Chăn nuôi kết hợp giữa vịt và cá là phương pháp chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao trên một diện tích ao hồ. Mỗi vụ thu hoạch, người dân có thể thu lợi nhuận cả trăm triệu đồng.
Ảnh minh họa
Thay vì phải thả thức ăn cho cá và kiếm thức ăn cho vịt, ông Phạm Hồng Trình, hội viên nông dân chi hội thôn Phú Nhuận, xã Gia Hòa, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đã kết hợp nuôi vịt trời và cá trên cùng một diện tích để sử dụng chất thải của vịt tạo thức ăn cho cá và xử lý làm nguồn phân bón cho cây trồng làm tăng thu nhập và lợi nhuận trên cùng diện tích.
Ông Trình cho biết: Không chỉ tiết kiệm chi phí, vịt sẽ hỗ trợ cho cá phát triển tốt hơn do môi trường sống của hai đối tượng này khác nhau, vịt sống ở tầng mặt, cá sống ở tầng dưới nên không có sự cạnh tranh về không gian sống. Thức ăn rơi vãi của vịt, phân vịt là nguồn thức ăn cho cá và các động vật phù du, động thực vật sống dưới tầng nước; các phù du, động vật dưới đáy lại là nguồn thức ăn cho cá.
Ngoài ra, khi nuôi vịt trong ao cá còn tiết kiệm được chi phí đầu tư mua quạt nước và thức ăn. Khi vịt bơi lội trên mặt ao có tác dụng như một máy sục mini, làm tăng nguồn dưỡng khí (oxi) tạo môi trường có đầy đủ dưỡng khí cho các loài phù du và động thực vật phát triển, như vậy cá sẽ sinh trưởng tốt. Bên cạnh đó thì cá sử dụng nguồn thức ăn này làm cho nguồn nước nuôi vịt sạch sẽ, không bị ô nhiễm, có lợi cho sự phát triển của vịt.
Như hộ của ông Trình có 21.000m2, trên diện tích này, ông đầu tư nuôi 500 vịt trời và 4 tạ cá các loại ở phía dưới nước. Sau 2,5- 3 tháng đã cho thu hoạch. Ông thường thả chúng cách nhau 1 tháng để thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Hạch toán kinh tế, mỗi năm, gia đình ông thu về 350 triệu đồng từ mô hình.
Hơn 10 năm nuôi gắn bó với mô hình “vịt- cá”, Ông Trình chia sẻ: Mô hình nuôi thả kết hợp cá và vịt có thể thực hiện được quanh năm. Nhưng để đảm bảo chăn nuôi an toàn dịch bệnh và có hiệu quả tốt, sau mỗi vụ nuôi, tôi luôn chú trọng khâu cải tạo và khử trùng ao nuôi.
Ông Phạm Hồng Phú, Chủ tịch Hội Nông dân xã Gia Hòa cho biết thêm: Năm 2003, ông Phạm Hồng Trình là người đi tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện gia đình và địa phương.
Từ những khu ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả, sau nhiều năm mạnh dạn triển khai mô hình kinh tế tổng hợp, ông Trình đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của xã. Mô hình chăn nuôi 2 tầng của gia đình ông đang được nhiều bà con quanh vùng tới học tập và làm theo.
Điều đặc biệt của mô hình này là các con nuôi vật nuôi hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình sinh trưởng và thu hoạch được quanh năm. Hiện nay, trên địa bàn xã đã hình thành tổ hợp tác chăn nuôi cá.
Thành công từ mô hình kinh tế trang trại cá- vịt của gia đình ông Phạm Hồng Trình đã mở ra hướng phát triển kinh tế nông dân ở thôn Phú Nhuận, xã Gia Hòa, góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế- xã hội của địa phương phát triển bền vững.
Khải Hoàn
Nguồn: Báo Ninh Bình
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi vịt li> ul>
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Nuôi chim bồ câu Pháp tạo thu nhập cho nông dân địa phương
- Nuôi gà sao an toàn sinh học hiệu quả cao
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất