặt hoạt động “vỗ béo”, muốn nuôi heo “thon gọn”?
- Đồng Nai: Toàn tỉnh có 2.464 cơ sở di dời, ngưng chăn nuôi
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: Xây dựng ngành chăn nuôi an toàn sinh học, đáp ứng thị trường xuất khẩu
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu: Tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn
Bình luận mới nhất