[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chứng chỉ hữu cơ chứng nhận rằng gia súc được nuôi theo những quy định của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trong suốt đời của chúng.
Giống như những sản phẩm hữu cơ khác, gia súc hữu cơ cần phải: 1. Được sản xuất không sử dụng công nghệ di truyền, bức xạ ion hoặc dùng nước cống rãnh. 2. Được quản lý trong điều kiện bảo tồn những nguồn tài nguyên tự nhiên và tính đa dạng sinh học. 3. Được nuôi dưỡng theo danh mục quốc gia về những chất được phép và những chất cấm sử dụng; 4. Được theo dõi bởi một chương trình hữu cơ cấp quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, đáp ứng tất cả những quy định về hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Ảnh: Bussiness Insider
Tiêu chuẩn gia súc hữu cơ
Người nông dân và công nhân chăn nuôi cần theo dõi sức khỏe và tập tính tự nhiên của đàn gia súc của họ quanh năm. Ví dụ, gia súc hữu cơ cần phải:
– Nói chung, được theo dõi từ 1/3 giai đoạn chửa cuối (với loài có vú) hoặc từ ngày thứ 2 sau khi nở (với gia cầm).
– Quanh năm được thả ra ngoài trời, trừ trường hợp đặc biệt (ví dụ, thời tiết khắc nghiệt).
– Được nuôi trên đất được xác nhận là hữu cơ đáp ứng toàn bộ tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
– Được nuôi theo những tiêu chuẩn sức khỏe và hạnh phúc động vật.
– Cho vật nuôi ăn 100% thức ăn được chứng nhận là thức ăn hữu cơ, ngoại trừ khoáng vi lượng và vitamin thường sử dụng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
– Được quản lý để không dùng các kháng sinh tố, không bổ sung các hormon sinh trưởng, không dùng các phụ phẩm của loài có vú hoặc của gia cầm hoặc những thành phần thức ăn đã bị cấm sử dụng (ví dụ, urea, phân hoặc những hỗn hợp có arsenic).
Để xác định một trang trại liệu có tuân thủ những quy định về hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ hay không, những cơ quan được ủy quyền xác nhận phải xem xét hệ thống ghi chép hữu cơ của trang trại và phát hiện những vấn đề khi thanh tra tại chỗ.
Những chất nào có thể dùng để phòng và chữa bệnh cho gia súc hữu cơ?
Phòng bệnh: Vì những người nông dân “hữu cơ” không thể hằng ngày dùng thuốc để phòng bệnh và ký sinh trùng nên hầu hết họ dùng kinh nghiệm thực tế để chọn lọc và quản lý đàn gia súc. Chỉ có một số ít thuốc, như các vắc xin, được phép sử dụng.
Điều trị: Thuốc chữa vết thương và tẩy giun sán (cho đàn bò sữa và đàn sinh sản) được phép dùng cho vật nuôi. Những liệu pháp này chỉ được sử dụng khi các biện pháp phòng ngừa không thành công và con vật bị đau ốm.
Nếu những biện pháp truyền thống (đã được chấp nhận sử dụng) mà không thành công, con vật cần được chữa trị bằng mọi liệu pháp thích hợp. Tuy nhiên, một khi con vật đã được điều trị với một thuốc cấm sử dụng (ví dụ, kháng sinh tố), con vật đó (hoặc sản phẩm của nó) không được bán ra ngoài như là sản phẩm hữu cơ sau điều trị.
Những tiêu chuẩn hữu cơ hỗ trợ cho “hạnh phúc” vật nuôi như thế nào?
Những gia súc hữu cơ cần được nuôi trong điều kiện phù hợp với sức khỏe và tập tính tự nhiên của chúng:
– Được thả ra ngoài trời.
– Có bóng râm.
– Có đệm lót sạch, khô.
– Có mái che mưa nắng.
– Có không khí trong lành.
– Có nước uống sạch.
– Có ánh nắng mặt trời
Việc chăm sóc hữu cơ làm giảm stress, giảm nguy cơ sinh bệnh và hỗ trợ cho “hạnh phúc” vật nuôi.
Ảnh: Huffpost
Tiêu chuẩn đồng cỏ cho loài nhai lại
Gia súc nhai lại hữu cơ (như bò, cừu, dê) cần được tiếp xúc với đồng cỏ hữu cơ thật sự trong mùa hoàn toàn ăn cỏ. Thời kỳ này là đặc trưng cho khí hậu địa lý của trang trại, nhưng cần ít nhất là 120 ngày. Do thời tiết, mùa vụ hoặc khí hậu, mùa gặm cỏ có thể hoặc không thể liên tục.
Khẩu phần của động vật nhai lại hữu cơ cần chứa ít nhất 30% vật chất khô (tính trung bình) từ đồng cỏ hữu cơ thật sự. Mức vật chất khô ăn được là lượng thức ăn mà một con vật tiêu thụ mỗi ngày trên cơ sở không chứa nước. Phần còn lại của khẩu phần cũng là chất hữu cơ thật sự, bao gồm cỏ khô, hạt cốc và những nông sản khác.
Sau khi một con vật gặm cỏ tối thiểu 120 ngày, nó có cần thôi thả chăn trên đồng cỏ hay không?
Không. Gia súc nhai lại cần gặm cỏ trên đồng cỏ hữu cơ thật sự trong suốt mùa gặm cỏ ở mỗi vùng địa lý. Tùy theo điều kiện môi trường đặc thù vùng (ví dụ lượng mưa), mùa gặm cỏ sẽ diễn ra từ 120 đến 365 ngày mỗi năm.
Theo những quy định về hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, mùa gặm cỏ là thời kỳ có mưa hoặc được tưới nước nên đồng cỏ có thể có cỏ cho gia súc gặm.
Ngoài mùa gặm cỏ, gia súc nhai lại phải được thả chăn tự do trên đồng cỏ quanh năm, trừ những khi thời tiết khắc nghiệt. Những con vật trong diện sắp giết mổ được giảm 30% mức ăn vào từ nguồn cỏ của đồng cỏ cho 1/5 thời gian nuôi cuối cùng (khoảng 120 ngày). Để tính toán mức ăn vào từ nguồn thức ăn của đồng cỏ, đề nghị tham khảo tại: www.ams.usda.gov/NOPProgramHandbook.
Lợi ích của chăn nuôi hữu cơ
Chăn nuôi gia súc hữu cơ và hệ thống đồng cỏ có nhiều lợi ích:
– Với môi trường: Những nông dân và chăn nuôi hữu cơ sử dụng những thực tế làm giảm đến mức thấp nhất tác hại của ngoại cảnh bên ngoài trang trại. Họ xây dựng những kế hoạch dùng phân hữu cơ hoặc cô đặc chúng để bảo tồn dưỡng chất. Ngoài ra, họ tiến hành những biện pháp bền vững như quay vòng cây trồng và trồng cây che phủ mặt đất để duy trì và bảo vệ độ phì của đất, bảo vệ chất lượng nguồn nước.
– Với sức khỏe vật nuôi: Những khẩu phần dựa trên cơ sở đồng cỏ đã cải thiện hệ thống tiêu hóa nhai lại, làm cho dạ cỏ ít tính acid. Tính acid thấp sẽ làm tăng số vi sinh vật có ích hỗ trợ cho quá trình lên men của khẩu phần giàu chất xơ của loài nhai lại. Phương thức chăn nuôi dựa trên đồng cỏ làm giảm những thương tổn về chân và què, giảm viêm vú, giảm chi phí thú y và giảm tỉ lệ loại thải.
(Nguồn tham khảo: The BeefSite, Feb. 2013; TheCattleSite News Desk, Feb. 2013)./.
Cố PGS TS Nguyễn Tấn Anh
Hội Chăn nuôi Việt Nam
Khẩu phần của động vật nhai lại hữu cơ cần chứa ít nhất 30% vật chất khô (tính trung bình) từ đồng cỏ hữu cơ thật sự. Mức vật chất khô ăn được là lượng thức ăn mà một con vật tiêu thụ mỗi ngày trên cơ sở không chứa nước. Phần còn lại của khẩu phần cũng là chất hữu cơ thật sự, bao gồm cỏ khô, hạt cốc và những nông sản khác.
- gia súc hữu cơ li>
- tiêu chuẩn gia súc hữu cơ li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất