Cừu Phan Rang là giống cừu Việt Nam duy nhất hiện nay, được nuôi dưỡng hơn 100 năm trở lại đây, đã thích nghi cao với điều kiện sinh thái của tỉnh Ninh Thuận và những địa phương có đặc điểm khí hậu tương tự. Tuổi trưởng thành, con cái nặng 39- 40kg, con đực 43- 44kg, khoảng cách lứa đẻ của cừu cái là 8 tháng/lứa.
Chuồng trại
Nên làm chuồng kiểu sàn: mặt sàn cách mặt đất 0,8-1 m tạo độ thoáng và đủ độ cao để vệ sinh quét dọn dễ dàng, khe hở mặt sàn 1,5 cm. Máng ăn bố trí sát mặt ngoài sàn (ở phía trước chuồng) để cừu thò đầu ra ăn. Chuồng nuôi phải bảo đảm vệ sinh, quét dọn phân hằng ngày. Mỗi tháng tẩy uế chuồng 1 lần bằng vôi bột hoặc Dipterex.
Thức ăn, nước uống
Cừu ăn được nhiều loại thức ăn như cỏ tươi, rơm, các loại dưa, bí, cà rốt, củ cải, ngô ủ chua… Để tăng cường dinh dưỡng cho cừu, ngoài thức ăn thô xanh, hằng ngày cho ăn thêm 0,1 – 0,3 kg thức ăn tinh (bột ngô, khoai, sắn…).
Vào mùa thức ăn tươi đầy đủ, trong thức ăn thường đầy đủ các yếu tố khoáng và vitamin, song vào mùa đông khô và rét, thức ăn tươi hiếm, khẩu phần ăn cần bổ sung canxi và các vitamin A, D…, tránh tình trạng dê nuôi bị thiếu dinh dưỡng, đẻ non, đẻ con yếu, ít sữa nuôi con, niêm mạc mắc khô, mắt mờ… Hằng ngày nên bổ sung 6- 9g canxi, 3-5 g phốtpho, vitamin D 4.000 – 10.000 đơn vị/ngày. Có thể mua (hay làm lấy) tăng urê-mật rỉ để bổ sung khoáng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cừu.
Cần có đủ nước sạch để cừu uống tại chuồng. Không cho cừu uống nước tù đọng tránh cừu bị nhiễm giun sán.
Cừu Phan Rang – giống cừu duy nhất của Việt Nam
Kỹ thuật chăm sóc
Đối với cừu mẹ: Một con cừu cái tốt có đặc điểm đầu rộng hơi dài, mình nở, ngực sâu, lưng thẳng, hông rộng, lông mượt, bộ phận sinh dục nở nang, bầu vú phát triển, vú có da mềm nhão nhưng khi bầu vú căng sữa sẽ tiết sữa nhiều, gân sữa nổi rõ trên bầu vú. Tỷ lệ đực/cái trong đàn nên duy trì 1/25, thường xuyên thay đổi đực để tránh thụ tinh đồng huyết.
Chu kỳ động dục cừu cái là 16-17 ngày. Sau khi phối giống, qua 16-17 ngày không thấy động dục trở lại là cừu cái có chửa. Cừu mang thai 146-150 ngày. Căn cứ vào ngày phối giống để chú ý đỡ đẻ cho cừu, tránh đẻ bất ngờ làm chết cừu con.
Cừu cái chửa cho ăn thêm thức ăn tinh, rau cỏ non. Khi có dấu hiệu sắp đẻ như bầu vú căng, xuống sữa, âm hộ sưng to, cào bới sàn… thì nhốt riêng, chuẩn bị ổ cho cừu đẻ.
Sau khi cừu đẻ, dùng khăn mềm, sạch, ẩm để lau nước nhầy ở miệng, mũi cho cừu con, lấy dây chỉ sạch buộc rốn (cách rốn 5- 6cm), rồi dùng kéo cắt cách vết buộc 2 cm. Bôi cồn iốt để sát trùng. Đẻ xong, cừu mẹ khát nước nhiều, pha nước đường 1% + muối 0,5% cho cừu mẹ uống thoải mái.
Nuôi cừu con: Sau khi sinh ra, cừu con cần được bú sữa đầu là sữa chứa nhiều dinh dưỡng và giúp cho cừu sau này chống chịu được bệnh tật. Trong 10 ngày đầu sau đẻ cho cừu con bú mẹ tự do; từ 11-20 ngày tuổi, cừu con bú mẹ 3 lần/ngày, đồng thời tập cho cừu con ăn thức ăn tinh, rau cỏ xanh; 80-90 ngày tuổi, cho cừu con cai sữa.
Đối với cừu nuôi thịt: Gồm các cừu đực đã cai sữa và con giống loại thải. Cừu nuôi bán thịt phải nhốt riêng, tránh quậy phá đàn, hư hỏng chuồng trại. Trước khi xuất chuồng hai tháng cho ăn khẩu phần tăng cường để tăng trọng lượng lúc bán. Thức ăn bổ sung có thể là thức ăn tinh, cỏ, rau xanh, củ quả, phụ phẩm nông nghiệp…
Phòng trị bệnh
Cừu thường bị mắc một số bệnh sau:
- Bệnh đậu cừu: Do virus gây nên. Bệnh làm xuất hiện các nốt phỏng to bằng hạt đậu trên các vùng da mỏng, sau vỡ thành mụn nước mầu rỉ sắt, khô đi thành vẩy rồi thành sẹo. Con vật ngứa ngáy, có thể ỉa ra máu và chết. Bệnh tiêm phòng bằng vaccine.
- Bệnh viêm miệng lở loét: Rửa miệng và các vết loét bằng nước muối rồi chấm iốt. Nếu bị bệnh nặng, con vật có thể có biến chứng ở phổi và đường ruột. Điều trị bằng kháng sinh Penixilin và Streptomycin. Cho cừu uống nước ấm, ăn thức ăn mềm, bổ sung tinh bột.
- Bệnh viêm phổi cấp tính: Bệnh có thể gây tử vong. Cần giữ chuồng ấm, sạch, cho ăn tốt. Khi con vật bị bệnh, tiêm Penixilin hay cho uống Tetracyclin.
- Bệnh giun sán đường tiêu hóa: Để phòng trị, cho uống Phenothiazin lúc 5-12 tháng tuổi với liều 0,5-1g/kg thể trọng. Sau khi uống thuốc, nhịn ăn 3 giờ.
- Ngoài ra, cừu còn mắc một số bệnh khác như bệnh thối móng, ỉa chảy, bệnh giun phổi… Cần theo dõi, phát hiện và chữa trị kịp thời, bảo đảm cừu ăn uống, sinh trưởng và phát triển bình thường.
Nguồn: Farmvina
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi cừu li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất