Sản phẩm thịt gà chăn nuôi theo phương pháp truyền thống vẫn luôn được người tiêu dùng lựa chọn. Để phát huy thế mạnh của loại hình này, nông dân Hà Nội đã phát triển chăn nuôi gà theo chuỗi nhằm giải quyết đầu ra hiệu quả, đạt giá trị cao.
Từ nhiều năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Nhung, xã Minh Phú (Sóc Sơn) đã tận dụng vườn đồi để chăn nuôi gà. Trung bình mỗi lứa, gia đình nuôi 700 con gà ta thả vườn. Từ ngày tham gia vào chuỗi chăn nuôi gà đồi ở địa phương, giá cả ổn định, mỗi năm gia đình chị có thêm nguồn thu nhập từ 70 đến 80 triệu đồng.
Tận dụng địa hình đồi dốc phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của gà đồi, thời gian qua, nhiều xã của huyện Sóc Sơn đã xây dựng chuỗi sản xuất và tiêu thụ gà đồi. Trong đó, Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn là nòng cốt đảm nhiệm các dịch vụ đầu vào (thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống) và tiêu thụ sản phẩm chung theo hợp đồng đã ký kết với các doanh nghiệp và hệ thống nhà hàng. Nhờ vậy, Hội đã góp phần nâng cao giá trị gà đồi Sóc Sơn và thu nhập cho người dân địa phương.
Mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm gà đồi của huyện Ba Vì cũng được đánh giá cao. Hiện nay, sản phẩm gà đồi Ba Vì được tiêu thụ thông qua nhiều cửa hàng tiện ích và một số nhà hàng trên địa bàn thành phố. Bà Phan Thị Hải Yến, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ba Vì cho biết: Nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gà đồi theo chuỗi gắn với quy hoạch trên địa bàn nên đã khắc phục được nhiều yếu điểm như: Chăn nuôi nhỏ lẻ không kiểm soát được dịch bệnh, đầu ra bấp bênh… Tương tự, mô hình chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm gà Mía của thị xã Sơn Tây với hơn 30 hội viên chăn nuôi 100.000 con gà cũng đang phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, đến nay, toàn thành phố đã hình thành được 21 chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 8 chuỗi gia cầm. Để tạo điều kiện phát triển các chuỗi chăn nuôi gà trên địa bàn, ngoài thuê chuyên gia tư vấn quy trình chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ xây dựng quy chế quản lý chuỗi, lấy mẫu phân tích để kiểm chứng xác định mức độ đáp ứng an toàn thực phẩm… Việc xây dựng thành công các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gia cầm đã tạo ra những giá trị mới. Khi hộ chăn nuôi liên kết để mua chung, bán chung sẽ tiện ích hơn, giá rẻ hơn, bình đẳng hơn trong quan hệ mua và bán với đối tác. Về lâu dài, liên kết chuỗi sẽ có lợi hơn cho tất cả các thành viên tham gia so với cách làm cũ.
Ngoài ra, khi có liên kết chuỗi, người chăn nuôi đã chú ý tới chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tiến tới, người chế biến, giết mổ, chăn nuôi không liên kết chuỗi sẽ khó có thể cạnh tranh được với những người có liên kết chuỗi và tất yếu sẽ bị quy luật thị trường đào thải. Đặc biệt, việc khép kín từ chăn nuôi đến giết mổ vừa bảo đảm chất lượng thịt thơm ngon của gà ta truyền thống, vừa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy vậy, để chăn nuôi theo chuỗi nói chung và chăn nuôi gà truyền thống nói riêng phát triển bền vững, Sở NN&PTNT khuyến cáo, vấn đề quan trọng nhất vẫn là nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn, sử dụng sản phẩm an toàn.
Sơn Tùng
Nguồn: Hà Nội Mới
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi theo chuỗi li> ul>
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Nuôi chim bồ câu Pháp tạo thu nhập cho nông dân địa phương
- Nuôi gà sao an toàn sinh học hiệu quả cao
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất