Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh con - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
  • Kỹ thuật nuôi lợn nái sinh con

    Thường xuyên trực ở bên lợn nái là cần thiết để có thể hỗ trợ cho lợn khi thấy có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ. Điều cần chú ý trong giai đoạn này là chỉ can thiệp khi cần thiết, để cho lợn được đẻ tự nhiên càng thoải mái càng tốt.

     

    1. Nhận biết lợn nái sắp sinh

     

    Căn cứ vào ngày phối giống có chửa để dự tính ngày đẻ dự kiến, thông thường lợn chửa 114 ngày.

     

    Những ngày gần đẻ, lợn nái chửa bụng căng to, vú căng ra hai bên, có hiện tượng sụt mông (do giãn khớp xương chậu). Lợn nái sắp sinh thường đi lại nhiều, bồn chồn; đái dắt (tiểu mót), đi phân lắt nhắt nhiều chỗ; cào ổ: cào chân vào nền chuồng, cắn song chuồng hay máng ăn; âm hộ nở to, tiết dịch nhờn màu hồng.

    2. Chăm sóc lợn nái sắp sinh, trong khi sinh

     

    2.1. Chăm sóc lợn nái sắp sinh

     

    * Công việc chuẩn bị trước khi lợn nái sinh

     

    – 2 tuần trước khi sinh: vệ sinh sát trùng chuồng trại, diệt ký sinh trùng ngoài da để tránh lây ghẻ và nhiễm giun sán cho lợn con theo mẹ ngay từ những ngày đầu sau khi mới sinh ra.

     

    – Trước khi đưa lợn nái vào chuồng sinh: tẩy uế sạch sẽ, khử trùng toàn bộ nền chuồng, ô chuồng, sàn chuồng, thành chuồng nái sinh bằng chất khử trùng và được để trống chuồng tối thiểu 7 ngày trước khi chuyển lợn nái vào.

     

    – Khoảng 5 – 7 ngày trước khi sinh: tắm rửa nái sạch sẽ bằng xà phòng rồi chuyển vào chuồng sinh, chuyển cho nái ăn thức ăn dành cho lợn nái nuôi con nhằm giúp lợn nái quen với chuồng nái sinh và thức ăn dành cho nái nuôi con.

     

    – Ngày lợn sinh có thể không cho ăn để tránh sốt sữa nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch cho uống.

     

    – Tắm cho lợn nái trước khi sinh, lau sạch bầu vú và âm hộ nhằm tránh nguy cơ lợn con sơ sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc với lợn mẹ.

     

    – Chuẩn bị ổ úm cho lợn con: Sàn được lót bằng rơm hoặc cỏ khô sạch, vải… treo bóng đèn điện (cách sàn 0,5 – 0,6 m) để cung cấp nhiệt. Bóng đèn có thể là bóng điện 100W, tốt hơn có thể dùng bóng đèn hồng ngoại công suất 250W (ngoài tác dụng sưởi ấm, đèn hồng ngoại còn có tác dụng diệt khuẩn trong ô chuồng lợn con).

     

    * Chuẩn bị dụng cụ và thuốc thú y

     

    – Dụng cụ: Kéo, panh, kìm bấm nanh, bấm đuôi, chỉ nilon dùng buộc rốn, đèn úm, khăn lau bằng vải xô mềm và sạch để lau cho lợn con, đèn pin, cân…

     

    – Thuốc thú y: cồn iod 2%, xanh methylen, oxytocin, thuốc trợ sức, vitamin B1, vitamin C, thuốc cầm máu, thuốc tím,…

     

    2.2. Chăm sóc lợn nái trong khi sinh

     

    Thường xuyên trực ở bên lợn nái là cần thiết để có thể hỗ trợ cho lợn khi thấy có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ như vú căng và sữa bắn thành tia đã hơn 2 giờ, lợn đã nằm xuống, không còn đứng lên nằm xuống liên tục, âm hộ ra phân xu và dịch màu hồng, lợn nái rặn từng cơn là lợn con sắp ra.

     

    Điều cần chú ý trong giai đoạn này là chỉ can thiệp khi cần thiết, để cho lợn được đẻ tự nhiên càng thoải mái càng tốt. Lợn nái tơ thường đẻ khó hơn lợn nái rạ.

     

    Bình thường cứ sau mỗi cơn rặn mạnh, lợn nái co chân sau lên là lợn con được mẹ rặn đẩy ra ngoài.

     

    Thường mỗi lợn con đẻ ra cách nhau khoảng 15-20 phút, mỗi ổ lợn đẻ hoàn tất khoảng 2 – 5 giờ và ra nhau khoảng 2 – 3 giờ sau khi đẻ con cuối cùng (hoặc cũng có nái vừa đẻ vừa ra nhau).

     

    * Thực hiện đỡ đẻ lợn

     

    – Rửa sạch bằng xà phòng và sát trùng tay người đỡ đẻ bằng cồn, mang găng tay (vô trùng). Cần giữ yên tĩnh khi lợn nái đang đẻ.

     

    – Khi lợn nái đẻ, có thể đầu lợn con ra trước hoặc 2 chân sau ra trước.

     

    – Lợn con tự làm rách màng nhau và lọt ra ngoài, ta đón lấy lợn con. Trường hợp lợn con sinh bọc, cần nhanh chóng xé màng nhau để lợn con khỏi bị ngạt.

     

    – Nắm chặt cuống rốn để tránh xuất huyết sau khi đứt rời với cuống nhau còn trong bộ phận sinh dục của lợn nái.

     

    – Lấy khăn sạch và mềm để móc hết những chất nhầy trong mũi và miệng ra, giúp lợn hô hấp dễ dàng, tiếp theo lau toàn thân rồi đến 4 chân.
    Nếu lợn con bị ngạt phải làm hô hấp nhân tạo bằng cách: Dùng hai ngón tay xoa mạnh từ trên xuống dưới dọc theo xương sống phía hai bên phổi để kích thích hô hấp hoặc để lợn con nằm ngửa đưa hai chân trước của lợn lên xuống nhịp nhàng, thổi vào miệng lợn con.

     

    + Có thể dùng thuốc trợ tim tiêm cho lợn con.

     

    + Nếu nặng hơn thì ngâm mình lợn con vào nước ấm (30 – 35 độ C) trong 30 – 60 giây rồi đem ra hô hấp nhân tạo tiếp, lợn con có thể phục hồi nhanh hơn.

     

    – Dùng chỉ nilon buộc rốn cách thành bụng khoảng 4cm.

     

    – Dùng kéo đã được sát trùng cắt cách nút buộc 1cm, sát trùng bằng bông y tế nhúng cồn iốt 2% hay xanh methylen sát trùng chỗ cắt, mỗi ngày bôi rốn 2 lần cho đến khô. Hiện nay, một số trại người ta không buộc và cắt rốn, dùng Mistral rắc lên để tự khô và rụng (chỉ buộc rốn khi có chảy máu nhiều).

     

    * Trường hợp lợn nái đẻ khó

     

    Các trường hợp đẻ khó:

     

    – Lợn nái vẫn rặn đẻ nhiều lần trong khoảng 30 – 45 phút, nhưng không đẻ được.

     

    – Lợn nái đã đẻ nhưng sau trên 1 giờ chưa đẻ con tiếp theo.

     

    Nguyên nhân lợn nái đẻ khó có thể do: thai quá to, thai không thuận, thể trạng lợn nái quá yếu không đủ sức rặn đẻ…

     

    Trong trường hợp lợn nái đẻ khó cần phải có sự trợ giúp. Không được vội vàng sử dụng thuốc kích thích đẻ ngay mà cần thực hiện từng bước sau:

     

    – Cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng, sau đó thoa nhẹ lên tay một ít vadơlin, chụm thẳng 5 đầu ngón tay, nhẹ nhàng đưa vào qua âm đạo theo nhịp rặn đẻ của lợn nái.

     

    – Dùng các đầu ngón tay lần tìm lợn con để xác định thai thuận hay ngang.

     

    – Nếu là thai ngang thì nhẹ nhàng chỉnh theo hướng thai thuận và lôi từ từ ra ngoài.

     

    – Nếu không phải là thai ngang thì lúc đó mới tiêm thuốc oxytocin (oxi-tô-xin) hoặc lutalyse và thuốc trợ lực cho lợn nái (Liều sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất).

     

    Nếu chưa có kinh nghiệm, nên mời cán bộ thú y can thiệp giúp.

     

    TS. Nguyễn Thị Liên Hương

    Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.

    Sản phẩm doanh nghiệp