Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng lại thiếu trầm trọng đậu, ngô… Đó là bất cập lớn trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế từ thổ nhưỡng, khí hậu… Đây cũng là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng Việt Nam hàng năm phải nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn thịt, bơ, sữa… Đồng thời, mỗi năm nhập khối lượng khổng lồ lớn đậu, ngô… để phục vụ cho ngành Chăn nuôi.
Việt Nam phải nhập trên 8 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hàng năm như: Ngô, đậu tương, lúa mì, bột cá với giá trị kim ngạch gần 3 tỷ USD.

Mỗi năm Việt Nam vẫn phải nhập hàng triệu tấn ngô phục vụ chăn nuôi
Trong nửa đầu năm 2016, Việt Nam đã nhập 3,3 triệu tấn ngô, chi trả 650 triệu USD (tương đương với 4.650 tỷ đồng). Trước đó, năm 2015 đã có 7,7 triệu tấn ngô được nhập về, chi trả 1,6 tỷ USD (tương đương 37.140 tỷ đồng). Về đậu tương, Việt Nam sẽ là một trong những nước nhập khẩu nhiều nhất thế giới. Năm 2012, Việt Nam nhập 2,28 triệu tấn. Dự báo đến năm 2017 sẽ nhập 5,2 triệu tấn. Hiện tại, ngô sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 50% nhu cầu chế biến thức ăn chăn nuôi.
Thiếu hụt nghiêm trọng nguồn ngũ cốc đã khiến khối doanh nghiệp FDI tăng cường nhập khẩu, đồng thời vin vào đó để tăng giá thức ăn chăn nuôi. Đó là những nghịch lý đã xảy ra rất nhiều năm ở một đất nước đất đai phì nhiêu, mưa thuận, gió hòa; con người chăm chỉ.
Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nêu trên, các chuyên gia kinh tế đã nhiều lần kiến nghị sớm quy hoạch vùng nguyên liệu. Đồng thời có những chính sách nóng, phù hợp, ưu tiên đầu tư công nghệ, hạt giống… để năng suất đậu, ngô đạt mức cao.
Không thể tin được, khi giá ngô nhập khẩu vào Việt Nam còn thấp hơn giá sản xuất trong nước. Giá ngô nhập ở mức 5.200 đồng/kg, trong khi giá thành của nông dân Việt Nam là 6.000 – 6.500 đồng/kg. Các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia trồng trọt sẽ nghĩ gì khi trên thế giới năng suất ngô bình quân đạt 9 – 10 tấn/ha, còn ở nước ta chỉ dưới 5 tấn/ha. “Trông người mà ngẫm về ta” để có sự điều chỉnh quy hoạch vĩ mô và các giải pháp thích hợp, thu hẹp mức chênh lệch như hiện nay.
Câu hỏi lớn đặt ra là, có thể khắc phục được tình trạng bất cập nêu trên trong nay mai? Yếu tố đầu tiên được nhiều nhà khoa học quản lý kinh tế nông nghiệp Việt Nam xác nhận là phải quy hoạch vùng nguyên liệu. Trong khi giá gạo xuất khẩu đang quá rẻ, người dân trong nước đã đủ ăn thì việc chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang trồng đậu tương, ngô là việc cần làm ngay. Điều này vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa tăng nguồn thu từ sản phẩm ngũ cốc. Theo đó, thay đổi cách thức sản xuất ứng dụng các thành tựu công nghệ, kinh nghiệm của các nước, đặc biệt chọn nguồn giống tốt, tạo năng suất cao… Như thế mới đủ khối lượng lương thực mà ngành chăn nuôi đang cần và có đủ yếu tố để giảm giá thành sản xuất.
Ngoài hai giải pháp nêu trên, việc tăng cường liên kết chuỗi sản xuất với các cơ sở chế biến thức ăn cũng là điều quan trọng, nhằm tiêu thụ kịp thời và ổn định nguồn nông sản cho nhà máy, chấm dứt tình trạng khủng hoảng thiếu nguyên liệu hoặc nông sản ứ thừa mà không có đầu ra.
Thời gian qua, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước vẫn phát triển ổn định (tăng 13 – 15%/năm). Điều đáng tiếc là lợi nhuận từ ngành sản xuất này lại cơ bản chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI nắm giữ gần 70% thị phần thức ăn chăn nuôi). Như vậy, Việt Nam đã để vuột khỏi tay mình nguồn lợi nhuận lớn mà lẽ ra mình thụ hưởng khi đáp ứng đầy đủ nguồn nguyên liệu từ ngũ cốc cho nhà máy. Không thể muộn hơn, cần sớm có quy hoạch vùng nguyên liệu khả thi.
Thế Lữ (Báo Thanh Tra)
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Tiền Giang: Nhiều hoạt động sáng tạo
- Nhập khẩu bột thịt xương từ Australia tăng đột biến
Tin mới nhất
T7,28/01/2023
- Chăn nuôi 2023: Vượt thách thức, tăng sức cạnh tranh
- Sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo-thảo dược: Hướng đi mới của người chăn nuôi Thủ Đô
- Tổng quan thị trường thịt trong nước và thế giới năm 2022
- Thư chúc mừng Xuân Quý Mão 2023
- Nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì năm 2022
- Canada: Đầu tư công nghệ cho ngành chăn nuôi bò sữa
- Kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc năm 2022 đạt 1,13 tỷ USD
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/01/2023
- 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi năm 2022
- Yên Bái: Hiệu quả mô hình vỗ béo bò thịt ở Trạm Tấu và Mù Cang Chải
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
Bình luận mới nhất