1. Vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi ngựa
+ Vệ sinh thức ăn nước uống
Phải đảm bảo phẩm chất thức ăn cho ngựa: không cho ngựa ăn cỏ có lẫn bùn đất, gai góc, lá độc. Thức ăn tinh phải tốt. Các loại cám, bột ngô nếu đã bị mốc mục tuyệt đối không cho ngựa ăn. Củ quả khi cho ăn phải rửa sạch đất cát, loại bỏ những củ bị hà hoặc thối.
Không cho ngựa uống nước bẩn, nước ở các cũng lầy để phòng bệnh do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng đường ruột.
Hàng ngày phải rửa máng ăn, không để tồn lưu thức ăn thừa của ngày hôm trước trong máng.
Ngựa đang làm việc hoặc mới làm việc về, không nên cho uống nước ngay, cho nghỉ 15-20 phút rồi hãy cho uống.
+ Vệ sinh thân thể
Ngựa cần sạch sẽ để bộ lông mượt, bóng đẹp. Muốn vậy cần năng xoa chải cho ngự.
Hàng ngày chải cho ngựa một lần với thời gian 10-15 phút. Chải cho ngựa bằng 3 lọa bàn chả, gồm bàn chải sắt, bạn chải móc và bàn chải lông theo thứ tự. Chải lần lượt xong bàn chải này mới chuyển sang bàn chải khác. Chải đúng cách là chải bên trái trước bên phải sau, chải từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, từ nhẹ đến mạnh. Đưa bàn chải đi di lại lại để lấy được mức tối đa ghét bụi bám vào ngựa. Những chỗ không thể dùng bàn chải để chải như đầu, tai, khớp chân thì dùng khăn hoặc vái ướt để lau rửa.
Về mùa hè nên tắm cho ngựa. Tắm rửa và cho ngựa bơi lội làm cho ngựa thêm khỏe mạnh, da dẻ sạch sẽ. Mấy điểm cần chú ý là: Khi đi tắm không cho ngựa chạy nhanh. Ngựa vừa giao phối, vận động hoặc làm việc về phải cho nghỉ 10-15 phút rùi mới tắm. Khi tắm không được té nước lên đầu ngựa
+ Chăm sóc móng
Bảo vệ móng đối với ngựa là hết sức quan trọng. Nếu để lâu không được cắt gọt thì móng ngựa dễ bị nứt nẻ gây ra nhiễm trùng hoặc bị biến dạng, vì thế các loại ngựa từ cai sữa chở đi mỗi tháng nên gọt móng, sửa móng một lần.
Ngựa kéo xe hoặc ngựa cưỡi đường dài cần đóng móng sắt. Ngựa đã đóng móng sắt cũng nên thường xuyên kiểm tra để xem đinh đóng có chắc không đề phòng tuột đinh làm rơi móng sắt.
2. Một số bệnh cần chú ý
+ Bệnh đau bụng
Ngựa rất dễ bị đau bụng. Gọi là bệnh đau bụng nhưng thực tế không chỉ là một bệnh mà là hội chứng đau bụng gồm nhiều nguyên nhân.
Hội chứng đau bụng ở ngựa rất khó xác định ngay, bởi vì khi đau bụng, con vật biểu hiện các triệu chứng phức tạp như đứng ngồi không yên, chân trước cào đất, chân sau đá vào bụng. Có khi nằm lăn lộn chân duỗi thẳng. Có khi nằm phủ phục phần ngực sát đất, phần sau cao. Có lúc ngỗi thở như chó ngồi.
Bệnh tiến triển nhanh lại hay bị kế phát từ một bệnh khác làm cho nặng thêm.
Nguyên tắc chuẩn đoán và điều trị: Đau bụng là một bệnh cấp tính và thường nguy hiểm. Có khi chỉ 10-2 giờ sau khi phát bệnh, con vật có thể chết, vì thế cần chuẩn đoán và xử lý kịp thời.
Muốn điều trị có kết quả bệnh đau bụng, điều trước tiên là phải chẩn đoán đúng, xác định được bệnh thì mới có phương pháp điều trị tối ưu. Sau đây là một số bệnh phổ biến.
Căn cứ vào nguyên nhân sinh đau bụng có thể phân ra thành các trường hợp là: Co thắt ruột, chướng dạ dày, tắc ruột, lồng ruột, viêm dạ dày và ruột cấp tính, táo bón.
Bệnh co thắt ruột
– Nguyên nhận: Do các kích thích bên ngoài. Gặp nhiều ở mùa mưa do thời tiết thay đổi đột ngột; do uống nước quá lạnh; do thức ăn kém; do chế độ nuôi dưỡng không hợp lý; do các bệnh khác như viêm ruột, ký sinh trùng làm trở ngại đến sinh lý bình thường của đường tiêu hóa.
– Triệu chứng: Phát nhanh và đột ngột sau khi ăn uống từ 1-3 giờ. Đau từng cơn, mỗi cơn cách nhau 10-15 phút. Nghe ở ruột thấy âm to ròn, nhu động ruột tăng, ỉa lỏng, phân có màu xanh tươi, mỗi lần ỉa có nước.
Hết mỗi cơn đau ngựa trở lại yên tĩnh bình thường. Nếu chẩn đoán đúng và can thiệp kịp thời thì ngựa khỏi sau khoảng 30 phút.
– Chẩn đoán: Đau từng cơn, mỗi cơn kéo dài 3-5 phút, cơn này cách cơn kia 10-15 phút, nghe ruột thấy âm to (tiếng kêu kim loại) phân có màu xanh.
– Điều trị: Để nơi ấm, xoa bụng, không cho ngựa lăn lộn. Thụt nước ấm vào trực tràng có pha thêm dầu nóng càng tốt. Có thể cho uống ychiol với liều 30g 1 lần. Tiêm novocain 1% với liều 30-4-ml
Chướng dạ dày cấp tính
– Nguyên nhân: Do ăn nhiều thức ăn khó tiêu, thức ăn khô. Sau khi ăn thức ăn khô cho uống nhiều nước. Cho ăn thức ăn bị mốc, mục hoặc thức ăn lên men. Ngựa ăn xong bắt làm việc ngay, do thời tiết thay đổi.
– Chẩn đoán: Đau liên tục và dữ dội không phân thành từng cơn. Bụng căng. Niêm mạc mắt hơi đỏ.
– Điều trị: Chà xát vùng bụng. Thụt rửa dạ dày. Tiêm pilocacpin.
– Phòng bệnh: Nguyên nhân chủ yếu là do nuôi dưỡng chăm sóc không đảm bảo như: cho ăn uống không hợp vệ sinh, cho ăn thức ăn kém phẩm chất; sử dụng không hợp lý; bắt làm việc quá sức v..v
Để phòng bệnh, cần chú ý các điểm sau: Cho ngựa ăn thức ăn có phẩm chất tốt, đảm bảo vệ sinh; cho ngựa uống đủ nước nhất là những ngày trời nắng, cho ngựa uống nước sạch. Sau khi ăn xong phải cho ngựa nghỉ ít nhất 30 phút rồi mới bắt làm việc. Trước và sau khi làm việc không nên cho ngựa ăn quá no. Ban đêm cần tạo điều kiện yên tĩnh để ngựa được nghỉ ngơi thoải mái.
Bệnh tiên mao trùng
Do một loại roi trùng có tên khoa học là Trypanosoma evansi ký sinh trùng trong máy gây ra.
Bệnh lây lan chủ yếu do ruồi, mòng đốt hút máu từ vật bị bệnh truyền cho vật khỏe.
– Triệu chứng: Thời kỳ bung bệnh khoảng 8-10 ngày. Tiếp đó thân nhiệt tăng cao rất nhanh đến 40-41°C. Ngựa ăn kém hoặc bỏ ăn gầy sút nhanh. Niêm mạc sung huyết, chảy nước mắt, nước mũi. Thủy thũng ở hầu, dưới bụng, mí mắt, mép âm hộ.
– Con vật sốt cao trong vòng 2-3 ngày, có khi tới 1 tuần. Sau đó thân nhiệt hạ xuống bình thường, đồng thời triệu chứng lâm sáng giảm nhẹ hoặc không còn nữa. Sau đó 2-3 ngày, có lúc 4-5 ngày ngựa lại sốt cao. Cứ sốt từng đợt như vậy kéo dài hàng tháng. Ngựa ngày một gầy sút, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt sau thành hoàng đản (vàng). Con vật gầy yếu, đi lảo đảo, một thời gian sau thì chết do kiệt sức.
– Chẩn đoán: Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng: số cao từng đợt không theo chu kỳ, niêm mạc nhợt nhạt, thủy thũng ở phẩn mềm.
– Phòng và trị: Hàng năm tiêm phòng 2 đợt vào tháng 3-4 và 9-10 bằng naganol hoặc trypamidium. Liều phòng bằng một nửa liều điều trị (theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y).
Bệnh ghẻ
Ngựa bị ghẻ luôn luôn ngứa ngáy, đứng không yên, thường cọ sát vùng bị ghẻ vào cây, tường, dóng chuồng.
Bệnh do cái ghẻ sống trên vùng da có lông ngắn đào bới da ăn lớp biểu bì gây ra những mụn nước nhỏ. Mụn vỡ đi tróc thành vẩy.
– Cách chữa: Cắt vùng lông bị ghẻ; cạo sạch vẩy, xong bôi dầu maduts có trộn diêm sinh (lưu huỳnh) hoặc bôi dung dịch dipterex 5-6%. Ngày bôi 2-3 lần. Đồng thời phun dung dịch dipterex hoặc dung dịch 666 vào tường, cột, dóng, nền chuồng để diệt cái ghẻ.
– Phòng bệnh: Thường xuyên giữ thân thể ngựa sạch sẽ; cách ly với những con bị bệnh. Định kỳ 3 hoặc 6 tháng 1 lần tẩy uế chuồng trại.
M.T
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li> ul>
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
T2,02/12/2024
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Nor-Feed tài trợ Diễn đàn Quốc tế IAIEH 2024, về Sinh thái và Sức khỏe Đường ruột động vật lần thứ 10 tại Trung Quốc
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất