I. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2014-2016
Các chính sách này bao gồm các nội dung chính sau:
- Tăng hỗ trợ đối với các chương trình sữa học đường đã có. Một số quốc gia/vùng lãnh thổ như: Thái Lan, Philipine và Việt Nam bổ sung thêm chương trình mới được phê duyệt hoặc bổ sung thêm mục tiêu ở các khu vực mới.
- Cải thiện hỗ trợ tín dụng đối với người chăn nuôi bò sữa tại Bangladesh, Philippines and Sri Lanka.
- Giới thiệu các giải pháp để tăng quy mô trang trại và tăng số lượng bò sữa tại Trung Quốc và Philipine.
- Tăng cường thúc đẩy phát triển chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ở Bangladesh và Ấn Độ.
- Cải thiện giống bò sữa ở Trung Quốc, Ấn Độ và Philipines.
- Tạo môi trường để gia tăng sự cạnh tranh của các nhà sản xuất sữa quy mô nhỏ ở Bangladesh, Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan, Sri Lanka và Việt Nam.
- Hỗ trợ giới thiệu sữa bột tại Nepal và Sri Lanka.
- Luật An toàn thực phẩm đã được sửa đổi và thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng trong nước đối với các sản phẩm sữa nội địa.
- Các giải pháp thương mại trong ngành sữa đã hỗ trợ người chăn nuôi tư nhân tại Nepal, Ấn Độ và Pakistan.
II. NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU
Đến cuối năm 2015, trong1/4 thế kỷ Khu vực châu Á Thái Bình Dương đã đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ giảm một nửa tỷ lệ người đói và thiếu dinh dưỡng. Tiêu dùng các sản phẩm sữa gia tăng tại các khu vực là nhân tố đóng góp lớn cho sự thành công trong việc cải thiện dinh dưỡng, đặc biệt đối với trẻ em. Tăng trưởng tiêu dùng sữa mạnh mẽ ở một số thị trường ở Khu vực châu Á Thái Bình Dương đặc biệt là Indonesia. Tuy nhiên, châu Á và đặc biệt là các nước Nam Á thiếu hụt vi chất dinh dưỡng vẫn rất phổ biến.
Hàng năm, sữa là một trong 3 loại hàng hoá được sản xuất ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có tổng giá trị đạt hơn 110 tỷ USD. Trong giai đoạn 1980 – 2013, sản lượng sữa của khu vực châu Á Thái Bình Dương tăng trưởng gần 4,5%/năm, trong khi năm 2013 tăng trưởng của toàn cầu chỉ đạt 1,5%.
http://www.fao.org/fileadmin/user_upload/hlpe/hlpe_documents/HLPE_Reports/HLPE-Report-10_EN.pdf
Sản lượng sữa Khu vực châu Á Thái Bình Dương đạt 290 triệu tấn tương đương 38% sản lượng sữa toàn cầu. Gần đây, Ấn Độ trở thành nước sản xuất sữa lớn nhất thế giới với 146,31 triệu tấn trong niên vụ 2014-2015. Trong thập kỷ tới, sản lượng sữa toàn cầu ước tính tăng thêm 120 triệu tấn và 3/4 lượng sữa này được sản xuất tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và 73% trong đó được sản xuất từ các nước đang phát triển, đặc biệt là Ấn Độ và Pakistan. Lý đo chính do Khu vực này có các chương trình quan trọng để hỗ trợ cho phát triển sản xuất sữa. Trung Quốc là quốc gia sản xuất sữa lớn thứ ba trên thế giới và sản lượng sữa ở nước này ước tính sẽ gấp 3 lần vào 2030.
Hệ thống chăn nuôi ở Khu vực Châu Á Thái Bình Dương thường kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt. Thông thường mỗi trang trại chỉ có rất ít gia súc, họ sản xuất chưa đến 80% thực phẩm tiêu dùng tại Châu Á. Thực tế là, CAFOs (concentrated Animal Feeding Operations – cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp tập trung) hoặc trang trại nhà máy cho chăn nuôi bò sữa đang được chuyển dịch sang châu Á, hàng nghìn con bò và các nhà chăn nuôi bò sữa trên thế giới và nhà chăn nuôi bò trong nước thường làm việc với nhau như là đối tác của các chính phủ. Tuy nhiên, CAFOs hướng tới chăn nuôi gia súc an toàn không ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Thêm vào đó, các nhà sản xuất sữa quy mô lớn thường tách những nhà sản xuất quy mô nhỏ ra khỏi thị trường nên ảnh hưởng tới thu nhập của nhiều người đặc biệt là dân cư nông thôn.
Gia tăng sản xuất sữa bởi các chương trình sữa học đường tăng: Thái Lan và Philipine đang thực hiện các chương trình sữa học đường và đó là mô hình để các nước học tập. Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam đã có kinh nghiệm thực hiện các chương trình sữa học đường với các mức độ khác nhau.
Một số khó khăn đối với cải thiện năng suất và hiệu quả của các cơ sở sản xuất sữa quy mô nông hộ ở khu vực này bao gồm: thức ăn, thiếu giống tốt, kỹ năng quản lý kém và khả năng tài chính. Do đó, thách thức là cần kết hợp phát triển và đầu tư công nghệ; hỗ trợ đối với sản xuất sữa quy mô nông hộ thành nhà sản xuất sữa hàng hoá quy mô nhỏ.
III. KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ QUỐC GIA
1. Bangladesh
Tháng 1/2016, Thủ tướng quyết định tiếp tục hỗ trợ tài chính cho “Chương trình sản xuất sữa và thụ tinh nhân tạo” nhằm thúc đẩy chăn nuôi bò sữa và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu sữa. Ngân hàng Bangladesh cùng với sự hỗ trợ của Bộ Thuỷ sản và Chăn nuôi thực hiện Chương trình hỗ trợ tài chính TK 200 đối với các ngân hàng tham gia và NBFIs thông qua ngân hàng Bangladesh, đảm bảo tài chính phù hợp với người chăn nuôi tham gia sản xuất sữa và thụ tinh nhân tạo để sản xuất sữa đủ cung cấp cho tiêu dùng nội địa.
Các hỗ trợ tài chính cho ít nhất 10.000 đối tượng được nhận nguồn vốn vay ưu đãi. Tham gia chương trình này, người chăn nuôi được vay 50.000 TK và Tk 2 lakh từ ngân hàng và sẽ hoàn vốn trong vòng 4,5 năm. Người chăn nuôi có thể mượn Tk 50.000/1 bò cái tơ để làm bò sinh sản trong vòng 3 tháng và vay tối đa Tk 2 lakh cho 4 bò tơ để đưa vào sản xuất sữa. Nếu mua bò nội sẽ được ưu tiên hơn. Phụ nữ và hộ chăn nuôi có lãi sẽ được vay thêm vốn.
Thông tin chung: Sản lượng sữa niên vụ 2014-15 của Bangladesh 6,96 tỷ lít sữa (609.85 crore litter of milk), tăng 14,3% mỗi năm và mới chỉ đáp ứng gần 50% nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước.
Nguồn:http://www.thedailystar.net/business/low-cost-loans-dairy-farmers-201646
Hỗ trợ phát triển chăn nuôi
Một phần của kế hoạch hành động (2008-2015) và Kế hoạch đầu tư quốc gia đối với nông nghiệp (2011-2015), Chính phủ đã thực hiện Chương trình 5: Tập trung phát triển chăn nuôi gia cầm và bò sữa. Chương trình 5 với mục tiêu phát triển chăn nuôi bền vững thông qua cải tiến kỹ thuật, thú y và thực hành quản lý linh hoạt. Chương trình này phù hợp với Chính sách thực phẩm quốc gia và đảm bảo đa dạng dạng hoá sản phẩm nông nghiệp và thúc đẩy sản xuất chăn nuôi.
Chương trình này bao gồm 4 chương trình nhỏ:
a) Tăng cường năng lực đối với các dịch vụ thú y bao gồm: hệ thống chẩn đoán và giám sát để khoanh vùng dịch.
b) Tăng cường năng lực đối với chăn nuôi quy mô nông hộ thông qua nâng cao nhận thức ở cộng đồng và các dịch vụ tư vấn.
c) Cải tiến chất lượng và số lượng của các yếu tố đầu vào thông qua các đối tác tư nhân.
d) Nghiên cứu phát triển chăn nuôi thông qua cải thiện di truyền.
Thông tin chung: Chính phủ thực hiện chương trình NFP-PoA (2008-2015) hướng dẫn thực hiện Chính sách thực phẩm quốc gia. Sau đó, Chính phủ ban hành Kế hoạch đầu tư quốc gia đối với chính sách này dành cho Nông nghiệp, An toàn thực phẩm và dinh dưỡng (CIP, 2011-2015), những kế hoạch này chia thành 12 chương trình đầu tư để đảm bảo thực hiện kế hoạch hành động của Chính sách thực phẩm quốc gia.
Nguồn: http://www.fao.org/3/a-az470e.pdf
Cải thiện năng suất và khả năng đánh giá thị trường đối với nhà sản xuất sữa quy mô nhỏ, kể từ năm 2011, Bangladesh đã thực hiện Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô nông hộ. Mục tiêu chính của chương trình này là cải thiện năng suất, khả năng đánh giá thị trường của người chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ và liên kết với chương trình sữa học đường để phát triển chăn nuôi bò sữa. Chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô nhỏ là chương trình đầu tiên của Kế hoạch Đầu tư và Chiến lược quốc gia đối với phát triển chăn nuôi bò sữa quy mô nông hộ ở châu Á – Mỗi cốc sữa của khu vực châu Á dành cho trẻ em châu Á được phát triển bởi APHCA (Animal Production and Health Commission for Asia and the Pacific – Chăn nuôi và sức khoẻ cộng đồng khu vực Châu Á và Thái Bình Dương) dành cho các nước thành viên và được hỗ trợ tài chính bởi CFC (Common Fund for Commodities) FAO and APHCA. Ở Bangladesh, dự án này được hỗ trợ bởi chính phủ (Cục Chăn nuôi, Bộ Thuỷ sản và Chăn nuôi).
Thông tin chung: năm 2013, Chính phủ dự thảo Chính sách khuyến nông chăn nuôi được dựa trên Chiến lược chăn nuôi và những thách thức của hệ thống chăn nuôi.
Nguồn:http://www.fao.org/ag/againfo/home/en/news_archive/AGA_in_action/2011_dairy_dev_asia.html
2. Trung Quốc
Trung Quôc đang thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi bò sữa.
Chính phủ bắt đầu thực hiện thúc đẩy tái cơ cấu ngành chăn nuôi bò sữa trong nước từ 2008, khi mà melamine được phát hiện trong sữa công thức dành cho trẻ em tại 22 công ty, làm cho hàng nghìn trẻ em bị ốm và có một số bị chết. Chính phủ cố gắng tăng cường kiểm soát và hỗ trợ phát triển chế biến các sản phẩm sữa. Đến hết năm 2014, Chính phủ có kế hoạch hình thành 10 công ty chế biến sữa bột lớn, doanh thu của từng công ty đạt hơn 2 tỷ quan (323 triệu USD). Và con số này sẽ giảm xuống còn 5 tỷ quan vào năm 2018, đánh dấu giai đoạn hai của quá trình củng cố.
Nguồn: http://www.wsj.com/articles/chinas-dairy-consolidation-push-to-spur-deal-making-1404719783
Cải thiện chất lượng đàn giống
Năm 2015, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết chính sách hỗ trợ tinh bò sữa để cải thiện chất lượng giống tiếp tục được thực hiện. Chính sách này cung cấp cho người chăn nuôi tinh bò để phối giống cho khoảng 8,4 triệu con bò giống, gồm các giống bò sau: Holstein, jersey, trâu, Simental, Brown cattle, Yak và Sanhe. Bộ Nông nghiệp cũng có chương trình hỗ trợ 3000 phôi, đối với các trang trại lớn muốn nhập khẩu tinh và phôi từ nước ngoài bởi chất lượng cao hơn.
Nguồn:http://gain.fas.usda.gov/
Luật An toàn thực phẩm sửa đổi được ban hành ngày 24/4/2015, Uỷ ban Thường vụ của Quốc hội Trung Quốc sửa đổi Luật An toàn thực phẩm ban hành năm 2009. Luật mới tăng cường giám sát và kiểm soát các bước trong chuỗi sản xuất, phân phối và thương mại và thu hồi sản phẩm đối với thực phẩm. Điều khoản đặc biệt được đưa ra đối với các sản phẩm thực phẩm không an toàn trong thời gian gần đây, đặc biệt là thực phẩm chức năng và sữa công thức dành cho trẻ em. Luật An toàn thực phẩm sửa đổi có hiệu lực từ 1/10/2015. Sự thay đổi chính liên quan tới việc đăng ký và ghi chép, theo dõi quá trình sản xuất đối với sản xuất và nhập khẩu thực phẩm, thực phẩm online, thực phẩm tự nhiên, thức ăn cho trẻ em, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm chức năng.
Thông tin chung: Luật mới được cho là rất nghiêm ngặt đối với vấn đề an toàn thực phẩm. Điều đó cho thấy rằng quan điểm của Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi sau các vụ scandal về thực phẩm trong những năm gần đây, dẫn tới khó khăn đối với tiêu thụ sản phẩm thực phẩm nội địa.
Nguồn: https://www.hg.org/article.asp?id=36735
3. Nepal
Chính sách hỗ trợ mới đối với chế biến sữa bột thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân cũng được khuyến khích sản xuất sữa bột. Chính phủ đã hỗ trợ 50% giá mua máy chế biến cỏ khô để tăng cường sản xuất cỏ giàu dinh dưỡng đối với những trang trại nuôi trên 50 con bò và trâu trong năm tài chính sắp tới. Để thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp, thuế và thuế VAT sẽ được miễn khi nhập khẩu máy như máy kéo, máy cày, máy làm đất, máy gặt lúa.
Nguồn: http://www.mof.gov.np/en/
Chính sách xuất khẩu sữa lần đầu tiên được phê chuẩn vào tháng 12 năm 2015 theo kế hoạch của Chính phủ xuất khẩu sữa sang Ấn Độ. Từ lần đầu tiên đó, mỗi ngày Nepal đã xuất khẩu 30.000 lít sữa sang quốc gia láng giềng. Bước tiến này đã đạt mục tiêu có thể được gọi là “milk holiday”. Do đó, Bộ Tài chính đã quyết định chi 16,09 triệu Rs để trợ cấp cho các hoạt động xuất khẩu sữa. Sữa của Nepan đắt hơn sữa của Ấn Độ 5,96 Rs/lít. Hợp tác xã phát triển sữa (Dairy Debelopment Corporation DDC) sẽ bán sữa theo giá sữa tại Ấn Độ.
Nguồn:http://kathmandupost.ekantipur.com/news/2015-09-19/cabinet-approval-to-milk-export-plan.html.
4. Ấn Độ
Chính phủ đã phê duyện chương trình phát triển ngành sữa (NDP) năm 2015, trong đó 1 dự án có bổ sung thêm 3 tỉnh (Uttarakhand, Jharkhand and Chhattisgarh). Trong 2 năm gần đây, chương trình này mở rộng hơn so với Kế hoạch ngành sữa quốc gia giai đoạn 1.
Thông tin chung: NDP được phê duyệt tháng 2/2012 với tổng nguồn vốn 416 nghìn USD (INR 20 triệu), thời gian thực hiện trong 6 năm từ 2011-2017 để đáp ứng mục tiêu sản xuất được 150 triệu tấn sữa. Trong giai đoạn một của kế hoạch tập trung vào 14 bang chăn nuôi bò sữa chính, chiếm 90% tổng sản lượng sữa cả nước. Năm 2012, giai đoạn 1 của NDP với hỗ trợ gia tăng năng suất thông qua cải tiến chất lượng giống và dinh dưỡng, nâng cao năng lực của hệ thống thu gom sữa tại các làng và quản lý dự án. Thời gian thực hiện dự án đã được kéo dài thêm 2 năm đến 2018-2019 để đạt được mục tiêu.
Nguồn:http://gain.fas.usda.gov/
Cải tiến chất lượng giống và nâng cao chất lượng sản phẩm được thực hiện theo Chương trình quốc gia phát triển sữa và giống bò (NPBBDD, 2012-2017). Các hoạt động chính của BPBBDD bao gồm dịch vụ phối giống, cải thiện cơ sở hạ tầng để nâng cao sản lượng sữa đạt chất lượng, thu gom, chế biến và marketing sản phẩm sữa, cung cấp dịch vụ đầu vào cho chăn nuôi bò sữa, đào tạo cho người chăn nuôi về quản lý trang trại. Ban quản lý dự án tại Rashtriya Gokul trực thuộc NPBBDD tập trung nâng cao tiềm năng di truyền của các giống bản địa. Từng bang có chính sách cải tiến giống riêng đối với bò sữa, do đó có sự khác biệt giữa các bang về chất lượng giống của các giống nhập ngoại và giống bản địa.
Hỗ trợ cho chăn nuôi bò sữa tư nhân
GOI đang tăng cường hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa tư nhân theo nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, Chương trình phát triển doanh nghiệp hỗ trợ 25-33,33% tổng chi phí để làm trang trại, chế biến sữa quy mô nhỏ, hạ tầng để bảo quản sữa, cửa hàng giới thiệu sản phẩm sữa. Chương trình phát triển doanh nghiệp đã thực hiện từ 2009 để thúc đẩy ngành sữa thông qua hỗ trợ tài chính cho việc mua bò hoặc máy vắt sữa và các hoạt động khác liên quan tới ngành sữa. Chương trình này sẽ được tiếp tục thực hiện trong năm 2015-2016 với tổng nguồn vốn 1270 triệu Rs (127 crore). Một chương trình khác hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp (Agri-Clinics and Agri-Business Centres (ACABC) xây dựng trung tâm tư vấn để hỗ trợ các dịch vụ cho người chăn nuôi.
Nguồn:http://gain.fas.usda.gov/
Cải thiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sữa
Chính phủ Ấn Độ (GOI) đang xây dựng dự thảo các quy định sửa đổi bổ sung về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với thực phẩm và thức ăn bổ sung, 2016, liên quan tới ngành sữa.
5. Pakistan
Hỗ trợ hợp tác xã chăn nuôi thông qua bảo hiểm chăn nuôi
Để giảm thiểu rủi ro đối với chăn nuôi quy mô nhỏ và thúc đẩy sự phát triển loại hình trang trại này, Chính phủ đã thực hiện Chương trình bảo hiểm chăn nuôi từ năm 2014-2015 cho các trang trại có số lượng bò đến 10 con. Chương trình bảo hiểm chăn nuôi hỗ trợ các hợp tác xã chăn nuôi bò sữa khi có thiên tai hoặc dịch bệnh.
Thông tin chung: Chính phủ có Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi quốc gia năm 2007. Về tổng thể, Chính sách này thúc đẩy “sự phát triển chăn nuôi ở khu vực tư nhân cùng với chăn nuôi được hỗ trợ của nhà nước”. Tập trung chủ yếu vào nâng cao năng suất/vật nuôi và chuyển dịch hỗ trợ hướng tới thị trường và chăn nuôi hàng hoá.
Nguồn: http://www.finance.gov.pk/survey/chapters_16/02_Agriculture.pdf
Pakistan Economic Survey 2015-16
Miễn thuế nhập khẩu bò tơ và thức ăn cho bò
Để tăng cường hỗ trợ cho người chăn nuôi bò sữa, miễn thuế nhập khẩu đối với bò tơ và thức ăn bổ sung cho bò sữa. Trong năm 2015-2016 (Tháng 7-tháng 3), 324.495 tấn sữa thay thế và 311.530 tấn thức ăn bổ sung cho bò được nhập khẩu. Tương tự, để thúc đẩy và khuyến khích gia tăng giá trị của sản phẩm chăn nuôi đã qua chế biến, thuế nhập khẩu đối với máy móc cho chế biến thịt, sữa được miễn thuế.
Thông tin chung: Pakistan là một trong những quốc gia sản xuất sữa lớn nhất thế giới, nhưng chỉ có 5% sản lượng sữa được đưa vào chế biến để gia tăng giá trị trong khi phần còn lại chủ yếu là tiêu dùng nội địa tại hệ thống tiêu thụ truyền thống. Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong kinh tế của quốc gia này, thực tế chăn nuôi bò sữa đóng góp 58% giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp và 11% GDP năm 2015-2016. Rất nhiều dự án được thực hiện với mục tiêu tăng cường chăn nuôi bò sữa đang được thực hiện tại Punjab (Giảm nghèo cho phụ nữa qua hỗ trợ bò tơ và cừu/dê tại Punjab, 2014-15 đến 2017-18). Sản lượng chăn nuội chịu tác động lớn bởi thiếu giống vật nuôi năng suất cao, kiểm soát dịch bệnh kém, thiếu thức ăn và quy trình chăn nuôi chưa phù hợp.
Nguồn: Pakistan Economic Survey 2015-16
http://121.52.153.178:8080/xmlui/bitstream/handle/123456789/13902/20152016.pdf?sequence=1&isAllowed=y
6. Philipines
Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi bò sữa
Ủy ban Sữa Quốc gia (NDA National Dairy Authority) ký biên bản ghi nhớ với Ngân hàng phát triển Philipine ngày 30/6/2015 và đó là cam kết của Chính phủ để hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa thông qua hỗ trợ tài chính, kỹ thuật đối với các hoạt động chăn nuôi, chế biến và marketing sữa và sản phẩm sữa cho người chăn nuôi. Theo cam kết này, Chương trình hỗ trợ tín dụng được gọi là “Chương trình hỗ trợ tài chính kinh doanh nông nghiệp đối với ngành sữa (Sustainable Agribusiness Financing Programme for the Dairy Industry (SAFP-Dairy) được thực hiện để hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm và hỗ trợ tài chính cho chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, marketing sản phẩm sữa và sửa chữa cơ sở hạ tầng.
Nguồn: http://www.nda.da.gov.ph/index.php/en/about-us/accomplishments
Ngân hàng sữa hỗ trợ thực phẩm cho các trường học qua dự án của NDA kết hợp với người chăn nuôi được thực hiện từ năm 2015 để thúc đẩy Chương trình uống sữa. Từng người chăn nuôi, hợp tác xã chăn nuôi hay bất kỳ cá nhân đều có thể trở thành nhà tài trợ của ngân hàng sữa nếu họ đóng góp 3000 Php. NDA cấp chứng nhận nhà tài trợ và dùng số tiền đó để mua thực phẩm cho trẻ em suy dinh dưỡng trong 120 ngày. Ban đầu có 10 ngân hàng sữa với 6 nhà tài trợ.
Nguồn: http://www.nda.da.gov.ph/index.php/en/about-us/accomplishments
Chương trình sữa học đường mới được thực hiện từ tháng 3/2015, Chương trình sữa học đươngf Tacloban tại Philippine được thực hiện trong thời gian ngắn trong tháng 6. Hơn 1000 trẻ em ở các trường mẫu giáo và các trường học được cung cấp sữa uống hàng ngày trong năm học 2015-2016, 2016-2017. Các hoạt động được thực hiện bao gồm: sữa uống hàng ngày, một bài tập để nâng cao nhận thức cho cha mẹ biết họ nhận được hỗ trợ như thế nào từ chương trình này. Thêm vào đó, đại diện của cơ quan đào tạo Tacloban và Hiệp hội sũa Alaska và Tetra Laval đã ký bản ghi nhớ cho chương trình có tác động nhiều hơn so với các chương trình đã thực hiện từ những năm trước.
Thông tin chung: Bộ Giáo dục đã thực hiện chương trình quốc gia thực phẩm học đường (national School-Based Feeding Programmes) từ năm 2010 và chương trình thực phẩm bổ sung từ năm 2011.
Tăng số lượng đàn bò sữa
Chiến lược chính của NDA là Chương trình tăng số lượng bò sữa với mục tiêu mở rộng chăn nuôi trong nước thông qua nhập khẩu bò sữa, phôi và thiết bị để từ đó nâng cao chất lượng của đàn bò sữa trong nước cùng với các chương trình giống, liên kết người chăn nuôi và bảo tồn đàn vật nuôi hiện có. Thêm vào đó, chương trình này sẽ nâng cao năng lực cho người chăn nuôi.
Thông tin chung: NDA là tổ chức giám sát và hỗ trợ phát triển của ngành chăn nuôi bò sữa Philipine. NDA thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa phát triển cả về số lượng bò sữa và sản lượng sữa, từ đó dịch vụ ngành sữa phát triển: dịch vụ kỹ thuật, các chương trình gia tăng tiêu dùng sữa, thúc đẩy tiêu dùng sữa. Trong hơn 7 năm qua, sản xuất sữa trong nước đã tăng trưởng vơi tốc độ trung bình 7% và nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng.
Nguồn: https://gain.fas.usda.gov/Pages/Default.aspx
7. Sri Lanka
Chính sách hỗ trợ mới đối với sữa bột
Chính phủ có chính sách khuyến khích các nhà sản xuất sữa trong nước tăng sản xuất. Do đó, nguồn vốn cho 2015/2016 để giảm giá sữa bán lẻ đối với sản phẩm sữa bột hộp 400g từ 325 Rs xuống còn 295 Rs. Chính phủ hỗ trợ cho các nhà máy đóng gói và bán sữa bột hộp 400g 30 Rs/hộp, tổng nguồn vốn cho chương trình này là 1 tỷ Rs. Chương trình này có tác động song song đó là hỗ trợ nhà sản xuất trong nước và giảm chi phí sinh hoạt cho người dân.
Thông tin chung: Thị phần của ngành sữa nội địa rất nhỏ. Chính phủ trước đã thực hiện một số biện pháp trực tiếp hướng tới sản xuất sữa nội địa và giảm nhập khẩu các sản phẩm sữa.
Nguồn: https://www.parliament.lk/budget-2016
Cải thiện tín dụng
Ngân hàng Trung ương được thực hiện từ tháng 4/2014 với chương trình vay vốn đặc biệt để thúc đẩy hỗ trợ chăn nuôi bò sữa và chế biến sản phẩm sữa quy mô lớn. Thông qua chương trình này, nguồn vốn được dùng cho hoạt động: trồng cỏ, quản lý đàn bò, làm chuồng nuôi, vận chuyển sữa và các hoạt động của sản xuất sữa. Các chương trình khác đang thực hiện để hỗ trợ cho người chăn nuôi bò sữa ở một số huyện. Nguồn vốn này dự tính khoảng 25 triệu LKR (tương đương 190.000 USD) mỗi năm, mỗi năm tăng 8%, người vay sẽ trả lại trong vòng 5,5 năm (66 tháng).
Nguồn:http://www.news.lk/news/sri-lanka/item/477-loan-scheme-to-promote-liquid-milk-production
8. Thái Lan
Hỗ trợ cho người chăn nuôi
Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã đang hỗ trợ cho người chăn nuôi bò để nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành sữa Thái Lan trong thị trường ASEAN. Các giải pháp được Chính phủ thực hiện để hỗ trợ cho nhà sản xuất sữa bao gồm: hỗ trợ 1 bath/1kg sữa tươi nguyên liệu, do đó gia tăng giá bán sữa lên 19 bath/kg. Chính phủ đồng ý nhập khẩu 22.000 tấn sữa bột không kem trong năm nay để đáp ứng phần thiếu.
Thông tin chung: 40% sản lượng sữa sản xuất trong nước được đưa vào Chương trình sữa học đường với mục tiêu cung cấp sữa cho trẻ em ở trường học trong khi các đối tượng còn lại sử dụng sữa thương phẩm. Thái Lan hiện đang là nhà sản xuất sữa lớn nhất khu vực ASEAN.
Nguồn:http://news.thaivisa.com/thailand/
Mở rộng chương trình sữa học đường
Để giảm số lượng trẻ em suy dinh dưỡng và hỗ trợ thị trường sữa sản xuất trong nước, Thái Lan đã và đang áp dụng Chương trình quốc gia hỗ trợ ăn trưa và sữa tại các trường học từ năm 1985 để giải quyết người chăn nuôi biểu tình vì không bán được sữa vào năm 1984. Sữa học đường là phần quan trọng của thị trường sữa Thái Lan, chiếm hơn 30% thị trường sữa nước. Do đó, sữa học đường sẽ được mở rộng từ 200 ngày trong năm học lên 230 ngày, thêm 30 ngày trẻ em được uống sữa kể cả trong kỳ nghỉ. Sữa được cung cấp dưới dạng sữa tiệt trùng để bố mẹ nhận từ trường học.
Nguồn: http://www.brightergreen.org/files/dairypolicybrieffinal4.25.14.pdf
9. Việt Nam
Kế hoạch phát triển ngành sữa của Chính phủ Việt Nam được thực hiện từ tháng 2/2016 nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành sữa và ứng dụng kỹ thuật và công nghệ. Để phát triển ngành này theo hướng mở rộng, đa dạng hoá sản phẩm sữa. Mục tiêu của Việt Nam phấn đấu sản lượng sữa hàng năm của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 tăng 5-6%. Chính phủ sẽ đầu tư khoảng 8 triệu USD để xây dựng nhà máy đóng gói và dây truyền in nhãn sữa, chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu.
Thông tin chung: Ngành sữa là ngành có mức tăng trưởng cao nhất trong công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng trung bình 18%/năm. Thêm vào đó, với tốc độ tăng trưởng dân số 1,2%/năm, tốc độ tăng trưởng GDP 6-8%, thu nhập bình quân đầu người tăng, ngành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Tiêu thụ sữa bình quân/người ở Việt Nam ước tính đạt 20 kg ở năm 2015 và 25 kg vào năm 2020. Sản lượng sữa của quốc gia này đáp ứng 34% nhu cầu tiêu dùng nội địa trong năm 2015 và đạt 38% vào năm 2020. Thị trường nội địa và thị trường quốc tế là những thị trường tiềm năng đối với sự tăng trưởng kinh tế và mang lại cơ hội phát triển cho ngành sữa Việt Nam.
Nguồn:http://www.dairyVietNam.com/en/VietNam-Markets-for-milk-and-milk-production/
Chương trình sữa học đường mở rộng
Chương trình sữa học đường ở Việt Nam đã thực hiện được 7 năm, và hiện nay có 500.000 trẻ em được tham gia, tăng gần 8 lần kể từ năm 2013. Trẻ em tại các trường mẫu giáo và tiểu học được uống 3-4 hộp sữa loại 180ml/ngày. Chương trình này được thực hiện từ nguồn hỗ trợ của UBND các tỉnh, công ty chế biến sữa như Vinamilk, TH… và cha mẹ học sinh. Tetra Pak đang hỗ trợ các tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình này. Tác động của chương trình đối với sức khoẻ của trẻ em rất rõ rang, ví dụ: tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở trẻ em trong độ tuổi 3-5 tuổi giảm từ 15,6% xuống còn 3,7% trong năm 2014 tại các tỉnh tham gia chương trình.
Kiểm soát giá đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em
Thủ tướng đã phê duyệt chương trình bình ổn giá đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em từ tháng 4/2014. Giá của các sản phẩm này giảm từ 50.000VNĐ đến 70.000VNĐ (2,4-3,3USD)/hộp. Theo một báo cáo điều tra bởi Bộ Công thương cho biết: trong 15 tháng trước có 5 công ty đã tăng giá đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
TS. Tống Xuân Chinh
Phó Cục trưởng, Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất