Chiều cao cắt thích hợp cho cây Moringa Oleifera sử dụng làm thức ăn chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Chiều cao cắt thích hợp cho cây Moringa Oleifera sử dụng làm thức ăn chăn nuôi

    Tóm tắt

    Thí nghiệm xác định chiều cao cắt thích hợp cho cây Moringa oleifera trồng làm thức ăn chăn nuôi được thực hiện tại trường Đại học Nông lâm, Thái Nguyên trong hai năm 2018-2019. Thí nghiệm có ba nghiệm thức (NT) tương ứng với ba chiều cao cắt khác nhau ở lứa cắt đầu tiên, đó là NT1: 30cm, NT2: 45cm, NT3: 60cm tính từ mặt đất đến điểm cắt.

    Hoa của cây Moringa oleifera (Ảnh minh họa)

     

    Mỗi NT có diện tích 24m2, nhắc lại 5 lần, TN được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên. Các yếu tố khác như mật độ trồng, phân bón, khoảng cách cắt … bảo đảm đồng đều giữa các NT. Kết quả cho thấy sản lượng vật chất khô (VCK) và protein thô (CP) cao hơn ở NT có chiều cao cắt cao hơn; sản lượng VCK của NT1, NT2 và NT3 tương ứng là 8,172; 8,975 và 9,282 tấn/ha/năm, sản lượng CP tương ứng là 2,798; 3,073 và 3,178
    tấn/ha/năm. Căn cứ vào sản lượng VCK, CP và kết quả phân tích thống kê các chỉ tiêu trên thì ở lứa đầu tiên nên cắt Moringa oleifera với chiều cao từ 40 – 60 cm, thích hợp nhất là 60 cm.

     

    Mở đầu


    Đối với cây thức ăn xanh thu cắt nhiều lần trong một năm hoặc vài năm thì các kết quả nghiên cứu đã cho thấy chiều cao cắt có ảnh hưởng lớn đến sản lượng, chất lượng và nhiệm kỳ sử dụng của cây thức ăn (Da Silveira và ctv, 2010; Padila và ctv, 2014; Bashar và ctv, 2017). Nếu cắt quá thấp ở lứa thứ nhất thì cây thức ăn chỉ còn trơ lại phần gốc, hầu như không còn cành nhánh nào. Điều này dẫn tới các chất dinh dưỡng phục vụ cho tái sinh lứa sau hoàn toàn lấy từ gốc, rễ mà không có sự hỗ trợ từ sự tổng hợp dinh dưỡng của cành lá trên mặt đất. Hiện tượng này xảy ra lâu dài thì cây sẽ tàn lụi và chết. Ngược lại, nếu cắt quá cao cây sẽ tái sinh nhiều nhánh nhưng các nhánh này thường nhỏ và số lượng lá ít dẫntới sản lượng thấp. Chiều cao cắt thích hợp phụ thuộc vào loại cây thức ăn và mục đích sử dụng. Ví dụ: Cây Moringa oleifera trồng làm rau xanh thì được trồng rất dày như trồng rau (rau ngót, rau đay) và chỉ thu hoạch phần có lá non (phần ngọn non), phần có lá già không thu hoạch, do đó chiều cao cắt thích hợp chỉ khoảng 30cm (Padila và ctv, 2014), mặc dù chiều cao cắt thấp như vậy nhưng cây vẫn còn phần lớn lá phục vụ cho tái sinh. Trồng Moringa oleifera làm thức ăn gia súc thì sản phẩm cần thu hoạch lại là lá bánh tẻ nằm ở các cành kể từ phần gốc trở lên.

     

    Do đó, Moringa oleifera được trồng thưa để cây to, có nhiều cành, nhánh, nhiều lá. Khi thu hoạch người ta sẽ cắt cả cây, sau đó loại bỏ phần thân và những phần cành hóa gỗ, phần còn lại được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; nếu sản xuất bột lá thì người ta chỉ lấy lá, các phần còn lại bị loại bỏ hoặc sử dụng cho gia súc nhai lại. Đối với trồng các cây thức ăn xanh thu hoạchnhiều lần thì việc xác định chiều cao cắt thích hợp để vừa thu được sản lượng cao nhất, vừa bảo đảm cho cây tái sinh tốt ở các lứa thu hoạch sau là hết sức cần thiết. Thí nghiệm này nhằm xác định chiều cao cắt thích hợp cho cây thức ăn xanh Moringa oleifera trồng để sản xuất bột lá bổ sung vào thức ăn hỗn hợp của gia cầm.

    Kết luận


    Với 3 chiều cao cắt là 30cm, 45cm và 60cm tính từ mặt đất đến điểm cắt ở lứa thu hoạch thứ nhất đối với cây thức ăn xanh M.oleifera trồng để sản xuất bột lá bổ sung vào thức ăn hỗn hợp của gia cầm cho kết quả: Sản lượng VCK và CP trung bình/năm của NT1 là 8,172 và 2,798 tấn, NT2 là 8,975 và 3,073 tấn, NT3 là 9,282 và 3,178 tấn/ha/năm. Căn cứ vào sản lượng trên và kết quả phân tích thống kê thì nên thu hoạch M.oleifera ở lứa cắt đầu tiên thích hợp nhất là 60cm.\

     

    Từ Quang Hiển1 *, Trần Thị Hoan1, Từ Quang Trung2 và Phạm Tuấn Hiệp3

    1 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
    2 Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên
    3 Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH, Nghệ An
    * Tác giả liên hệ: GSTS. Từ Quang Hiển, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Emai: [email protected]

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.