Bệnh thường gặp trên heo nái sau sinh - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Bệnh thường gặp trên heo nái sau sinh

    Chăn nuôi heo nái từ trước đến nay luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm và chú trọng. Thành công của chăn nuôi heo nái quyết định rất lớn tới năng suất cũng như lợi nhuận của mỗi cơ sở chăn nuôi và nó cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau từ con giống, kỹ thuật, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cho đến phòng và quản lý mầm bệnh… Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở lợn lái sau sinh. 

    Bệnh thường gặp trên heo nái sau sinh

    Bệnh viêm vú

     

    1. Nguyên nhân:

     

    – Do kế phát bệnh viêm tử cung, sót nhau sau khi sinh.

     

    – Do nhiễm trùng: từ môi trường vào bầu vú gây viêm; do răng heo con làm xây xát núm vú và gây nhiễm trùng.

     

    – Sau khi sinh hàm lượng canxi huyết mẹ quá thấp dẫn đến nái bị sốt sữa dẫn đến viêm vú.

    – Chuồng trại không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện cho vi trùng sinh sôi phát triển, gây bệnh.

     

    2. Triệu chứng:

     

    Heo sau khi sinh 2 ngày xuất hiện những vú sưng đỏ, thường thấy đối xứng giữa 2 hàng vú, sờ vào có cảm giác nóng, ấn vào vú heo mẹ có biểu hiện đau. Nếu viêm nặng thì heo bỏ ăn, không muốn cho con bú, sốt 40,5 – 42°C, vắt sữa ở những vú viêm thấy vón cục. Vú viêm lây sang các vú khác rất nhanh. Nếu điều trị không kịp thời, heo sẽ bị mất sữa.

     

    Trường hợp hàm lượng canxi huyết thấp sau khi sinh dẫn đến nái bị sốt sữa thì tất cả các vú đều bị viêm, sưng đỏ.

     

    3. Phòng bệnh:

     

    – Trước khi heo nái sinh phải sát trùng kỹ chuồng trại. Dùng biodine, bioclean pha loãng với tỷ lệ 5ml/lít nước, phun thật kỹ vào nền, vách chuồng để tiêu diệt vi trùng.

     

    – Tắm cho heo nái thật kỹ trước khi cho vào chuồng sinh.

     

    – Nái phải được giảm khẩu phần (khoảng 50%) trước ngày đẻ và nhịn ăn vào ngày đẻ để phòng viêm vú. Thức ăn phải đầy đủ dinh dưỡng, phẩm chất tốt (tránh hiện tượng thiếu canxi)

     

    – Bấm răng nanh cho heo con khi mới sinh.

     

    – Kiểm tra và thu nhặt hết số nhau thai, không để cho heo mẹ ăn vì sẽ sinh ra chứng sốt sữa.

     

    4. Điều trị:

     

    – Dạng nhẹ tiêm một liều Oxytocin để kích thích tiết sữa.

     

    Dùng nước ấm chườm ở đầu vú viêm để giảm sưng, nóng, đỏ, đau sau đó dùng tay mát xa nhẹ nhàng 2 hàng vú để vú mềm dần. Nặn vú bị viêm 4 – 5 lần/ngày cho hết sữa để hạn chế việc lây lan từ vú viêm sang vú lành.

     

    – Dạng nặng: Tiêm kháng sinh Ceptifi suspen: 1ml/15kg trọng lượng; Forloxin: 1ml/15 kg thể trọng; Amoxgen 1ml/15kg trọng lượng, liên tục trong 2 – 3 ngày.

     

    Thuốc kháng viêm như: Ketovet 1ml/16kg trọng lượng; tolfen 1ml/20kg trọng lượng.

     

    Bệnh viêm tử cung

     

    1. Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân gây ra:

     

    – Do gieo tinh:

     

    Dụng cụ gieo tinh bị nhiễm mầm bệnh, việc sát trùng dụng cụ gieo tinh chưa đảm bảo yêu cầu.

     

    Dụng cụ TTNT cứng gây xây xát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo và tử cung

     

    Do heo đực bị viêm niệu quản (khi nhảy trực tiếp) sẽ truyền bệnh sang heo cái.

     

    – Do đỡ đẻ:

     

    Heo đẻ khó, thời gian đẻ kéo dài; can thiệp trong quá trình đỡ đẻ làm xây sát niêm mạc tử cung; do sót nhau, nhau bị thối rữa.

     

    – Do môi trường: vệ sinh chuồng trại chưa tốt, không tiêu độc sát trùng chuồng trại trước khi đưa heo nái vào chuồng đẻ

     

    2. Triệu chứng:

     

    Bệnh xảy ra sau khi sinh 1 – 2 ngày hoặc 8 – 10 ngày sau khi sinh, có hai dạng chính:

     

    – Viêm nhờn: xuất hiện sau khi sinh 12 – 24 giờ, dịch nhờn ở tử cung tiết ra lỏng, trong, lợn cợn hoặc đục, mùi tanh. Heo sốt nhẹ.

     

    – Viêm có mủ: sốt, thân nhiệt tăng từ 40 – 41oC, có thể làm heo nái chết nếu không chữa trị kịp thời. Dịch viêm tích lại trong xoang tử cung. Ở âm hộ có mủ đặc màu vàng đục, sền sệt pha máu, mùi tanh hôi, bệnh thường kéo dài 3 – 4 ngày. Sữa giảm hoặc ngừng hẳn, heo con tiêu chảy, còi cọc chết dần. Heo nái có thể chết ở những con quá yếu hoặc nếu chữa khỏi cũng không nên tiếp tục giữ lại làm giống.

     

    3. Phòng bệnh:

     

    – Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước và sau khi đẻ

     

    – Tay người đỡ đẻ và dụng cụ đỡ đẻ phải được sát trùng thật kỹ.

     

    – Sau khi đẻ phải thụt rửa tử cung khoảng 5 – 6 lần, trong vòng 3 ngày

     

    4. Điều trị:

     

    – Pha nước muối (1 muỗng cà phê pha 2 lít nước đun sôi để nguội) hoặc thuốc tím 0,70/00, để thụt rửa tử cung, ngày 2 – 3 lần, liên tục trong 3 ngày.

     

    – Hạ sốt: Analgine, Arthricidine

     

    -Tiêm kháng sinh Amoxi 15%: 1ml/10kg trọng lượng; linspec: 1 cc/10 kg thể trọng; liên tục trong 3 – 5 ngày.

     

    – Kháng viêm: ketovet, Tolfen

     

    – Tiêm oxytocine liều: 30-40UI/nái, ngày 1 lần để tử cung co bóp tống sản dịch ra, đồng thời kích thích tạo sữa.

     

    Bệnh mất sữa

     

    1. Nguyên nhân:

     

    – Do hậu quả của bệnh viêm tử cung và viêm vú.

     

    – Rối loạn kích thích tố; chế độ dinh dưỡng không phù hợp

     

    2. Triệu chứng:

     

    Thường xảy ra từ 1 – 3 ngày sau khi sinh hoặc bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nuôi con.

     

    – Vú không căng sữa, vắt không thấy sữa chảy ra, vú teo nhỏ dần sau đó mất sữa hoàn toàn.

     

    – Khi bú heo con kêu nhiều và chạy qua, chạy lại. Heo con thường bị tiêu chảy, còi cọc tỷ lệ chết cao.

     

    3. Phòng bệnh:

     

    – Thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng

     

    – Phòng bệnh viêm tử cung, viêm vú

     

    4. Điều trị:

     

    – Truyền dịch Glucose 5% kết hợp với Caldee-B12 hoặc Stress vitam qua đường xoang bụng hoặc tĩnh mạch

     

    – Chích Oxytocine: 10 UI/con/ngày

     

    Ths. Nguyễn Thị Liễu Kiều

    Nguồn: Trung tâm Khuyến nông TP HCM

    27 Comments

    1. Đánh Hải

      Lợn e đẻ được 18 ngày bỏ ăn nôn mửa bị táo bón và không sốt là bị thế nào ạ

    2. Vũ Văn Tài

      Lợn đẻ 2ngày vẫn k ăn trở lại,dấu hiệu bị
      mất sữa

      Lợn đẻ được 2ngay không thấy ăn có dấu hiệu bị mất sữa, nguyên nhân và cách chữa?

    3. Kim thị thu hiền

      Lợn nái nhà em đẻ được 2 ngày âm đạo ra dịch màu nâu bỏ ăn và đang có hiện tượng sốt mong anh chị xem giúp em?

    4. Lê Thùy

      Lợn sau sinh bỏ ăn không có sữa cho em hỏi nguyên nhân và cách khắc phục cách khắc phục?

    5. Trần Hoàng Tài

      Bệnh heo nái nhiệt độ 38°c táo bón bỏ ăn là bệnh gì . chác điều trị .

    6. Trần Hoàng Tài

      Lợn mả chửa thời kỳ cuối nhiệt độ bình thường thân hình bình thường táo bón

    7. phan thị hải yến

      Heo bị sẩy thai do nước lũ
      Nhưng một thời gian thì thai con chết
      đã ra được. Tầm 3 ngày sau thì heo có biểu hiện chán ăn,toàn thân tím bầm

    8. Bùi văn hiền

      Heo nhà em đẻ được hai ngày thì không ăn bị mất sữa cho em hỏi cách điều trị

    9. Bùi văn hiền

      Heo nái nhà em đẻ được hai ngày thì không ăn bị mất sữa vậy cho em hỏi cách điều trị bệnh

    10. Hà Nhi

      Lợn nhà em đẻ đc 1 ngày thì ra dịch đục, sốt nhẹ từ 39,5 độ đến 41 độ; bỏ ăn, muốn cho con bú. Vậy lợn nhà em bị sao vậy ạ và cách khắc phục thế nào ạ?

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.