Một kỹ thuật mới theo dõi sự di chuyển của gà nuôi có thể được sử dụng để dự đoán những đàn có nguy cơ bị nhiễm Campylobacter – một loại vi khuẩn phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm tại Anh.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Oxford đã cho thấy rằng, bằng cách sử dụng một hệ thống camera để phân tích, các đàn gà có nguy cơ nhiễm khuẩn có thể được phát hiện khi những con gà từ 7 đến 10 ngày tuổi, sớm hơn nhiều so với thời gian thông thường lấy mẫu kiểm tra tại trang trại.
Bất chấp những nỗ lực để cải thiện an toàn sinh học, con người gặp rất nhiều khó khăn để loại bỏ Campylobacter ra khỏi các chuỗi thức ăn. Đây là vi khuẩn có thể tiếp cận con người qua thịt gà sống hoặc nấu chưa chín. Hệ thống cảnh báo sớm mới này có khả năng thay đối cách kiểm soát Campylobacter, mang lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Tiến sĩ Frances Colles từ Khoa Động vật học của Đại học Oxford, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Con người tiêu thụ gần 60 tỷ con gà một năm – nhiều hơn bất kỳ động vật nào khác. Hiện tại, vi khuẩn Campylobacter đã gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm trên toàn thế giới. Người ta ước tính rằng có đến 80% nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ thịt gà bị nhiễm bẩn”.
Mặc dù có rất nhiều nỗ lực để cải thiện thực hành an toàn sinh học tại các trang trại trong thập kỷ qua, có hơn 70% số gà thịt ở EU vẫn dương tính với vi khuẩn Campylobacter khi được giết mổ trong năm 2008 và tỷ lệ ngộ độc thực phẩm của con người vẫn tiếp tục không suy giảm. Điều này cho thấy rằng ô nhiễm môi trường trong quá trình gà thịt phát triển có thể không phải là nguyên nhân duy nhất gây nên tình trạng nhiễm Campylobacter ở gà.
Nhóm nghiên cứu Oxford thử nghiệm giả thuyết rằng có thể nhận biết các đàn gà nhiễm Campylobacter thông qua hành vi của chúng. Giáo sư Marian Dawkins, giáo sư về hành vi động vật tại Đại học Oxford và là đồng tác giả nghiên cứu nói: “Chúng tôi đã sử dụng một phương pháp mới lạ và không xâm lấn nhằm giám sát hành vi của gà và phân tích các mô hình dòng chảy quang từ camera bên trong chuồng nuôi gà thịt”.
Dòng quang học hoạt động bằng cách phát hiện các mô hình được hình thành bởi những thay đổi về độ sáng trong hình ảnh chuyển động cả về thời gian và không gian. Đây là phương pháp tính toán đơn giản và không cần gắn thẻ hoặc đánh dấu cá thể động vật. Đây là phương pháp lý tưởng cho việc giám sát liên tục lâu dài các nhóm vật nuôi số lượng lớn như gà mái đẻ trứng và gà thịt, nơi các dòng chảy quang học giúp tiên đoán các tình trạng quan trọng như tỷ lệ tử vong.
Để kiểm tra giả thuyết rằng việc phân tích dòng chảy quang học cũng có thể phát hiện thời điểm đàn gia cầm bị nhiễm Campylobacter, các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của 31 đàn gà thịt thương mại. Họ cũng thu thập mẫu phân từ những đàn giống và thử nghiệm chúng xem có sự hiện diện của Campylobacter ở các lứa tuổi khác nhau hay không (21 ngày, 28 ngày và 35 ngày) thông qua việc sử dụng các phương pháp thí nghiệm tiêu chuẩn. Điều này đã đưa ra một so sánh trực tiếp giữa dòng quang học và thử nghiệm các mẫu phân.
Các đàn gà dương tính với Campylobacter có dòng chảy quang học ở mức thấp hơn trung bình (chuyển động trung bình ít hơn) và chuyển động không đều so với các đàn không nhiễm khuẩn. Điều này hoàn toàn độc lập với nhiệt độ bên ngoài. Phương pháp này giúp phát hiện đàn gà bị nhiễm khuẩn từ giai đoạn 10 ngày tuổi.
Việc sử dụng thông tin lưu lượng quang học này có tiềm năng tạo ra một tác động lớn đến việc quản lý đàn gà thương mại. Người quản lý trang trại có thể truy cập thông tin đó trong thời gian thực và sẽ nhận được cảnh báo sớm về nguy cơ sức khỏe của đàn gà, cho phép họ can thiệp trước khi tình trạng nhiễm khuẩn trở nên nghiêm trọng và hỗ trợ họ sản xuất thực phẩm chất lượng cao hơn.
Biên dịch: Lê Hồng Vân (Theo phys.org)
Nguồn: Bộ NN&PTNT
- hành vi của gà nuôi li>
- ngăn ngừa ngộ độc li>
- ngộ độc thực phẩm li>
- chăn nuôi gà li> ul>
- Một số bệnh thường ghép với tai xanh trên lợn
- Cho lợn con ăn khẩu phần đơn giản với loại protein phù hợp
- Ủ chua ngô sinh khối, nông dân không lo thiếu thức ăn gia súc
- Giảm thiểu tổn thất do hiện tượng thịt nhợt màu, mềm và rỉ nước (PSE)
- Hệ số hiệu chỉnh một số tính trạng sinh trưởng trong đánh giá di truyền và chọn giống heo
- Đánh giá các chế phẩm bổ sung không kháng sinh trên vật nuôi: Những hạn chế và triển vọng
- Chiến lược dinh dưỡng nhằm tăng cường phản ứng miễn dịch chống lại bệnh ASF và bệnh PRRS ở lợn
- Cách chẩn đoán thiếu hụt khoáng chất ở động vật
- Tỷ lệ khoáng vi lượng lý tưởng giữa sắt, kẽm, mangan và đồng cho heo con
- Kẽm hữu cơ, thành phần thiết yếu cho ngành chăn nuôi lợn
Tin mới nhất
T6,08/12/2023
- Đậu hạt Canada : Tiềm năng ứng dụng to lớn trong ngành chăn nuôi Việt Nam
- Hội thảo tổng kết hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội năm 2023
- Nâng tầm giá trị sản phẩm heo Broong Đức Cơ
- TP.HCM: Siết quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm dịp tết
- Ngăn chặn vận chuyển trái phép động vật, kiểm soát tốt dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung thực phẩm
- Một số điểm thịt cơ bản của heo hương đen Việt – Thái
- Bò BBB: Chìa khóa cải thiện năng suất bò thịt tại Việt Nam
- Hà Nội khẩn trương thực hiện các khu vực không được phép chăn nuôi
- Phát triển chuỗi giá trị trong chăn nuôi để tăng sức cạnh tranh
- Nuôi gà gia công, ăn chắc mặc bền
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất