Ảnh hưởng của con người đến hiệu quả sản xuất heo con - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Ảnh hưởng của con người đến hiệu quả sản xuất heo con

    Số heo con/nái/năm cũng như số heo cai sữa/nái/năm chắc chắn là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng được quan tâm ở các trang trại.

     

    Trong suốt quá trình làm việc, tôi đã có cơ hội quản lý các trại heo nái khác nhau và những trại này có sự khác biệt lớn về tỷ lệ heo cai sữa/nái và tỷ lệ chết của heo con theo mẹ mặc dù giống heo, thức ăn và cơ sở hạ tầng giống nhau hoặc thậm chí là cực kỳ giống nhau. Điều này cho thấy rằng yếu tố con người có tác động đến năng suất chăn nuôi. (Hình 1)

     

    Hình 1. Tỷ lệ chết của heo con theo mẹ ở nhiều trại khác nhau năm 2019

     

    Chăm sóc heo con là một nghệ thuật. Bạn càng kỹ lưỡng, thông qua quan sát, sửa chữa các lỗi sai và áp dụng kỹ thuật mới thì bạn càng tiến gần đến sự hoàn hảo. Một số người nuôi là các nghệ sĩ thực thụ, trong khi đó một số người khác vẫn cần cải thiện hơn nữa.

     

    Tôi học được kiến thức quản lý heo con từ các chuyên gia trên khắp thế giới, đồng thời kiến thức của tôi cũng thu thập được từ các khách hàng trang trại. Bài viết này sẽ thảo luận về 4 trường hợp mà người chăn nuôi đã tạo ra các sự khác biệt về kết quả chăn nuôi.

    Trường hợp 1: Kích thích đẻ

     

    Nhiều năm trước, sau chuyến thăm của các chuyên gia, tôi đã khuyến nghị một số quản lý trại nên ngừng việc kích thích đẻ. Cách làm rất đơn giản: để heo nái đẻ vào ngày dự đẻ của chúng, không sử dụng các hormone ngoại trừ các vấn đề lớn và hạn chế tối thiểu sự can thiệp lên nái (móc heo). Tôi gọi nó là “Đẻ tự nhiên”, nghĩa là để cho heo nái đẻ theo bản năng và tập tính của chúng. Rất ít quản lý trại chịu chấp nhận rủi ro để thử biện pháp này, chỉ những người chấp nhận mạo hiểm và chịu đổi mới mới chấp nhận thử. Và các kết quả rất bất ngờ.

     

    Dưới đây là các nhận xét từ các quản lý trại đã chịu thử biện pháp “Đẻ tự nhiên”:

     

    • Heo đẻ suôn sẻ mà không cần can thiệp bằng tay (móc heo).
    • Heo nái ăn lại sau khi đẻ nhanh hơn.
    • Sử dụng ít kháng sinh và kháng viêm hơn.
    • Khả năng tống nhau của heo nái tốt hơn.
    • Heo nái ít tấn công heo con hơn.
    • Ít heo con yếu ớt hơn.
    • Heo nái bình tĩnh hơn.
    • Heo con sau khi sinh bú sữa đầu nhanh hơn.
    • Heo nái cho sữa tốt hơn.

     

    Tóm lại, nhìn chung biện pháp này được mô tả là “làm việc ít hơn và kết quả tốt hơn”. Với sự trợ giúp của công nghệ, sẽ không mất quá lâu để biện pháp này bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở nhiều trang trại. Chúng ta sẽ nhận ra rằng thời gian mang thai của heo nái sẽ dài hơn trước đây, thông thường điều này thay đổi theo thời gian và khác nhau giữa các giống vật nuôi. Sự thay trong thời gian đẻ của heo rõ ràng cho thấy rằng heo nái bị kích thích đẻ quá sớm, điều này sẽ làm xáo trộn nội tiết tố tự nhiên của chúng và ảnh hưởng xấu đến heo nái.

     

    Đồng thời, việc bấm răng heo con cũng như bất kỳ sự can thiệp khác đã được ngưng hoàn toàn. Mục đích của việc này là kích thích bản năng sống của heo con giúp chúng bú sữa đầu tốt hơn.

     

    Mười năm sau đó, biện pháp “Đẻ tự nhiên” vẫn tiếp tục được các trại áp dụng và mang lại kết quả tốt hơn bao giờ hết với mức độ stress đối với heo nái và heo con ở mức tối thiểu nhất.

     

    Trường hợp 2: Ghép bầy đối với heo con và PRRS

     

    Đầu những năm 90, ghép bầy là một kỹ thuật rất phổ biến. Có tới 75% heo con được ghép bầy giữa các heo nái. Các heo con ở nhiều bầy có kích cỡ tương đương nhau được ghép chung với nhau.

     

    Sự kết hợp của 2 virus PCV2 và PRRS đã làm thay đổi một số biện pháp chăn nuôi heo. Hai nhà nghiên cứu tài giỏi đã truyền cảm hứng cho tôi trong việc nghiên cứu về cách giảm tỷ lệ tử vong của heo và giảm tác động của PRRS. Bắt đầu từ ý tưởng chính về các nguyên tắc của Madec và quy trình McREBEL, “chỉ ghép heo con trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh”, tôi đã mở rộng nguyên tắc thành: giữ tối đa heo con lại với heo mẹ của chúng, chỉ ghép heo con giữa hai bầy, ví dụ như heo con của heo nái lứa 1 ghép với heo nái lứa 1 khác và chỉ ghép bầy khi heo con đã bú sữa đầu; không can thiệp vào heo nái, không loại các heo con nhẹ ký hoặc heo con bị bệnh. Tôi gọi đây là “Kỹ thuật ghép bầy tối thiểu”.

     

    Thường chỉ có các nhà chăn nuôi chịu đổi mới mới đồng ý áp dụng kỹ thuật này ngay lập tức. Kết quả mang lại rất tuyệt vời. Họ nhận ra rằng khi bạn để heo con lại với mẹ của chúng, thì ngay cả khi có nhiều thách thức về sức khỏe và nhiều sự khác biệt về trọng lượng trong bầy, số heo con cai sữa cũng như là chất lượng heo con cai sữa cũng sẽ tăng lên.

     

    Đây là một bằng chứng khác về “làm việc ít hơn và kết quả tốt hơn” chỉ bằng việc tin tưởng vào khả năng của heo nái trong việc chăm sóc heo con của chúng bất kể số lượng là bao nhiêu.

     

    “Kỹ thuật ghép bầy tối thiểu” vẫn được sử dụng rộng rãi trong các trang trại và giúp giảm được nhiều tác động của virus và vi khuẩn.

     

    Trường hợp 3: Yếu tố con người và tỷ lệ chết của heo con theo mẹ

     

    Vài năm trước, tôi được giao nhiệm vụ để thuê một cố vấn kỹ thuật mới. Công việc là quản lý 7 trại heo nái, vì vậy việc chọn đúng người là rất quan trọng. Trong mười ứng viên, có một ứng viên thực sự lọt vào mắt của tôi, một người quản lý trại trẻ tuổi của một trại đẻ 1500 heo nái. Buổi phỏng vấn với cô ấy không phải là yếu tố gây ấn tượng nhất, nhưng điều thực sự gây ấn tượng với tôi là kết quả ở trại của cô ấy. Từ năm này sang năm khác, cô ấy luôn là một trong các quản lý trại có tỷ lệ chết của heo con theo mẹ thấp nhất. Sự nỗ lực cũng như là kết quả của cô ấy trong công việc là điều đã khiến tôi chọn cô ấy. Và có một sự thật thú vị là ngay sau khi cô rời đi thì tỷ lệ tử vong của heo con theo mẹ ở trại đó đã tăng 2.5% (Hình 2).

    Hình 2. Ảnh hưởng của người quản lý trại heo đẻ đến tỷ lệ chết của heo con theo mẹ.

     

    Nhìn thấy điều này, tôi đã rất tò mò muốn biết đâu là những phẩm chất khác biệt giữa những người quản lý trại tốt nhất so với phần còn lại. Một số đặc điểm được đề cập là: sự chú ý kỹ lưỡng đến từng chi tiết, khả năng quan sát và phán đoán tốt, là người bình tĩnh, có tổ chức tốt, làm các việc có giá trị nhất trước tiên, và cuối cùng là nhanh chống can thiệp để giải quyết vấn đề. Như đã đề cập trước đó, những người nuôi được nhiều heo con chất lượng cao là những người tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có của bản thân.

     

    Trường hợp 4: Trọng lượng cai sữa và tuổi cai sữa

     

    Tuổi cai sữa và trọng lượng cai sữa thay đổi rất nhiều qua các năm, với biện pháp cai sữa sớm, tuổi cai sữa giảm từ 21 ngày tuổi xuống 14-15 ngày tuổi và sau đó tăng lên 18-19 ngày tuổi vào đầu những năm 2000.

     

    Giữa những năm 2000, các nhà nghiên cứu tài giỏi từ Đại học Kanas State cùng với phong trào phúc lợi động vật ở châu Âu đã khuyến nghị rằng tuổi cai sữa tốt nhất để mang lại lợi nhuận tốt nhất là từ 21 ngày tuổi.

     

    Ở Canada các chuồng trại chăn nuôi đã được tái cấu trúc và tuổi cai sữa tối thiểu là 21 ngày. Các mục tiêu đã được đặt ra là: tuổi cai sữa tối thiểu là 21 ngày và trọng lượng cai sữa tối thiểu là 6.2kg. Hầu hết các nhà chăn nuôi đều đã đạt được những mục tiêu này và một số nhà chăn nuôi thậm chí đã vượt mục tiêu.

     

    Có một nhân viên đã làm rất tốt trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất heo con một cách đáng kể. Với cùng số lứa đẻ/nái/năm, nhưng kết quả về trọng lượng heo cai sữa trung bình lúc 25 ngày tuổi của nhân viên này luôn khoảng 8kg, trong khi trọng lượng cai sữa trung bình lúc 21 ngày tuổi của các nhân viên khác ở các nhà đẻ khác là khoảng 6.5kg (hình 3). Báo cáo hàng tuần về tất cả các trọng lượng cai sữa của các nhà đẻ khác nhau đều được cung cấp cho các đội để họ có thể so sánh với nhau.

    Hình 3. Trọng lượng cai sữa của các nhà đẻ khác nhau trong một trang trại năm 2018

     

    Nhân viên này luôn đứng đầu trong danh sách. Tôi càng đánh giá cao cô ấy thì kết quả về năng suất và chất lượng heo con của cô càng tốt. Cô là kiểu người nuôi hiểu rõ về dinh dưỡng và sức khỏe heo nái, và quản lý heo con tốt đến nỗi cứ như cô ấy đã nắm được tiêu chuẩn vàng.

     

    Kết luận

     

    Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã có được nhiều bài học rất đáng trân trọng như kết quả tuyệt vời của một trại chăn nuôi thực sự chính là sản phẩm của những người luôn cố gắng vươn tới sự xuất sắc. Những người này rất quan trọng. Họ luôn tìm cách để nâng cao năng suất và sẵn sàng học hỏi các kỹ năng mới, điều này giúp họ trở thành những người giỏi nhất. Họ càng được học hỏi, càng có nhiều nguồn thông tin để tìm hiểu, càng được thúc đẩy thì họ sẽ càng đáp ứng tốt yêu cầu được đặt ra. Tôi luôn cảm thấy rất vui khi làm việc với những người này, và đổi lại tôi đã học được rất nhiều điều từ họ và họ khiến những ngày làm việc của tôi phấn khởi hơn rất nhiều.

     

    Biên dịch: Ecovet Team (theo Pig333 )

    Nguồn:  Ecovet

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.