Hiệu suất chuyển hóa thức ăn là chìa khóa để chăn nuôi heo bền vững và có lợi nhuận hơn - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hiệu suất chuyển hóa thức ăn là chìa khóa để chăn nuôi heo bền vững và có lợi nhuận hơn

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với sức khỏe đường ruột tốt, đưa đến sử dụng hiệu quả thức ăn và tối thiểu hóa sự gián đoạn trong sản xuất, kết quả là tối ưu hiệu suất vòng đời của heo theo cách bền vững hơn. 

     

    Ảnh: Ronald Hissink.

     

    Có nhiều cách để việc sản xuất ngày càng bền vững hơn

     

    Đi sâu vào giai đoạn vỗ béo và xuất chuồng trong chăn nuôi heo, một yếu tố rõ ràng và tốn kém một cách nổi bật – tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (Feed conversion ratio – viết tắt là FCR).

     

    Sức ảnh hưởng của FCR đã trở thành vấn đề hàng đầu trong chăn nuôi heo hiện nay, đặc biệt khi vật liệu thô tăng giá (30-50% trong năm 2022, so với năm 2021), cùng thực trạng là chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm khoảng 70% tổng chi phí sản xuất thực tế của một trại heo. Cải thiện FCR dẫn đến giảm tổng lượng thức ăn tiêu thụ, quan trọng hơn, điều này dẫn tác động của ngành chăn nuôi heo đến  môi trường trở nên tích cực.

     

    Khi ngành chăn nuôi ở châu Á vẫn đang phục hồi sau những tác động tàn phá của dịch tả heo châu Phi (ASF), cùng lúc phải vật lộn với giá nguyên liệu thức ăn tăng cao, họ bắt đầu cân nhắc về FCR như một trong những ưu tiên hàng đầu.

     

    Ngành chăn nuôi heo trong Khu vực Châu Á FCR bị chi phối bởi nhiều nhân tố, bao gồm nguyên liệu thô được sử dụng, nhân tố di truyền và quản lý trang trại. Do đó, để cải thiện FCR, người chăn nuôi heo cần tập trung vào các khía cạnh như: quản lý, sức khỏe, phúc lợi và dinh dưỡng vật nuôi. Bài báo này tập trung các biện pháp dinh dưỡng có ý nghĩa trong việc tăng cao FCR của heo giai đoạn vỗ béo.

     

    Thái Bình Dương đã nghiên cứu để đưa mức tiêu chuẩn và hiểu rõ hơn về FCR tại đây. Nếu nhìn vào 5 quốc gia chăn nuôi heo chính (Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin và Nhật Bản), hiện có khoảng 218,5 triệu con trên thị trường và tổng mức tiêu thụ thức ăn được ước tính là 165 triệu tấn. Phi-líp-pin đã ban hành Lộ trình ngành chăn nuôi heo trong giai đoạn 2022 – 2026, nhằm hỗ trợ sự phát triển và phục hồi trở lại sau dịch ASF của ngành chăn nuôi heo. Theo kế hoạch này, một trong những mục tiêu về kỹ thuật là đưa FCR từ mức hiện tại là 3,19 (năm 2020) về mức 2,27 (năm 2026).

     

    Với những con số khổng lồ về khối lượng thức ăn ở thời điểm đầu, Alltech đang tìm cách cải thiện FCR của heo giai đoạn vỗ béo nhờ các công nghệ dinh dưỡng mới, với một trong những mục tiêu cuối cùng là tiết kiệm đáng kể lượng tiêu thụ thức ăn và thể hiện tác động tích cực đáng kể đến môi trường tổng thể. Với việc giảm 0,1 FCR đối với heo thịt giai đoạn vỗ béo-xuất chuồng (20kg đến 110kg trọng lượng sống), ta cắt giảm được 9kg thức ăn cho mỗi con. Chỉ cải thiện 0,1 của FCR, đồng nghĩa là tiết kiệm được 3,255 triệu tấn nguyên liệu thức ăn tại 5 quốc gia chăn heo chủ yếu trong khu vực. Các khoản nêu trên tương đương với giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính của 1,2 triệu ô tô mỗi năm.

     

    Một đường ruột khỏe mạnh có thể cải thiện FCR như thế nào?

     

    Đối với người chăn nuôi heo, để đồng thời tồn tại trong thực trạng có vô vàn thách thức (giá thức ăn chăn nuôi cao kỷ lục, thị trường nguyên liệu thô nhiều biến động, chi phí cho năng lượng tăng lên…) và cố gắng duy trì chăn nuôi bền vững, thì sự tối ưu về dinh dưỡng và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn chính là chìa khóa. Về bản chất, chúng ta cần phải làm nhiều hơn với chi phí ít hơn! Sức khỏe đường ruột của heo đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và sử dụng dưỡng chất của thức ăn. Và nó cũng có liên hệ chặt chẽ với các thông số về FCR.

     

    Để tạo cho heo một đường ruột khỏe mạnh,  người chăn nuôi cần tập trung tối ưu hóa cấu trúc của ruột, nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng hiệu quả. Những năm qua, các nỗ lực về dinh dưỡng đã tập trung nhiều vào việc phát triển các chiến lược cho ăn thay thế, nhằm hỗ trợ sức khỏe đường ruột và phát triển ở heo. Mục đích cải thiện sức khỏe đường ruột là tối ưu hóa hiệu quả tăng trưởng trong suốt đời của chúng, cùng với đó là giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh. Năng suất trang trại đã được cải thiện và sử dụng thuốc ít hơn, thì hiệu quả là lợi nhuận của nhà sản xuất cũng sẽ tăng lên bền vững hơn.

     

    Nâng cao FCR trong giai đoạn heo vỗ béo

     

    Hơn 40 năm qua, Alltech đã nghiên cứu kỹ hơn về sức khỏe đường ruột của thú độc vị và tăng trọng của heo. Bên cạnh đó, công ty cũng thiết kế vài quy trình quản lý chăn nuôi heo, tập trung hỗ trợ tăng trọng và hiệu suất của vật nuôi. Vài chất phụ gia thức ăn có trong tự nhiên đã được chứng minh về mặt thương mại và nghiên cứu cũng được kết hợp vào chương trình để cải thiện sức khỏe đường ruột và tăng trọng.  Nhờ đó đạt được sự tối ưu của hiệu quả sử dụng thức ăn và năng suất của heo.

    Hình 1. ACT cải thiện cấu trúc ruột của heo, dẫn đến tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất.

     

    Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cấu trúc đường ruột của heo con sau cai sữa được cải thiện đáng kể khi các thực liệu như Alltech’s Actigen (viết tắt là ACT) được bổ sung trong khẩu phần (Hình 1). Khi sự hấp thụ và sử dụng dưỡng chất tăng lên, điều này kéo theo mức tăng trọng, lượng ăn vào và hiệu quả sử dụng thức ăn tăng đáng kể. Hơn nữa, một phân tích tổng hợp hơn 12 thử nghiệm về dinh dưỡng heo con của các đơn vị trên toàn cầu, cho thấy rằng ACT có thể cải thiện đến 3,5% FCR và giảm số ngày đến khi giết thịt xuống ba ngày. Trong một viễn cảnh bền vững hơn, việc giảm mức tiêu thụ thức ăn, đã giúp ngành chăn nuôi heo tăng hiệu quả sản xuất. Quan trọng hơn, ngành chăn nuôi đã cắt giảm đáng kể lượng khí thải các-bon trong sản xuất.

    Hình 2. SSF cải thiện tăng trọng hàng ngày và chuyển đổi thức ăn của heo trong giai đoạn vỗ béo.

     

    Chiến lược dinh dưỡng cho heo nên được thiết kế để nguyên liệu thức ăn  trong khẩu phần có hiệu suất hơn về mặt chi phí. Các chương trình quản lý heo tận dụng các loại thức ăn dễ tiêu hóa và ngon miệng được phối trộn, nhằm tăng cường khả năng tiêu hóa, nhờ đó có thể cải thiện FCR của heo. Tổng kết từ 19 nghiên cứu về tác động của việc bổ sung Allzyme SSF (một phức hợp tự nhiên) vào chế độ ăn, nhìn chung thì  SSF đã nâng tăng trọng hàng ngày lên 5,8% và cải thiện FCR lên 6,2% (Hình 2). Qua đó, việc bổ sung SFF vào khẩu phần ăn sẽ cải thiện năng suất và FCR, tiết kiệm chi phí đáng kể cho người chăn nuôi heo.

     

    Kết luận

     

    Vật nuôi có sức khỏe đường ruột tốt là vật nuôi có hiệu quả sử dụng thức ăn tới thời gian gián đoạn sản xuất, khi đó hiệu suất sản xuất của vòng đời sẽ được tối ưu hóa theo cách bền vững hơn. Từ các nghiên cứu trên, có thể kết luận là các chương trình quản lý chăn nuôi heo đã cải thiện việc sử dụng dưỡng chất, cũng như hiệu quả sử dụng thức ăn (khi sức khỏe đường ruột được cải thiện) và cắt giảm chi phí thức ăn cho mỗi con heo, góp phần cho ngành chăn nuôi heo bền vững và lợi nhuận hơn.

     

    Các tác giả:

    Tiến sĩ Hazel Rooney, Quản lý Sức khỏe đường ruột tại Alltech; Ron Lane, Alltech Khu vực Châu Á Thái Bình Dương; và Veera Nadimpalli, Chuyên viên phân tích của Bluegrass Partners.

     

    Biên dịch: Thảo Duyên

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.