Theo thống kê, cứ 100 trứng thì có khoảng 2 quả bất bình thường, tương đương với tỷ lệ khoảng 2%. Có những trường hợp chỉ là dị tật đơn thuần nhưng cũng có những trường hợp là dấu hiệu của bệnh.
Biết được các nguyên nhân có thể gây ra những bất thường đó sẽ giúp chúng ta chủ động hơn nhiều khi gặp bất kỳ một vấn đề nào trên trứng nhất là trong việc chẩn đoán bệnh cho đàn gà đẻ trứng.
Trong loạt bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau điểm qua hầu hết các trường hợp bất thường có thể gặp trong thực tế, giải thích cơ chế và liệt kê toàn bộ các nguyên nhân gây ra những bất thường đó.
Trước khi đi vào từng trường hợp cụ thể, chúng ta cùng nhau xem qua sơ đồ miêu tả chi tiết quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng và thời gian cần thiết cho mỗi công đoạn.
1. Gà đẻ trứng có quầng trắng
Khi 2 lòng đỏ vào túi tạo vỏ trứng cùng lúc, sau khi vỏ trứng thứ nhất hình thành xong, đến trứng thứ 2 thì canxi được lắng đọng thêm tạo nên một quầng canxi bên ngoài.
Nguyên nhân:
- Stress.
- Thay đổi chế độ chiếu sáng: ví dụ thêm ánh sáng nhân tạo trong chuồng để khuyến khích gà đẻ trứng vào mùa đông.
- Các bệnh như viêm phế quản truyền nhiễm.
2. Gà đẻ trứng méo mó
Trứng biến dạng và có rất nhiều loại khác với hình dạng và kích cỡ bình thường như quá to, quá nhỏ hoặc tròn thay vì hình oval và nhiều biến dạng khác nhau.
Nguyên nhân:
- Tuyến tạo vỏ trứng chưa phát triến.
- Bệnh trên gà có tính truyền nhiễm: Newcastle, viêm phế quản, khí quản, hội chứng giảm đẻ E76.
- Stress.
- Mật độ nuôi quá dày.
3. Vỏ trứng có vết máu
Trứng bị dính máu do gà bị sa hậu môn, gà mổ cắn lẫn nhau hoặc gà mổ vào hậu môn của gà khác. Vết máu thường gặp trên trứng gà mái tơ, gà đẻ trứng giai đoạn đầu.
Nguyên nhân:
- Gà mái tơ thừa cân, stress dẫn đến các mạch máu trong âm đạo bị vỡ → máu dính vào gà trứng.
- Thời gian chiếu sáng/ngày tăng đột ngột (nhất là vào các tháng mùa đông).
- Tình trạng vệ sinh chuồng, lồng, khay và dây chuyền thu trứng kém.
4. Gà đẻ trứng có lắng tụ đốm Canxi
Là hiện tượng toàn bộ vỏ quả trứng xuất hiện những đốm trắng rải rác khắp bề mặt với kích thước đốm to nhỏ khác nhau.
Nguyên nhân:
- Tuyến tạo vỏ có vấn đề.
- Quá trình lắng tụ Canxi bị xáo trộn.
- Dinh dưỡng kém, ví dụ: canxi dư thừa quá nhiều.
5. Gà đẻ trứng có đốm trắng
Tương tự trường hợp Canxi lắng tụ, những đốm này nhỏ hơn và được hình thành trước hoặc sau khi hình thành vỏ cutin.
Nguyên nhân:
- Tuyến tạo vỏ trứng có vấn đề.
- Quá trình lắng tụ Canxi bị xáo trộn.
- Dinh dưỡng kém, ví dụ: canxi dư thừa quá nhiều.
6. Gà đẻ trứng có đốm nâu
Giống trường hợp trứng có đốm trắng ở trên, chỉ khác là những đốm này có màu nâu.
7. Trứng vỏ lụa
Trứng hình thành với một lớp vỏ không hoàn thiện. chỉ có một lớp mỏng Canxi lắng tụ và bám vào lớp vỏ lụa.
Nguyên nhân:
- Tuyến tạo vỏ chưa hoàn thiện.
- Thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu Canxi, vitamin E, B12, D và phosphore, selenium.
- Bệnh truyền nhiễm như viêm phế quản, cúm gia cầm, hội chứng giảm đẻ, nội ngoại ký sinh trùng.
- Stress nhiệt, độ ẩm cao quá hoặc thấp quá.
- Xáo trộn quá trình vôi hóa.
- Gà đẻ trứng trong khi lột xác.
- Độ tuổi gà: thường gặp trên đàn gà già.
- Nước mặn.
- Độc tố nấm mốc.
8. Trứng có vỏ gấp nếp
Trứng có biểu hiện xù xì và vỏ gấp nếp bề mặt. Trứng được hình thành khi không kiểm soát và kết thúc được quá trình tạo vỏ.
Nguyên nhân:
- Di truyền.
- Do các bệnh trên gà có tính truyền nhiễm: newcastle hoặc viêm phế quản truyền nhiễm.
- Sử dụng quá nhiều kháng sinh.
- Khẩu phần dư thừa canxi.
- Thiếu đồng trong khẩu phần ăn.
- Tuyến tạo vỏ có vấn đề.
VietDVM team
- trứng gà li>
- bệnh trên gà li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi thúc đẩy sản xuất gia cầm bền vững như thế nào
- Vaccine dịch tả lợn châu Phi: Làm gì để nông dân tin tưởng, sử dụng?
- Vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh của ngựa
- 6 phụ gia quan trọng trong dinh dưỡng gia cầm vì sự phát triển bền vững
- Tối ưu hóa hiệu suất sinh trưởng: Vai trò quan trọng của arginine và leucine
- Nguyên nhân khiến gà bị khô chân và cách phòng bệnh
- Chống nóng cho vật nuôi từ bên trong: vai trò của dinh dưỡng
- Xuất khẩu tổ yến: Mở đường cho doanh nghiệp bay xa
- Dự báo thị trường thức ăn thú cưng tại Trung Quốc năm 2025
Tin mới nhất
T4,25/06/2025
- Mavin Feed đồng hành cung nhà chăn nuôi chung tay phòng chống ASF
- Luật Chăn nuôi mới: Cơ hội và thách thức cho ngành thịt Việt Nam
- EU thúc đẩy kiểm soát kháng thuốc kháng sinh thông qua biện pháp SPS
- Tập đoàn TH đón nhận giải thưởng “Vinh quang Việt Nam” năm 2025
- Giàu lên nhờ nuôi heo kết hợp trồng cây ăn trái
- Căng thẳng thương mại nắn lại dòng chảy ngô và đậu tương Mỹ
- Bỏ chức giám đốc nhà máy, về quê làm trang trại nuôi gà
- Thực hư hình ảnh hàng trăm xác lợn chết trên kênh Phước Hòa-Dầu Tiếng
- Đi tìm bản đồ miễn dịch cho ngành chăn nuôi
- Giá heo hơi hôm nay 23/6: Thị trường đi ngang trong sáng đầu tuần
- 30 năm USSEC Việt Nam: Gắn bó và nỗ lực vì tương lai nông nghiệp bền vững
- Livestock Vietnam 2025 – Triển lãm và Hội thảo Quốc tế lần thứ 3 về Chăn nuôi, Thức ăn, Sức khỏe vật nuôi, Sản xuất sữa và Chế biến thịt
- Bộ NN&MT mở đợt ‘truy quét’ việc lạm dụng chất kích tăng trưởng, tăng trọng
- Cargill rút khỏi ngành thức ăn thủy sản tại Việt Nam, đóng cửa nhà máy tại Đồng Tháp và Long An
- Chăn nuôi dê bền vững theo chuỗi giá trị: Chủ nhà hàng là mắt xích quan trọng
- Da khỏe, lông đẹp: Chiến lược dinh dưỡng hiệu quả cho heo con sau cai sữa
- Lo ngại bệnh than, Campuchia ngừng nhập một số sản phẩm từ Thái Lan
- Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà
- Bệnh Lymphoid Leukosis có triệu chứng như thế nào trên gà thịt lông màu?
- Xuất nhập khẩu thịt bò của Vương quốc Anh 2 tháng đầu năm 2025 giảm
Gà nhà em nuôi có hiện tượng đẻ trứng ra máu, bị sa hậu môn thì điều trị như nào ạ?