Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa

    1. Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi ngựa

    + Vệ sinh thức ăn nước uống

    Phải đảm bảo phẩm chất thức ăn cho ngựa: không cho ngựa ăn cỏ có lẫn bùn đất, gai góc, lá độc. Thức ăn tinh phải tốt. Các loại cám, bột ngô nếu đã bị mốc mục tuyệt đối không cho ngựa ăn. Củ quả khi cho ăn phải rửa sạch đất cát, loại bỏ những củ bị hà hoặc thối.

    Không cho ngựa uống nước bẩn, nước ở các cũng lầy để phòng bệnh do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng đường ruột.

    Hàng ngày phải rửa máng ăn, không để tồn lưu thức ăn thừa của ngày hôm trước trong máng.

    Ngựa đang làm việc hoặc mới làm việc về, không nên cho uống nước ngay, cho nghỉ 15-20 phút rồi hãy cho uống.

    + Vệ sinh thân thể

    Ngựa cần sạch sẽ để bộ lông mượt, bóng đẹp. Muốn vậy cần năng xoa chải cho ngự.

    Hàng ngày chải cho ngựa một lần với thời gian 10-15 phút. Chải cho ngựa bằng 3 lọa bàn chả, gồm bàn chải sắt, bạn chải móc và bàn chải lông theo thứ tự. Chải lần lượt xong bàn chải này mới chuyển sang bàn chải khác. Chải đúng cách là chải bên trái trước bên phải sau, chải từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ nhẹ đến mạnh. Đưa bàn chải đi di lại lại để lấy được mức tối đa ghét bụi bám vào ngựa. Những chỗ không thể dùng bàn chải để chải như đầu, tai, khớp chân thì dùng khăn hoặc vái ướt để lau rửa.

    Về mùa hè nên tắm cho ngựa. Tắm rửa và cho ngựa bơi lội làm cho ngựa thêm khỏe mạnh, da dẻ sạch sẽ. Mấy điểm cần chú ý là: Khi đi tắm không cho ngựa chạy nhanh. Ngựa vừa giao phối, vận động hoặc làm việc về phải cho nghỉ 10-15 phút rùi mới tắm. Khi tắm không được té nước lên đầu ngựa

    + Chăm sóc móng

    Bảo vệ móng đối với ngựa là hết sức quan trọng. Nếu để lâu không được cắt gọt thì móng ngựa dễ bị nứt nẻ gây ra nhiễm trùng hoặc bị biến dạng, vì thế các loại ngựa từ cai sữa chở đi mỗi tháng nên gọt móng, sửa móng một lần.

    Ngựa kéo xe hoặc ngựa cưỡi đường dài cần đóng móng sắt. Ngựa đã đóng móng sắt cũng nên thường xuyên kiểm tra để xem đinh đóng có chắc không đề phòng tuột đinh làm rơi móng sắt.

    clip_image0011

    2. Một số bệnh cần chú ý

    + Bệnh đau bụng

    Ngựa rất dễ bị đau bụng. Gọi là bệnh đau bụng nhưng thực tế không chỉ là một bệnh mà là hội chứng đau bụng gồm nhiều nguyên nhân.

    Hội chứng đau bụng ở ngựa rất khó xác định ngay, bởi vì khi đau bụng, con vật biểu hiện các triệu chứng phức tạp như đứng ngồi không yên, chân trước cào đất, chân sau đá vào bụng. Có khi nằm lăn lộn chân duỗi thẳng. Có khi nằm phủ phục phần ngực sát đất, phần sau cao. Có lúc ngỗi thở như chó ngồi.

    Bệnh tiến triển nhanh lại hay bị kế phát từ một bệnh khác làm cho nặng thêm.

    Nguyên tắc chuẩn đoán và điều trị: Đau bụng là một bệnh cấp tính và thường nguy hiểm. Có khi chỉ 10-2 giờ sau khi phát bệnh, con vật có thể chết, vì thế cần chuẩn đoán và xử lý kịp thời.

    Muốn điều trị có kết quả bệnh đau bụng, điều trước tiên là phải chẩn đoán đúng, xác định được bệnh thì mới có phương pháp điều trị tối ưu. Sau đây là một số bệnh phổ biến.

    Căn cứ vào nguyên nhân sinh đau bụng có thể phân ra thành các trường hợp là: Co thắt ruột, chướng dạ dày, tắc ruột, lồng ruột, viêm dạ dày và ruột cấp tính, táo bón.

    Bệnh co thắt ruột

    – Nguyên nhận: Do các kích thích bên ngoài. Gặp nhiều ở mùa mưa do thời tiết thay đổi đột ngột; do uống nước quá lạnh; do thức ăn kém; do chế độ nuôi dưỡng không hợp lý; do các bệnh khác như viêm ruột, ký sinh trùng làm trở ngại đến sinh lý bình thường của đường tiêu hóa.

    – Triệu chứng: Phát nhanh và đột ngột sau khi ăn uống từ 1-3 giờ. Đau từng cơn, mỗi cơn cách nhau 10-15 phút. Nghe ở ruột thấy âm to ròn, nhu động ruột tăng, ỉa lỏng, phân có màu xanh tươi, mỗi lần ỉa có nước.

    Hết mỗi cơn đau ngựa trở lại yên tĩnh bình thường. Nếu chẩn đoán đúng và can thiệp kịp thời thì ngựa khỏi sau khoảng 30 phút.

    – Chẩn đoán: Đau từng cơn, mỗi cơn kéo dài 3-5 phút, cơn này cách cơn kia 10-15 phút, nghe ruột thấy âm to (tiếng kêu kim loại) phân có màu xanh.

    – Điều trị: Để nơi ấm, xoa bụng, không cho ngựa lăn lộn. Thụt nước ấm vào trực tràng có pha thêm dầu nóng càng tốt. Có thể cho uống ychiol với liều 30g 1 lần. Tiêm novocain 1% với liều 30-4-ml

    Chướng dạ dày cấp tính

    – Nguyên nhân: Do ăn nhiều thức ăn khó tiêu, thức ăn khô. Sau khi ăn thức ăn khô cho uống nhiều nước. Cho ăn thức ăn bị mốc, mục hoặc thức ăn lên men. Ngựa ăn xong bắt làm việc ngay, do thời tiết thay đổi.

    – Chẩn đoán: Đau liên tục và dữ dội không phân thành từng cơn. Bụng căng. Niêm mạc mắt hơi đỏ.

    – Điều trị: Chà xát vùng bụng. Thụt rửa dạ dày. Tiêm pilocacpin.

    – Phòng bệnh: Nguyên nhân chủ yếu là do nuôi dưỡng chăm sóc không đảm bảo như: cho ăn uống không hợp vệ sinh, cho ăn thức ăn kém phẩm chất; sử dụng không hợp lý; bắt làm việc quá sức v..v

    Để phòng bệnh, cần chú ý các điểm sau: Cho ngựa ăn thức ăn có phẩm chất tốt, đảm bảo vệ sinh; cho ngựa uống đủ nước nhất là những ngày trời nắng, cho ngựa uống nước sạch. Sau khi ăn xong phải cho ngựa nghỉ ít nhất 30 phút rồi mới bắt làm việc. Trước và sau khi làm việc không nên cho ngựa ăn quá no. Ban đêm cần tạo điều kiện yên tĩnh để ngựa được nghỉ ngơi thoải mái.

    Bệnh tiên mao trùng

    Do một loại roi trùng có tên khoa học là Trypanosoma evansi ký sinh trùng trong máy gây ra.

    Bệnh lây lan chủ yếu do ruồi, mòng đốt hút máu từ vật bị bệnh truyền cho vật khỏe.

    – Triệu chứng: Thời kỳ bung bệnh khoảng 8-10 ngày. Tiếp đó thân nhiệt tăng cao rất nhanh đến 40-41°C. Ngựa ăn kém hoặc bỏ ăn gầy sút nhanh. Niêm mạc sung huyết, chảy nước mắt, nước mũi. Thủy thũng ở hầu, dưới bụng, mí mắt, mép âm hộ.

    – Con vật sốt cao trong vòng 2-3 ngày, có khi tới 1 tuần. Sau đó thân nhiệt hạ xuống bình thường, đồng thời triệu chứng lâm sáng giảm nhẹ hoặc không còn nữa. Sau đó 2-3 ngày, có lúc 4-5 ngày ngựa lại sốt cao. Cứ sốt từng đợt như vậy kéo dài hàng tháng. Ngựa ngày một gầy sút, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt sau thành hoàng đản (vàng). Con vật gầy yếu, đi lảo đảo, một thời gian sau thì chết do kiệt sức.

    – Chẩn đoán: Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: số cao từng đợt không theo chu kỳ, niêm mạc nhợt nhạt, thủy thũng ở phẩn mềm.

    – Phòng và trị: Hàng năm tiêm phòng 2 đợt vào tháng 3-4 và 9-10 bằng naganol hoặc trypamidium. Liều phòng bằng một nửa liều điều trị (theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y).

    Bệnh ghẻ

    Ngựa bị ghẻ luôn luôn ngứa ngáy, đứng không yên, thường cọ sát vùng bị ghẻ vào cây, tường, dóng chuồng.

    Bệnh do cái ghẻ sống trên vùng da có lông ngắn đào bới da ăn lớp biểu bì gây ra những mụn nước nhỏ. Mụn vỡ đi tróc thành vẩy.

    – Cách chữa: Cắt vùng lông bị ghẻ; cạo sạch vẩy, xong bôi dầu maduts có trộn diêm sinh (lưu huỳnh) hoặc bôi dung dịch dipterex 5-6%. Ngày bôi 2-3 lần. Đồng thời phun dung dịch dipterex hoặc dung dịch 666 vào tường, cột, dóng, nền chuồng để diệt cái ghẻ.

    – Phòng bệnh: Thường xuyên giữ thân thể ngựa sạch sẽ; cách ly với những con bị bệnh. Định kỳ  3 hoặc 6 tháng 1 lần tẩy uế chuồng trại.

    M.T

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.