Kỹ thuật nuôi lợn an toàn sinh học - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Kỹ thuật nuôi lợn an toàn sinh học

    Các chuyên gia khuyến cáo, nên áp dụng kỹ thuật nuôi lợn an toàn sinh học để phòng bệnh và đảm bảo hiệu quả kinh tế.

     

    Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2010 của Bộ NN&PTNT, trong đó có các yêu cầu cơ bản gồm:

    Ảnh minh họa.

     

    Xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư,… tối thiểu 100 m; cách nhà máy chế biến, giết mổ lợn, chợ buôn bán lợn tối thiểu 1 km. Trang trại phải có nguồn nước sạch và xử lý chất thải theo quy định.

     

    Trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh; phải bố trí riêng biệt các khu: chăn nuôi, vệ sinh, tắm rửa, khử trùng, thay quần áo, cách ly lợn ốm,… Cổng ra phải bố trí hố khử trùng. Chuồng nuôi phải bố trí hợp lý. Nền chuồng không trơn trượt, có rãnh thoát nước, độ dốc 3 – 5%…Vách chuồng phải nhẵn. Mái chuồng không bị dột nước khi mưa. Đường thoát nước thải phải kín và không trùng với đường thoát nước khác. Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống không gây độc và dễ vệ sinh. Các kho thức ăn, thuốc thú y, hóa chất và thuốc sát trùng,… thông thoáng, không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng…

    Lợn giống có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có giấy kiểm dịch và bản công bố tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly theo quy định. Lợn giống sản xuất tại cơ sở phải thực hiện công bố tiêu chuẩn, phải được quản lý và sử dụng phù hợp theo quy định hiện hành của Bộ NN&PTNT…

     

    Thức ăn nuôi lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, không sử dụng thức ăn thừa của đàn lợn đã xuất chuồng, thức ăn của đàn lợn đã bị dịch cho đàn lợn mới. Nước lợn uống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trong trường hợp phải trộn thuốc, hóa chất vào thức ăn, nước uống nhằm mục đích phòng bệnh hoặc trị bệnh phải tuân thủ thời gian ngừng thuốc, ngừng hóa chất; Không sử dụng kháng sinh, hóa chất trong danh mục cấm…

    Các trại chăn nuôi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp các loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển. Mật độ nuôi, cung cấp thức ăn nước uống, vệ sinh thú y phải phù hợp theo quy định hiện hành…

     

    Chất sát trùng tại các hố sát trùng phải bổ sung hoặc thay hàng ngày. Phương tiện vận chuyển, người ra vào khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phải được phun thuốc sát trùng. Phun thuốc sát trùng lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh…

     

    Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng. Phải vệ sinh máng ăn, máng uống hàng ngày. Có biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác (nếu có) trong khu chăn nuôi. Tiêm phòng cho đàn lợn theo quy định…

    Các trại chăn nuôi bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hóa chất, hoặc bằng chế phẩm sinh học phù hợp. Các chất thải lỏng phải dẫn trực tiếp từ chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hóa chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp…

     

    Ngoài ra, các trang trại chăn nuôi phải có chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và thường xuyên được giám sát và xử lý vi phạm theo quy định…

     

    KHÁNH VÂN

    Nguồn: Dân Sinh

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.