Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan đã đánh giá cao việc quốc gia Đông Nam Á này phản ứng nhanh chóng trước sự bùng phát cúm gia cầm H5N1 và cho rằng nguy cơ đối với cộng đồng do virus ở mức thấp. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 26/2 cho rằng nguy cơ đối với cộng đồng do virus cúm gia cầm H5N1 ở Campuchia vẫn ở mức thấp dù nước này đã phát hiện 2 ca bệnh gần đây. Theo tuyên bố của WHO, “dựa trên những bằng chứng cho đến nay, virus không dễ dàng lây nhiễm sang người và việc lây lan từ người sang người dường như là điều bất thường.” Theo đó, dựa trên những thông tin sẵn có, WHO đánh giá nguy cơ virus lây lan ra cộng đồng ở mức thấp.
Đại diện WHO tại Campuchia Li Ailan đã đánh giá cao việc quốc gia Đông Nam Á này phản ứng nhanh chóng trước sự bùng phát cúm gia cầm H5N1.
Ảnh minh họa. (Nguồn: un.org)
Theo bà, việc phát hiện sớm và phản ứng nhanh chóng rất quan trọng để bảo vệ nước này và thế giới trước cúm gia cầm H5N1.
Tuần trước, Campuchia đã xác nhận 2 trường hợp mắc cúm gia cầm H5N1 đầu tiên kể từ năm 2014. Ca thứ nhất là bé gái 11 tuổi ở tỉnh Prey Veng, tử vong hôm 22/2 vừa qua. Ca thứ 2 là bố của bé gái này, 49 tuổi, có kết quả dương tính một ngày sau đó và được cách ly, điều trị tại bệnh viện.
Tuy nhiên, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia, bà Youk Sambath, cho biết hiện người cha cùng những người khác có tiếp xúc với các ca bệnh đã có kết quả xét nghiêm âm tính với virus H5N1.
Theo Bộ Y tế Campuchia, từ năm 2005 đến nay, có 58 ca nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở người tại nước này, trong đó 38 trường hợp tử vong.
WHO cho biết cúm gia cầm H5N1 thường lây lan giữa gia cầm bị mắc bệnh, tuy nhiên đôi khi cũng có thể lây từ gia cầm sang người./.
Trần Quyên
Nguồn: TTXVN/Vietnam+
- dịch cúm gia cầm li>
- H5N1 li> ul>
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Silvafeed® Nutri P: Giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tiêu chảy
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
Tin mới nhất
T2,28/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất