TS. Trần Duy Khanh – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, ông đã phải mất gần 6 tháng tìm hiểu nguyên nhân vì sao gà Mỹ vào Việt Nam lại rẻ đến thế.
Thưa ông, câu chuyện gà Mỹ giá rẻ “đè bẹp” gà trong nước vẫn nóng dư luận, chúng ta đã tìm ra nguyên nhân chưa?
– Chúng tôi rất trăn trở vì các hội viên của Hiệp hội đa phần là những người chăn nuôi trong đó có hàng triệu hộ nông dân nhỏ lẻ bị ảnh hưởng từ gà Mỹ giá rẻ mà các cơ quan chức năng lại chưa rõ nguyên nhân. Tôi đã chủ động đề nghị với Bộ NNPTNT sẽ làm rõ nguyên nhân.
Tôi đã phải mất gần 6 tháng truy tìm vì sao giá gà nhập rẻ như vậy và thấy có thể đúc kết một vài nguyên nhân. Đó là hiện nay, các mặt hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất chủ yếu là hàng “dọn kho”, chỉ vài nghìn đồng/kg, các nước chỉ làm thức ăn cho gia súc, thậm chí quá hạn còn không cả cho gia súc ăn, Việt Nam sang nhập về thì…vô tư.
Ngoài ra, còn sản phẩm gà thải loại của Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đang nhập về. Mỗi năm nhập lậu hàng trăm nghìn tấn gia cầm có nguồn gốc từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Đối với nhập qua Trung Quốc thì không kiểm soát được hết do nhập lậu còn đối với Hàn Quốc thì lại cho nhập chính ngạch, chúng tôi đã phản đối kịch liệt vấn đề này.
Cụ thể, vì sao hàng tạm nhập, tái xuất lại dẫn tới giá gà Mỹ rẻ thưa ông?
– Theo thống kê của Cục Chăn nuôi, năm 2015, nhập khẩu chính ngạch là hơn 124.000 tấn gà đông lạnh nhưng đó vẫn chỉ là con số rất nhỏ so với hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất. Thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm Việt Nam tạm nhập tái xuất khoảng 3 triệu tấn thực phẩm đông lạnh, trong đó chủ yếu là đùi gà, cánh gà, mề gà và một phần nội tạng lợn như lòng, tim, gan…Nguyên nhân chính là do hàng tạm nhập nhưng lại không xuất đi được, quay trở lại thị trường “trà trộn” với hàng nhập chính ngạch để bán cho người dân với giá siêu rẻ đến như vậy.
Chắc chắn Trung Quốc cũng không có những sản phẩm giá rẻ như vậy, toàn là hàng đông lạnh để nhiều năm, thậm chí trên 20 năm của các nước Châu Âu, Châu Mỹ… Năm 2015, hàng tạm nhập tái xuất mang lên cửa khẩu nhưng Trung Quốc cấm biên, không xuất đi được nên mới quay ngược lại bán cho thị trường trong nước.
Vậy theo ông, những sản phẩm gà giá rẻ là do hàng tạm nhập tái xuất kém chất lượng?
– Đối với kiểm tra thì Cục Thú y chỉ lấy mẫu với tỉ lệ theo quy định các mặt hàng nhập khẩu chính ngạch. Riêng mặt hàng tạm nhập tái xuất thì cơ quan thú y chỉ kiểm tra giấy phép tạm nhập tái xuất chứ không liên quan tới kiểm tra chất lượng, cái chúng tôi kiến nghị là phải kiểm tra về chất lượng.
Hiện Việt Nam không có hàng rào kỹ thuật, thịt đông lạnh để bao nhiêu tháng cũng vẫn được, trong khi nhiều sản phẩm nhập về chẳng biết có còn chất dinh dưỡng hay không. Chúng tôi đang kiến nghị, cần xây dựng “hàng rào” gà nguyên con nhập về để tối đa là 6 tháng còn chân gà, đùi gà là 4 tháng, không bán hết thì buộc phải tiêu hủy.
Giá gà lông trắng trong nước có lúc đã giảm chỉ còn 20.000 đồng/kg, theo ông người chăn nuôi có bị ảnh hưởng lớn từ gà Mỹ?
– Tôi cho rằng, chính việc “mập mờ” về mặt hàng tạm nhập tái xuất đã ảnh hưởng rất lớn tới chăn nuôi trong nước. Hiện tại, gần như gà lông trắng trong nước đã phải ngừng sản xuất do không cạnh tranh được với giá gà nhập khẩu từ các nước về quá rẻ mà ở đây là nhập kiểu tạm nhập tái xuất. Mới đây, truyền thông còn phát hiện, tim lợn ở chợ Phùng Khoang (Hà Nội) chỉ có 10.000 đồng/kg và có thời gian hơn 20 năm, chắc chắn là hàng tạm nhập tái xuất bởi hàng của Trung Quốc cũng có giá cao hơn nhiều.
Để kiểm soát được chất lượng các sản phẩm gia cầm nhập khẩu, không làm ảnh hưởng tới người chăn nuôi trong nước, ông có kiến nghị gì?
– Tôi đề nghị phải công khai minh bạch các doanh nghiệp tạm nhập tái xuất và số lượng hàng hóa tạm nhập tái xuất theo tháng để các doanh nghiệp, hiệp hội, người dân giám sát.
Mới đây, tôi đã chất vấn Tổng cục Hải quan, họ cho biết không kiểm soát được số hàng tạm nhập, tái xuất sang Trung Quốc. Ngoài ra, tôi có chất vất thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh ở cuộc họp mới đây của VCCI là: Bộ Công Thương đã kiểm soát được hàng tạm nhập tái xuất chưa thì các cơ quan chức năng đều nói đây là bí mật.
Xin cảm ơn ông!
P.V
(Theo Dân Việt)
- chất cấm li>
- chăn nuôi li>
- kháng sinh li>
- người chăn nuôi li> ul>
- Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
- Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau bão
- GREENFEED nhập 400 heo cụ kỵ, ông bà từ Mỹ để nâng cao chất lượng con giống
- Lâm Đồng: Cấp giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi 2.400 nái
- Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi vịt biển thương phẩm: Đa dạng đối tượng nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu
Tin mới nhất
T7,14/09/2024
- Ngân hàng đồng loạt tuyên bố giảm lãi vay với khách hàng bị ảnh hưởng bão, lũ
- Khẩu phần mất cân bằng điện giải dẫn đến tiêu chảy sau cai sữa
- Giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển bền vững
- Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau bão
- GREENFEED nhập 400 heo cụ kỵ, ông bà từ Mỹ để nâng cao chất lượng con giống
- Lâm Đồng: Cấp giấy phép môi trường cho trang trại chăn nuôi 2.400 nái
- Chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi xanh
- Vietstock Awards 2024 mở đăng ký đề cử
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi vịt biển thương phẩm: Đa dạng đối tượng nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất