Khẩu phần thức ăn hàng ngày cho bò sữa - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Khẩu phần thức ăn hàng ngày cho bò sữa

    Bò sữa có trọng lượng lớn, cho sữa nhiều thì nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn so với bò sữa có khối lượng nhỏ, cho sữa ít hoặc không cho sữa. Khẩu phần thức ăn (KPTA) hợp lý và khoa học mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bò sữa là khẩu phần thức ăn đảm bảo những yêu cầu sau:

     

    + Duy trì sự sống bình thường: Cứ 100 kg thể trọng cần 1 đơn vị thức ăn (ĐVTĂ). Mỗi loại nguyên liệu thức ăn đều có giá trị dinh dưỡng khác nhau, qui ra ĐVTĂ khác nhau. Ví dụ: 1 kg cám loại 1 là 1 đơn vị, 1 kg cỏ voi tươi là 0,13 đơn vị… Nhu cầu dinh dưỡng của bò rất phong phú và đa dạng bao gồm các chất bột đường, đạm, khoáng, sinh tố. Ngoài ra, mỗi loại nguyên liệu đều có độ cồng kềnh, thể tích to nhỏ, tính ngon miệng khác nhau… cho nên cần phối hợp nhiều loại nguyên liệu thức ăn khác nhau để cân đối đầy đủ giá trị dinh dưỡng của khẩu phần thức ăn cho bò.

     

    + Sinh trưởng, phát triển và mang thai: Cần 0,5 ĐVTĂ.

     

    + Sản xuất (sản xuất sữa): Để sản xuất 1 lít sữa cần 0,5 ĐVTĂ từ lít sữa thứ 6 trở đi, mỗi lít sữa tăng lên cần bổ sung 0,5 kg TĂHH.

    Khẩu phần thức ăn hàng ngày cho bò sữa

    Trong mỗi ĐVTĂ cần 60 gr protein thô, trong toàn bộ KPTĂ hàng ngày cần 50-60 gr can xi. 30-40 gr phốt pho, 10-20 gr muối. Nên để sẵn hỗn hợp khoáng có tỷ lệ Ca/p= 2/1, như đá liếm cho bò ăn tự do. Trong tổng số ĐVTĂ hàng ngày nên cân đối 40-50% TĂHH (khoảng 1 – 1,5% trọng lượng cơ thể) và 50- 60% thức ăn thô xanh khác. (khoảng 10% trọng lượng cơ thể).

     

    Lượng cám hỗn hợp cho bò sữa trong một ngày đêm phụ thuộc vào sản lượng sữa và chất lượng cỏ xanh, các loại thức ăn thô và phụ phế phẩm khác trong khẩu phần.

     

    Khi có đủ cỏ xanh chất lượng tốt thì lượng thức ăn tinh hỗn hợp cho mỗi bò sữa là: 0,5 kg cho 1 lít sữa, tính từ lít sữa thứ 6 trở đi. Ví dụ: Bò cho 15 lít sữa/ngày cần: (15-5) x 0,5 kg = 5 kg cám hỗn hợp.

     

    Khi không có đủ cỏ xanh, hoặc cỏ xanh chất lượng kém thì lượng thức ăn tinh hỗn hợp cho mỗi bò sữa phải cao hơn (có thể tính bình quân 0,4 kg cám hỗn hợp cho 1 lít sữa được sản xuất ra). Ví dụ: Bò cho 15 lít sữa/ngày cần: 15 x 0,4 kg = 6 kg cám hỗn hợp.

     

    Thức ăn nên chia làm nhiều lần/ngày cho bò ăn, tối thiểu cũng phải 2-3 lần/ngày.

     

    Nếu KPTĂ tinh quá cao thì chi phí thức ăn cao, sản lượng sữa có thể có tăng nhưng chất lượng sữa giảm (sữa bị chua, tỷ lệ bơ trong sữa thấp dưới 3%). Bò  dễ bị rối loạn tiêu hóa, bệnh axít dạ cỏ làm giảm khả năng tiêu hoá chất xơ. Nguy hiểm hơn axít vào máu gây nên nhiều bệnh sản khoa, sinh đẻ khó khăn, bại liệt trước và sau khi sinh, yếu chân, hư móng, sứt móng… Nếu KPTĂ thô xanh quá cao thì không bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng…

     

    Một khẩu phần ăn chỉ đảm bảo tiêu chuẩn ăn (cân đối dinh dưỡng) chưa đủ. Cần phải quan tâm đến tính ngon miệng, khả năng bò sữa ăn hết khẩu phần, dạng vật lý (thể tích, kích cỡ thức ăn) của khẩu phần, tỷ lệ thức ăn tinh thô, giá nguyên liệu của khẩu phần… Khẩu phần thức ăn hợp lí và khoa học là khẩu phần thoả mãn các yêu cầu trên.

     

    Cho bò sữa ăn khẩu phần thức ăn hợp lí và khoa học sẽ phát huy được phẩm chất giống, tăng năng suất và chất lượng sữa, giảm bệnh tật, khai thác sữa lâu dài, tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Để đạt được điều đó người chăn nuôi phải biết những nhu cầu dinh dưỡng cơ bản, nguyên tắc xây dựng khẩu phần, chế độ dinh dưỡng, những kinh nghiệm sử dụng nguyên liệu thức ăn.

     

    KS. Đặng Tịnh

    Báo nông nghiệp số 106 ngày 14/6/2002

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.