Năng lượng khẩu phần là thành phần quan trọng nhất của thức ăn chăn nuôi vốn chiếm khoảng 70% chi phí chăn nuôi. Năng lượng rất cần thiết cho sự phát triển và sản xuất trứng của gia cầm. Vì vậy việc nắm rõ các giá trị năng lượng của nguyên liệu để sản xuất thức ăn có mức năng lượng và dinh dưỡng phù hợp với vật nuôi là rất cần thiết.
Ở gia cầm, Năng lương Trao đổi Biểu kiến (AME) hiện đang là chỉ tiêu thường dùng để đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn. AME được tính bằng tổng năng lượng của thức ăn tiêu thụ trừ đi tổng năng lượng có trong chất bài tiết. AME thường được điều chỉnh về mức ni tơ bằng 0, được kí hiệu là AMEn, để cải thiện độ chính xác của các giá trị năng lượng trong công thức thức ăn. Tuy nhiên, khái niệm Năng lượng Thuần (NE) gần đây đã được phát triển và đang được sử dụng nhiều trong chăn nuôi đặc biệt là heo và bò sữa. Người ta dự đoán rằng thức ăn gia cầm sẽ sớm được tổ hợp dựa trên việc sử dụng hệ thống NE thay vì AME và AMEn. Tuy nhiên, việc đo lường chính xác AME là việc cực kỳ quan trọng khi sử dụng hệ thống NE, vì để tính được NE cần phải có AME.
Độ chính xác của các phương pháp xác định AME nguyên liệu thông qua các xét nghiệm sinh học hoặc phân tích trong phòng thí nghiệm vẫn còn nhiều nghi vấn. Điều này là do tính biến đổi cao của AME giữa các lô nguyên liệu khác nhau, ví dụ như lúa mì, thiếu tính nhất quán giữa các giá trị AME được phân tích bởi các phòng thí nghiệm và các phương pháp khác nhau. Ngoài ra tính biến đổi cao của AME còn có thể do giống, tuổi của gia cầm thí nghiệm và kể cả việc tính toán sai của con người. Việc phát triển các phương pháp chính xác để xác định giá trị AME trong các nguyên liệu phổ biến được sử dụng trong thức ăn gia cầm là điều rất cần thiết.
Phó Giáo sư Shubiao Wu tại trường Đại học New England hiện đang hợp tác với Tiến sĩ Sonia Liu của trường Đại học Sydney và Tiến sĩ Reza Barekatain của Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Úc (SARDI) để tiến hành một dự án được tài trợ bởi Poultry Hub Australia. Nhóm UNE, bao gồm Tiến sĩ Natalie Morgan, Tiến sĩ Mehdi Toghyani và Giáo sư Robert Swick, đã thấy được nhiều vấn đề ở các phương pháp hiện đang được sử dụng để phân tích AME trên toàn thế giới. Những vấn đề này bao gồm:
1. Việc phân tích khẩu phần thay thế cho khẩu phần thực tế dẫn đến sự mất cân bằng.
2. Không thể thu được giá trị AME chính xác cho các nguyên liệu tiêu chuẩn khi phân tích từng nguyên liệu thay thế đơn lẻ.
3. Và việc tính toán không chính xác giá trị AME của nguyên liệu khi phân tích khẩu phần thay thế đã được chỉnh sửa (giữ nguyên các nguyên liệu vi lượng không thay đổi trước và sau khi thay thế).
Việc đánh giá thấp AME theo phương pháp 3 có thể lên tới 200 kcal / kg mỗi nguyên liệu đối với gà thịt và 500 kcal / kg mỗi nguyên liệu với gà đẻ, do tính toán sai lầm và sai sót của con người.
Dựa trên những số liệu thu thập được cho đến nay, nhóm UNE đã tiết lộ cách để cải thiện các kết quả phân tích giá trị AME bằng cách sử dụng khẩu phần cân bằng. Ví dụ khi tỷ lệ protein trong các phương pháp truyền thống dao động từ 15.8 – 29.3% thì khẩu phần không cân bằng rõ ràng là không lý tưởng cho xét nghiệm như vậy. Năng suất có thể được cải thiện khi FCR của khẩu phần cân bằng thấp hơn khẩu phần không cân bằng 40 điểm. Người ta hy vọng rằng các giá trị AME được tạo ra khi phân tích khẩu phần cân bằng sẽ cải thiện đáng kể độ tin cậy của các giá trị AME thực sự.
Dự án AME do nhóm UNE hướng dẫn đang đánh giá các phương pháp phân tích AME nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu; hiệu quả và độ chính xác của các phương pháp sẽ được so sánh để tìm ra phương pháp chính xác nhất. Kết quả sẽ mang lại lợi ích cho ngành chăn nuôi gia cầm ở Úc và trên toàn thế giới, bởi việc tăng độ chính xác khi phân tích AME nguyên liệu sẽ giúp tăng độ chính xác khi tổ hợp khẩu phần. Việc ước tính chính xác giá trị AME nguyên liệu sẽ giúp ngành chăn nuôi gia cầm Úc tiết kiệm hàng triệu đô la hằng năm.
Biên dịch: Ecovet Team (theo poultryhub)
Nguồn: Ecovet
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất