Bệnh dịch tả heo Châu Phi tên tiếng Anh là African Swine Fever (ASF), bệnh Dịch tả heo cổ điển tên tiếng Anh là Classical Swine Fever (CSF) hoặc Hog cholera. Hai bệnh này do hai loại vi-rút hoàn toàn khác nhau gây ra nhưng triệu chứng và bệnh tích của hai bệnh này lại rất giống nhau nên khó phân biệt, chỉ có xét nghiệm trong phòng thí nghiệm mới phân biệt được bệnh. Hiện nay bệnh Dịch tả heo ChÂu PhI đang bùng phát mạnh, nguy cơ lây lan rất nhanh và cao, có thể gây chết heo 100%. Sau đây là một số đặc điểm giống và khác nhau giữa hai bệnh này:
|
DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (ASF) |
DỊCH TẢ HEO CỔ ĐIỂN (CSF) |
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
|
Do vi-rút gây ra. Là một vi-rút ADN, thuộc họ Asfarviridae, chi Asfivirus, có vỏ bọc, kích thước lớn, sợi đôi. Có sức đề kháng cao ngoài môi trường. |
Do vi-rút gây ra nhưng hoàn toàn khác với vi-rút gây bệnh Dịch tả heo Châu Phi. Là một vi-rút ARN có vỏ bọc, kích thước nhỏ, một sợi. |
LOÀI MẮC BỆNH |
Gây bệnh cho loài heo ở mọi lứa tuổi, kể cả heo rừng. Bệnh lây lan rất nhanh. |
Gây bệnh cho loài heo ở mọi lứa tuổi, kể cả heo rừng. Bệnh lây lan khá nhanh. |
ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY |
– Lây trực tiếp: tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo lành. – Lây gián tiếp: qua động vật, côn trùng như chim, ve, ruồi… hoặc nhân tố trung gian như dụng cụ chăn nuôi, xe chở thú bệnh… |
– Lây trực tiếp: tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo lành. – Lây gián tiếp: qua động vật, côn trùng như chim, ve, ruồi… hoặc nhân tố trung gian như dụng cụ chăn nuôi, xe chở thú bệnh… |
TRIỆU CHỨNG
|
Triệu chứng rất giống nhau giữa bệnh dịch tả heo (DTH) Châu Phi và DTH cổ điển, bao gồm những triệu chứng chung như: – Thú bỏ ăn, sốt cao trên 41°C – Phân táo bón, heo nằm chồng đống lên nhau. Viêm kết mạc, chảy nước mắt thành vệt đen, bít mí mắt. – Hai chân sau đi xiêu vẹo. – Viêm đường hô hấp nặng do phụ nhiễm. – Sau 7-10 ngày xuất huyết ra ngoài da ở tai, bụng, mõm, chân, đuôi, hậu môn, mũi… – Heo nái bị sẩy thai ở tất cả các giai đoạn mang thai. |
Triệu chứng rất giống nhau giữa bệnh DTH Châu Phi và DTH cổ điển, bao gồm những triệu chứng chung như: – Thú bỏ ăn, sốt cao trên 41°C – Phân táo bón, heo nằm chồng đống lên nhau. Viêm kết mạc, chảy nước mắt thành vệt đen, bít mí mắt. – Hai chân sau đi xiêu vẹo. – Viêm đường hô hấp nặng do phụ nhiễm. – Sau 7-10 ngày xuất huyết ra ngoài da ở tai, bụng, mõm, chân, đuôi… – Heo nái bị sẩy thai ở tất cả các giai đoạn mang thai. |
ĐIỀU TRỊ |
Chưa có thuốc điều trị |
Chưa có thuốc điều trị |
VẮC XIN PHÒNG BỆNH |
Chưa có vắc xin phòng bệnh |
Có vắc xin phòng bệnh |
Do bệnh DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI chưa có thuốc điều trị và chưa có vắc xin phòng bệnh nên biện pháp CHĂN NUÔI AN TOÀN SINH HỌC để phòng bệnh phải đặc biệt quan tâm với các biện pháp sau đây:
- Phải tiêm ngừa đầy đủ các bệnh truyền nhiễm cho heo khi heo đang còn khỏe mạnh.
- Sát trùng chuồng trại định kỳ 2 lần một tuần ở tình trạng bình thường. Khi trong vùng chăn nuôi có dịch bệnh xảy ra thì 1-2 ngày sát trùng một lần với các thuốc sát trùng hiệu quả cao như BIODINE, BIOSEPT, BIOXIDE hoặc BIO-GUARD.
- Tăng cường sức đề kháng cho heo những lúc thời tiết thay đổi hoặc khi mới nhập heo vào trại bằng cách tiêm mỗi con 1 liều thuốc BIO-TULACIN 100 hoặc trộn thuốc BIO-TYLODOX PLUS vào thức ăn và cho ăn liên tục 5 ngày. Ngoài ra nên bổ sung thêm thuốc bổ BIO-METASAL, BIO B.COMPLEX + A,D,E,C và BIO ANTI-STRESS
- Hạn chế người lạ vào trại. Xe ra vào trại phải phun xịt thuốc sát trùng kỹ lưỡng.
- Không mua thịt heo bệnh từ nơi khác mang vào trại.
- Phun xịt ruồi, muỗi thường xuyên bằng thuốc BIO-DELTOX.
- Phải cho heo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn phải bảo quản kỹ và không bị ẩm mốc.
- Cung cấp nước sạch cho heo uống. Nếu nghi ngờ nước uống bị nhiễm bẩn thì phài sát trùng bằng thuốc BIODINE trước khi dùng.
Hình 1. Heo bị chảy máu mũi (Dịch tả heo Châu Phi)
Hình 2. Chảy máu ở hậu môn (Dịch tả heo Châu Phi)
Hình 3. Heo nái bị sẩy thai (Dịch tả heo Châu Phi)
Ban cố vấn kỹ thuật
Công ty Liên doanh BIO-PHARMACHEMIE
- bệnh Dịch tả heo Châu Phi li>
- dịch tả heo châu Phi li>
- biopharmachemie li> ul>
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất