Các biện pháp tăng cường khả năng miễn dịch cho gia cầm - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Các biện pháp tăng cường khả năng miễn dịch cho gia cầm

    Khi các nhà chăn nuôi gia cầm đang tìm cách giảm bớt sử dụng kháng sinh trong điều trị, thì chất lượng thức ăn và sức khỏe trang trại ngày càng trở nên quan trọng. Các mối đe dọa gây ra do mycotoxin trong nguyên liệu thức ăn cho thấy cần phải cân nhắc về rủi ro và cần thực hiện các chiến lược can thiệp giúp giảm thiểu những thách thức mà các nhà chăn nuôi phải đối mặt.

     

    Một chương trình giảm kháng sinh hiệu quả phụ thuộc vào cách tiếp cận tích hợp và toàn diện bao gồm an toàn sinh học trang trại, chất lượng và an toàn thức ăn được hỗ trợ bởi các biện pháp quản lý sức khỏe thích hợp. Người chăn nuôi thường không quan tâm nhiều đến mycotoxin ở cấp độ trang trại mặc dù sự hiện diện của nó và các xenobiotic khác trong khẩu phần ăn của gia cầm là rất phổ biến. Sự hiện diện này thường được tìm thấy ở dạng kết hợp, mycotoxin được biết là làm giảm khả năng miễn dịch của động vật, làm tăng nhu cầu sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh tật và làm giảm năng suất.

    Các biện pháp tăng cường khả năng miễn dịch cho gia cầm

    Vì mycotoxin luôn có mặt trong khẩu phần ăn của gia cầm và các triệu chứng chủ yếu là không đặc hiệu nên tỷ lệ mắc bệnh của chúng vẫn xảy ra mặc dù có sử dụng các biện pháp can thiệp để kiểm soát nguy cơ nhiễm trùng trong đàn.

     

    Tác dụng bất lợi của mycotoxin

     

    Sự hiện diện của mycotoxin làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng miễn dịch và tính toàn vẹn của ruột. Nồng độ, thành phần hóa học và tác dụng hiệp đồng của các độc tố mycotoxin góp phần tạo ra các triệu chứng bất lợi ở động vật đang phát triển đặc biệt là ở gà con, gà đẻ và gà giống do hệ thống miễn dịch của chúng chưa trưởng thành và thời gian tiếp xúc lâu hơn. Ở mức độ thấp, mức độ mãn tính, mycotoxin có thể ảnh hưởng đến các phản ứng miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể của gia cầm, làm tăng tính nhạy cảm với các bệnh truyền nhiễm bằng cách giảm hiệu quả của các quy trình kiểm soát sức khỏe, như tiêm vaccine.
    Các loại độc tố nấm mốc nguy hiểm bao gồm: Aflatoxin B1, Ochratoxin A, Fumonisins và Trichothecenes, DON, T2, HT-2 đã được chứng minh là làm giảm sức khỏe đường ruột, làm giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng, tính toàn vẹn màng tế bào, tăng quá trình oxy hóa và tổng hợp protein như globulin miễn dịch. Tác động phức hợp liên kết của tế bào ruột, kích hoạt các cytokine gây viêm trong đường tiêu hóa, làm tăng tốc độ lây truyền của vi khuẩn như salmonella hoặc cầu trùng vào hệ thống tuần hoàn. Vì mycotoxin luôn có mặt trong khẩu phần ăn của gia cầm và các triệu chứng chủ yếu là không đặc hiệu nên tỷ lệ mắc bệnh của chúng vẫn xảy ra mặc dù sử dụng các biện pháp can thiệp để kiểm soát nguy cơ nhiễm trùng trong đàn, dẫn đến tăng đề kháng kháng sinh. 

     

    Các loại độc tố nấm mốc phổ biến và tác hại của nó 

     

    • Aflatoxin B1: AFB1 làm giảm số lượng tế bào lympho T và số lượng tế bào lách, làm giảm hoạt động của đại thực bào và tăng sản xuất các cytokine gây viêm làm cho động vật dễ bị nhiễm vi khuẩn và nấm.
    • Ochratoxin A: Giảm sự tổng hợp của immunoglobulin. Suy giảm miễn dịch trung gian tế bào có liên quan đến việc giảm các tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân và đại thực bào. Suy giảm khả năng miễn dịch thu được ở động vật được tiêm vắc-xin và con non khi nhiễm Ochratoxin A.
    • Trichothecenes: Vì T-2, HT-2 ảnh hưởng đến các tế bào tủy xương, dẫn đến chứng thiếu máu không tái tạo được với số lượng bạch cầu giảm, làm giảm sự biến đổi tế bào lympho và giảm đáp ứng với các tế bào lympho ngoại vi, và tế bào lách.
    • Deoxynivalenol (DON): khi phơi nhiễm thời gian ngắn, sẽ kích hoạt các cytokine tiền viêm, trong khi tiếp xúc lâu với nồng độ thấp hoặc trung bình sẽ ức chế sự tổng hợp IgA và IgG.
    • Fumonisins: làm tăng lượng oxit nitric và làm giảm quá trình sinh tổng hợp lipid cần thiết cho sự toàn vẹn của thành ruột. Fumonisin và Trichothecenes gây ra stress oxy hóa tế bào và làm suy giảm các cơ chế bảo vệ tế bào như glutathione peroxidase. Các tế bào có nhu cầu năng lượng cao và tăng sinh nhanh chóng như tế bào ruột và tế bào miễn dịch sẽ dễ bị tổn thương do stress oxy hóa.

     

    Chẩn đoán và phân tích

     

    Mặc dù cách tiếp cận toàn diện đối với rủi ro mycotoxin nên được xem xét, quản lý rủi ro mycotoxin là một phần cơ bản trong các chiến lược của nhà sản xuất để hỗ trợ sức khỏe và hiệu suất của đàn. Việc sử dụng các công cụ chẩn đoán tại trang trại có thể giúp các nhà sản xuất đánh giá và định lượng rõ ràng hơn sự hiện diện của độc tố mycotoxin trong thức ăn.

     

    Hỗ trợ kiểm soát miễn dịch và năng suất cho động vật

     

    Độc tố nấm mốc có tác động đến khả năng miễn dịch, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật, làm cho chúng không thể đạt được tiềm năng phát triển đầy đủ và làm tăng chi phí sử dụng thuốc thú y. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng có thể dẫn đến ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh tế của các trang trại và làm giảm đáng kể giá trị của gia cầm trong các hệ thống nuôi không có kháng sinh. Có thể định lượng và phát triển một cái nhìn tổng quan sâu sắc về thách thức là chìa khóa để lựa chọn một chiến lược can thiệp hiệu quả. Để chống lại tác hại của mycotoxin đối với khả năng miễn dịch, người ta đã sử dụng một hỗn hợp các loại đất sét và Beta-glucans để giảm tác hại sinh học của mycotoxin, hỗ trợ tính toàn vẹn của ruột và điều chỉnh hệ thống miễn dịch 

     

    Nhìn về tương lai

     

    Ngày nay, các nhà chăn nuôi gia cầm đang phấn đấu để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng về một mong muốn sản xuất thực phẩm an toàn và có kinh tế. Để đạt được mục tiêu quan trọng này và nhu cầu ngày càng tăng đối với các hệ thống không có kháng sinh đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện về thức ăn – trang trại – sức khỏe để giảm tỷ lệ mắc bệnh và hỗ trợ khả năng miễn dịch. Vì vậy cần tập trung vào việc cải thiện an toàn trong thức ăn, sức khỏe đường ruột và phát triển các giải pháp dinh dưỡng, bằng cách nghiên cứu các chất dinh dưỡng chức năng tác động đến biểu hiện gen cụ thể và hệ vi sinh vật.

     

    Biên dịch: Ecovet team (theo poultryworld)

    Nguồn: Ecovet

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.