Cân bằng điện giải trên khẩu phần heo - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Cân bằng điện giải trên khẩu phần heo

    Mọi người đều biết rằng các loại khoáng là một phần quan trọng của các chức năng sinh học ở heo. Chúng còn quan trọng hơn nữa trong dinh dưỡng cho heo, chúng tham gia vào quá trình thể hiện và điều tiết của các gen, tham gia vào hệ thống enzyme điều tiết các chức năng của tế bào, tham gia vào quá trình cân bằng thẩm thấu và giải độc cơ thể cũng như cân bằng acid-kiềm và cấu trúc trao đổi của xương.

     

    Để hiểu đúng tầm quan trọng của khoáng cần thiết phải quay ngược trở lại hàng triệu năm về trước khi sự sống chuyển từ dưới nước lên trên cạn.

     

    Để sống sót, hệ thống da hình thành như một hàng rào ngăn cản giữa môi trường khí xung quanh và môi trường chất lỏng bên trong tế bào. Các hệ thống cần phát triển và điều tiết chất lỏng bên trong và xung quanh tế bào. Nước cần thiết để vận chuyển chất dinh dưỡng, khí, chất thải và hormone quanh cơ thể.

     

    Nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bôi trơn và cân bằng acid-kiềm và các sản phẩm trao đổi chất khác. Nó cũng có khả năng rất lớn trong việc điều tiết nhiệt sinh ra do các phản ứng hóa học của quá trình tiêu hóa và giai đoạn stress nhiệt.

     

    Điều này đạt được nhờ dòng điện sinh ra trong quá trình hòa tan các chất điện gải vào nước. Ví dụ, Trong chất lỏng xung quanh tế bào có một số chất điện giải cơ bản như NaHCO3 và Cl và bên trong tế bào là K , P, Mg, Na, Ca và HCO3 được tìm thấy.

     

    Thật thú vị khi thấy hoạt lực điện giải của nước đạt tối đa ở 37°C tức là xấp xỉ nhiệt độ cơ thể của heo.

     

    Vì chúng có mặt với một lượng rất nhỏ nên hàm lượng của chúng được đo bằng miliequivalents (mEq). Đó là đơn vị đo của điện tích và tiềm năng sản sinh ra acid hoặc kiềm. Nhiệm vụ chính của chất điện giải là thiết lập và ổn định sự cân bằng của nước bên trong cơ thể.

     

    Điều tiết sự cân bằng của nước bên trong cơ thể được kiểm soát bởi hormone như A.D.H. (Anti-Diuretic Hormone). Ví dụ khi hàm lượng các chất điện giải trong máu giảm, Lượng tiết A.D.H. sẽ tăng lên và lưng thông nước tiểu giảm.

     

    Khát nước là động lực của sự cân bằng nước.

     

    Các chất điện giải chủ chốt Na, K, Cl, HCO3 có các chức năng quan trọng khác nhau.

     

    Chức năng tế bào trên heo được giải thích.

     

    Bây giờ đã có thể giải thích điều gì đang xảy ra bên trong tế bào khi heo không ở trong vùng an toàn. Có thể heo chịu đựng và thích nghi được với nhiệt độ cao tới khoảng 25oC, nhưng ở nhiệt độ cao hơn sẽ không tránh khỏi stress nhiệt.
    Há miệng và thở hổn hển được heo sử dụng để giảm nhiệt sâu từ bên trong cơ thể bằng cách làm thoát hơi nước từ bề mặt phổi và đường hô hấp. Sự bay hơi nước đòi hỏi một lượng lớn nhiệt lượng giúp làm cho nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Cơ thể cũng mất CO2 và HCO3. Sự mất CO2 qua mạnh sẽ dẫn đến môi trường bị kiềm hóa là rối loạn cân bằng acid-kiềm.

    Cân bằng điện giải trên khẩu phần heo

    Mất cân bằng điện giải có lẽ là hậu quả nghiêm trọng nhất. Tất cả các hệ thống trong cơ thể bị ảnh hưởng khi mất cân bằng điện giải trong khẩu phần (DEB). Tác động chính của việc này là làm tăng tính phức tạp của sự thóai hóa các chất hóa học trong cơ thể sau khi nhiệt độ cơ thể tăng. Hệ thống điều hòa nhiệt thông thường sớm bị quá tải, chứng tăng thông khí (thở quá nhanh) xảy ra khi cố gắng làm mát cơ thể bằng cách làm bay hơi nước từ phổi. Trong điều kiện nóng và ẩm liên tục, việc làm mát này đã thất bại, gây ra những biến đổi nghiêm trọng trong máu, mất cân bằng axit-kiềm (điều cần thiết cho các chức năng thông thường), do đó làm giảm hiệu quả của hệ thống enzyme trong tế bào.

     

    Heo  ngừng ăn và có những hành vi phản ứng khác nhau như thở hổn hển, tăng đầm mình trong nước, cơ bắp run. Mất cân bằng điện giải dẫn đến lượng kali, natri và bicarbonate bài tiết trong nước tiểu tăng.

     

    Các dấu hiệu mà người nông dân quan sát thấy ở heo  của mình là kết quả của việc cố gắng làm giảm nhiệt độ cơ thể bằng cách làm mất nhiệt. Quá trình này xảy ra một loạt các thay đổi về chất điện giải. Thở hổn hển làm tăng sự bốc hơi nước từ bề mặt phổi do yếu tố 4+. Nó làm tăng nồng độ kali [K+] trong nước tiểu và giảm nồng độ bicarbonate [HCO3] trong máu. Làm phát sinh nhu cầu về bicarbonate. Sản phẩm cuối của quá trình trao đổi chất ở tế bào thường là các axit, nghĩa là có sự gia tăng các ion hydro [H+] những ion này bị trung hòa bởi bicarbonate [HCO3].

     

    Trong điều kiện thông thường (nhiệt độ và độ ẩm phù hợp) có sự cân bằng giữa các chất điện giải (đo bằng mEq) tại đó quá trình tiêu hóa và trao đổi chất đạt được hiệu quả tối đa. Khi nhiệt độ môi trường cao hơn, tính cân bằng điện giải được đặt ở mức cao hơn nhằm duy trì được hiệu quả tương tự trong quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Biết được giá trị các thành phần trong nguyên liệu là rất quan trọng. DEB được tính theo công thức (Na+ + K+) – (CI- + S=).

    Nhiệt độ cao đòi hỏi giá trị cao

     

    Để tăng tổng cân bằng điện giải trong khẩu phần nhằm đáp ứng giá trị theo nhu cầu của nhiệt độ cao và độ ẩm tương đối, phải đáp ứng đủ nhu cầu về bicarbonat, natri và kali. Để đạt được năng suất tối đa, không nên bổ sung muối (natri clorua) vào những khẩu phần này vì những ảnh hưởng tiêu cực của clo.

     

    Tóm lại

     

    1. Khoáng là thành phần quan trọng hơn cả đối với tất cả các chức năng sinh học ở heo so với các chất dinh dưỡng khác. Những chức năng này bao gồm:

     

    • Thể hiện và quy định gen
    • Hệ thống enzyme trong tế bào
    • Cân bằng độ thẩm thấu
    • Giải độc
    • Cân bằng Axit-Kiềm
    • Cấu tạo mô, ví dụ xương

     

    2. Natri, Kali, Clo, Sulphur và Bicarbonate ở dạng ion.

     

    Dựa vào điện tích của các ion được chia thành hai loại là cation (+) (ion dương) hoặc anion (-) (ion âm).
    Phương trình này thể hiện tầm quan trọng của việc cân bằng cation anion trong khẩu phần (DCAB) thường được gọi là Cân bằng điện giải trong khẩu phần (DEB).
    (Na+ + K+) – (CI- + S=)

     

    Kiểm soát cân bằng điện giải trong khẩu phần là một yếu tố quan trọng để tối đa năng suất trong môi trường sản xuất hạn chế. Việc vận dụng DEB phải được quản lý cẩn thận.


    3. Cân bằng Axit-Kiềm ở heo 

     

    Duy trì cân bằng axit-kiềm là nền tảng của sự sống. Hệ thống enzyme, chức năng trao đổi chất và các biện pháp thực hiện phụ thuộc vào sự cân bằng này. Độ pH của máu được duy trì trong khoảng 7.3 – 7.5 nhờ hệ thống đệm dựa trên HCO3- (ion bicarbonate). Hô hấp nhanh và mạnh là một phản ứng quan trọng của việc nỗ lực làm mát cơ thể do làm bay hơi nước từ phổi. Điều này dẫn đến nhiễm kiềm chuyển hóa do hao hụt CO2 quá nhanh. Gây khát nước, bài tiết ra nhiều nước tiểu cùng với các chất điện giải quan trọng.

     

    Yêu cầu bổ sung liên tục natri, kaki và Bicarbonate.

     

    4. Bổ sung Natri và Kali làm tăng giá trị DEB, cải thiện tăng trọng trung bình hàng ngày của heo .

     

    5. Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với heo. Stress nhiệt làm tăng lượng nước tiêu thụ ít nhất năm lần so với mức bình thường ở vùng ôn đới.

     

    6. Tiếp xúc với stress nhiệt trong thời gian dài gây ức chế đáp ứng hệ miễn dịch. Tăng hàm lượng corticosteroid trong máu làm giảm hoạt lực và mật độ các tế bào lympho trong máu.

     

    Nguồn: https://www.heatstress.info/heatstressinfo/BiochemistryofdietaryelectrolytebalanceinPig/tabid/2213/Default.aspx

     

    Biên dịch: Acare VN team

    Nguồn: AcareVietnam

    1 Comment

    1. Andrea

      đó là một trong những tính chất của giải pháp Sanodyna của chúng tôi.
      Để tăng sức khỏe của lợn, và bảo vệ vệ sinh và tất cả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, và chống lại dịch tả ASF.
      http://www.sanodyna.com

      it’s one of the properties of our Sanodyna solution.
      To increase the health of the pig’s, and the protection of hygiene and all the infections of bacterias, and against Cholera ASF.
      http://www.sanodyna.com

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.