[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngành chăn nuôi Hà Nội đứng top đầu cả nước với 164.200 con; lợn trên 1,6 triệu con; gia cầm 29 triệu con trong đó gà 19,5 triệu con; đàn chó mèo 412.751 con (2017); chiếm 55% giá trị GDP trong sản xuất nông nghiệp. Để có được kết quả trên, có những đóng góp không nhỏ của ngành Thú y Hà Nội. Nhằm tiếp tục duy trì và phát triển chăn nuôi hiệu quả bền vững trong năm 2018, ngành Thú y đã tham mưu Sở NN&PTNT một số giải pháp trọng tâm trong công tác phòng chống dịch bệnh đàn gia súc gia cầm, đó là:
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác dự báo về thời tiết khí hậu, tốc độ phát triển, tình hình chăn nuôi, giá cả thị trường tại các địa phương
Năm 2017, ngành chăn nuôi gặp không ít khó khăn do những biến động bất thường, khó lường đó là diễn biến thời tiết khí hậu nắng nóng, rét đậm, rét hại. Tháng 10/2017, một trận mưa lũ ngập úng trên diện rộng ở một số huyện (Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thanh Oai …). Tháng 4/2017, giá thịt lợn xuống thấp chưa từng có trong lịch sử (12.000 – 15.000 đồng/kg) làm người chăn nuôi điêu đứng. Việc dự báo, tuyên truyền hướng dẫn cho người chăn nuôi chủ động đối phó với những biến động trên là rất cần thiết và quan trọng.
Năm 2018, ngành Thú y phối hợp với các ngành liên quan để làm tốt hơn công tác cập nhật thông tin, nhất là phối hợp với các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp để cập nhật thông tin kịp thời tuyên truyền cho người chăn nuôi chủ động nắm bắt thông tin. Chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở thực hiện tốt việc thống kê đàn gia súc gia cầm, dự báo cân đối việc sử dụng gia súc gia cầm, nhất là gia súc gia cầm thương phẩm trên địa bàn, để góp phần tích cực cân đối cung cầu hạn chế tình trạng dư thừa thịt thương phẩm làm hạ giá thành như năm 2017.
Phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Sở NN&PTNT (Trung tâm Phát triển chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông …) và các doanh nghiệp tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo đối với các hộ chăn nuôi lớn để cung cấp thông tin, giá cả thị trường (trong nước, thế giới) giúp các hộ chăn nuôi ký kết hợp tác tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm hiệu quả hơn nữa.
Hà Nội tăng cường tiêm phòng vaccine cho đàn vật nuôi
Thứ hai, tham mưu các cấp chính quyền cụ thể hóa kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố
Chi cục Thú y Hà Nội đã tham mưu thành phố ban hành Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên địa bàn toàn thành phố (Kế hoạch số 23/KH-UBNF ngày 23/1/2018). Cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về phòng chống dịch bệnh, giám sát dịch bệnh, tiêm phòng, vệ sinh tiêu độc, thanh tra, kiểm tra, quản lý giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi. Tăng cường hoạt động kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và quản lý, phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm ngoài khu dân cư…
Thứ ba, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc gia cầm và giám sát dịch bệnh tại các địa phương.
Năm 2018, Chi cục Thú y Hà Nội sẽ tổ chức tiêm phòng đại trà 02 đợt/năm (đợt 1 vào tháng 3- 4 /2018, đợt 2 vào tháng 9-10/2018). Ngoài 2 đợt đại trà nêu trên, chỉ đạo thú y viên tiêm phòng bổ sung và tuyên truyền để người chăn nuôi chủ động mua vắc xin tiêm phòng bổ sung hàng tháng cho đàn gia súc gia cầm mới nhập về nuôi chưa tiêm phòng; đàn đã tiêm nhưng hết thời gian bảo hộ theo qui định của Cục Thú y. Kiên quyết xử lý những tổ chức cá nhân không thực hiện tiêm phòng theo qui định. Một số loại vắc xin sẽ tiến hành tiêm phòng đó là với đàn trâu bò sẽ tiêm phòng 02 loại vắc xin là Tụ huyết trùng và LMLM, đàn lợn tiêm phòng LMLM, tai xanh, tụ huyết trùng, dịch tả, đóng dấu. Đàn gia cầm tiêm phòng các loại vắc xin cúm, newcatstle, gumboro …
Tỷ lệ tiêm phòng đối với các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc phải đảm bảo tiêm phòng trên 80 % tổng đàn. Đối với bệnh dại tiêm phòng cho đàn chó mèo trong diện phải tiêm đạt 100 %. Tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng phải đảm bảo trên 70 %.
Giám sát dịch bệnh, một trong những khâu quan trọng để chủ động đối phó khi có dịch. Năm 2018 Chi cục Thú y sẽ tăng cường chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở thường xuyên giám sát dịch bệnh đến tận thôn xóm, hộ chăn nuôi để kịp thời phát hiện xử lý nhanh gọn, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Thường xuyên tổ chức lấy mẫu chủ động giám sát lưu hành vi rút để dự tính dự báo sớm dịch bệnh. Khi có động vật ốm chết, có dấu hiệu nghi ngờ bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải kịp thời lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán xác định nguyên nhân. Thông báo và áp dụng khẩn cấp các biện pháp chống dịch khi xác định là bệnh dịch nguy hiểm…
Thứ tư, tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, tổng tẩy uế môi trường
Năm 2018 sẽ thực hiện 06 đợt, trong đó tập trung vệ sinh tiêu độc vào thời điểm nguy cơ cao trước và sau Tết Nguyên đán, sau tiêm phòng 2 đợt đại trà và vệ sinh tiêu độc sau mùa mưa lũ. Ngoài ra thực hiện vệ sinh tiêu độc khi có ổ dịch hoặc khi có phát động tháng vệ sinh tiêu độc của Bộ NN& PTNT. Hướng dẫn UBND các quận huyện thị xã chủ động bố trí kinh phí và tổ chức phát động vệ sinh tiêu độc khử trùng định kỳ tại các khu vực có nguy cơ cao theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Cấp kinh phí và chỉ đạo các ngành liên quan thu hồi tiêu hủy vỏ lọ, bao bì theo đúng qui định, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường sinh thái. Dự kiến năm 2018 sẽ có diện tích khoảng 300 triêu m² trên địa bàn thành phố được phun thuốc sát trùng vệ sinh tiêu độc.
Thứ năm, thực hiện tốt hơn công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật và sản phẩm động vật.
Thực hiện kiểm dịch tận gốc đối với động vật và sản phẩm động vật; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về kiểm dịch động vật trên cạn. Phối hợp với các tỉnh thành phố kiểm soát việc vận chuyển kinh doanh gia súc gia cầm ra vào địa bàn Hà Nội. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm các qui định của nhà nước về phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm.
Tập trung triển khai các nội dung về quản lý giết mổ tại Quyết định số 5003/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 5791/QĐ-UBND ngày 12/12/2012 của UBND thành phố về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020. Theo đó có 16 điểm giết mổ thuộc 07 huyện được bổ sung quy hoạch (gồm Mỹ Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Đan Phượng, Ứng Hòa, Mê Linh, Thị xã Sơn Tây).
Tăng cường kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật tại các đầu mối giao thông, nâng cao năng lực hoạt động của 09 chốt kiểm dịch liên ngành, đặc biệt tại các chốt đặt tại các cơ sở giết mổ (như Vạn Phúc, Hà Vĩ, Hải Bối, Minh Hiền …) nhằm ngăn chặn gia súc, gia cầm không đủ điều kiện vào các lò mổ và vào trong Thành phố. Sẽ tập trung cao độ và bố trí đủ cán bộ Thú y để kiểm tra kiểm soát chặt chẽ tại các cơ sở giết mổ đã được chính quyền cho phép, đồng thời cũng tăng cường hướng dẫn các cơ sở nhỏ lẻ hướng các cơ sở vào tập trung giết mổ để từng bước giảm giết mổ nhỏ lẻ tự phát.
Thứ sáu, tăng cường quản lý giống và các cơ sở chăn nuôi
Hà Nội hiện có tổng đàn gia súc gia cầm đứng top đầu cả nước, tuy nhiên chăn nuôi trang trại, chăn nuôi quy mô lớn mới chiếm gần 40% tổng đàn, còn trên 60% chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng tại các hộ gia đình. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố còn có các cơ sở chăn nuôi trọng điểm của các công ty liên doanh, quốc doanh (như Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty cổ phần Giống gia cầm Lương Mỹ, RTD, Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương….). Vậy nên các cơ sở chăn nuôi, nếu không được quản lý tốt cũng ảnh hưởng không nhỏ tới dịch bệnh đàn gia súc gia cầm. Năm 2018, Chi cục Thú sẽ tập trung hướng dẫn để các cơ sở chăn nuôi đăng ký xây dựng cơ sở an toàn dịch để từ đó tạo sản phẩm đầu ra có chất lượng, đảm bảo an toàn, xuất xứ rõ nguồn gốc. Như vậy, sẽ vừa quản lý được các cơ sở chăn nuôi vừa tạo điều kiện để các cơ sở chăn nuôi dần hình thành các chuỗi liên kết từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.
Thứ bảy, tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y
Hà Nội khoảng 1.400 cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi, 735 cơ sở buôn bán kinh doanh thuốc thú y, khoảng 60 các trung tâm, cơ sở khám chữa bệnh gia súc gia cầm. Năm 2018 ngành Thú y sẽ tập trung kiểm tra về điều kiện hành nghề, điều kiện vệ sinh thú y trong kinh doanh, buôn bán, kiểm tra chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường nhằm ngăn chặn các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, chất tạo nạc và các loại thuốc không nằm trong danh mục được phép lưu hành đáp ứng cho ngành chăn nuôi phát triển sản xuất và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thứ tám, tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành
Năm 2018 sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng các cuộc thanh tra, nhất là nâng cao số lượng xử lý các vi phạm (khoảng trên 10 % so với năm 2017) để tiếp tục hướng cho các đối tượng chấp hành tốt hơn các quy định của pháp luật. Nội dung thanh tra kiểm tra tập trung vào việc xác định nguồn gốc sản phẩm, kiểm dịch kiểm soát giết mổ. Sử dụng xe chuyên dụng và dụng cụ chuyên ngành, tiến thử nhanh để kiểm tra chất cấm chất tạo nạc, tồn dư kháng sinh nhằm xử lý vi phạm và đưa ra những cảnh báo giúp cho người dân, người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm động vật.
Thứ chín, nâng cao năng lực cho cán bộ thú y cơ sở
Ngành Thú y sẽ tổ chức hội thi ”Trưởng thú y cơ sở giỏi”, dự kiến trong quý III/2018 vừa để nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở vừa để động viên khuyến khích cán bộ chuyên môn tâm huyết gắn bó với nghề.
NGUYỄN NGỌC SƠN
Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội
- dịch bệnh gia súc li>
- gia cầm li>
- giải pháp li>
- Hà Nội li>
- THÚ Y HÀ NỘI li>
- năm 2018 li>
- phòng chống dịch bệnh li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất