Để nâng cao chất lượng thịt bò trước khi xuất bán, gia tăng lợi nhuận, nhiều hộ nuôi áp dụng kỹ thuật vỗ béo, chú trọng quy trình chăm sóc an toàn, hiệu quả.
Trước đây, theo quan niệm của một số bà con ở tỉnh Sóc Trăng, nuôi bò chỉ cần cho ăn cỏ và rơm. Tuy nhiên, đến khi giết thịt, năng suất và chất lượng lại không cao. Từ đó, bà con tìm hướng vỗ béo bò trước khi xuất bán bằng phương pháp nhốt chuồng.
Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 48.850 con bò thịt. Nghề chăn nuôi bò đã tạo sinh kế bền vững cho nhiều hộ dân vùng nông thôn, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer. Trong đó, phương pháp nuôi vỗ béo bò đang cho thu nhập tốt, bởi phương thức chăn nuôi đơn giản, không cần nhiều diện tích. Nhất là hộ nuôi dễ dàng quản lý quá trình tăng trọng của vật nuôi qua từng tuần, từng tháng.
Song song đó, mô hình cũng giúp hộ nuôi tận dụng hiệu quả thời gian nhàn rỗi để nâng cao lợi nhuận từ chăn nuôi bò. Đặc biệt sản phẩm thịt bò, một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp nông dân xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiệu quả.
Huyện Long Phú có tổng đàn bò trên 6.200 con, được nuôi ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn. Khoảng 2 năm trở lại đây, phương pháp vỗ béo bò được nhiều bà con ở các xã: Song Phụng, Long Đức, Long Phú, Tân Hưng và thị trấn Long Phú đầu tư phát triển.
Theo tính toán của các hộ nuôi, nếu nắm vững kỹ thuật chăm sóc, thực hiện tốt các khâu như lựa chọn con giống, vệ sinh chuồng trại… nuôi bò vỗ béo sẽ cho lãi suất rất cao so với phương pháp nuôi thuần.
Trung bình, sau 3 tháng đưa vào vỗ béo, bò sinh trưởng tốt, không xảy ra dịch bệnh, trọng lượng có thể tăng bình quân 725gram/con/ngày, lợi nhuận thu được gần 3,8 triệu đồng/con. Trong khi đó, nếu nuôi theo phương pháp truyền thống, lợi nhuận chỉ nằm ở mức khoảng 2 triệu đồng/con.
Bò thịt sau khoảng 3 tháng được vỗ béo tăng trọng tốt, chất lượng thịt cao, an toàn dịch bệnh. Ảnh: Văn Vũ.
Ông Huỳnh Cương ở ấp 3, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, người rất có tay nghề trong việc vỗ béo bò chia sẻ bí quyết, để vỗ béo bò đạt chuẩn, bán được giá cao, lượng thức ăn cung cấp trung bình 40kg/con/ngày và hộ nuôi có thể điều chỉnh dựa theo trọng lượng cơ thể bò.
Quan trọng hơn, không phải giống bò nào khi đưa vào vỗ béo cũng có thể tăng trưởng tốt. Rủi ro nằm ở khâu lựa chọn giống ban đầu, bởi hộ nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chứ không có công thức cụ thể trong việc lựa chọn bò giống.
Hiện, giống bò vỗ béo cho năng suất cao nhất là bò thịt cao sản: Charolais, Angus đỏ, 3B… Ngoài ra, với những giống bò có khả năng sinh sản kém, nhưng khi đưa vào thực hiện quy trình vỗ béo có thể cho kết quả cao, nếu áp dụng đúng kỹ thuật và phương pháp chăm sóc.
Trong quá trình nuôi, ông Cương cũng phối hợp chặt với cán bộ kỹ thuật từ Trạm Chăn nuôi và Thú y địa phương và khuyến nông viên để theo dõi, đo khối lượng tăng trọng hàng tháng của bò. Đồng thời ngành chuyên môn cũng kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh chuồng trại, phòng trừ dịch bệnh kịp thời.
Anh Võ Hoàng Kha, kỹ sư từ Ban Quản lý Dự án Phát triển chăn nuôi bò tỉnh Sóc Trăng lưu ý hộ nuôi, trước khi thực hiện vỗ béo, cần phải lựa chọn bò giống lai hướng thịt. Mặt khác tẩy nội ngoại ký sinh trùng và tiêm phòng 2 bệnh quan trọng cho bò là: lở mồm long móng và tụ huyết trùng. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ ký sinh trùng trên bò, vật nuôi tăng trọng nhanh hơn.
Để vỗ béo bò đạt hiệu quả, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng, chú trọng tỷ lệ thức ăn thô xanh, kèm thức ăn tinh, hỗn hợp cần được quan tâm. Ảnh: Kim Anh.
Bên cạnh đó, nên chọn bò đực để thực hiện vỗ béo, giúp vật nuôi tăng trọng nhanh. Về độ tuổi bò, cần chọn từ 12 tháng tuổi trở lên để bò có khung xương và tốc độ trưởng thành hoàn thiện. Như vậy khi vỗ béo sẽ đạt được hiệu quả cũng như nâng được tầm vóc bò.
Đối với khẩu phần ăn, hộ nuôi cần đảm bảo tỷ lệ thức ăn thô xanh từ 50 – 55%. Đi kèm là thức ăn tinh, hỗn hợp cám theo chỉ dẫn, khuyến cáo của ngành chăn nuôi.
Thời gian tới, Ban Quản lý Dự án Phát triển chăn nuôi bò tỉnh Sóc Trăng phối hợp cùng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tích cực vận động, tuyên truyền và hướng dẫn kỹ thuật để bà con chăn nuôi mạnh dạn thực hiện mô hình vỗ béo bò, cải thiện kinh tế gia đình.
Kim Anh – Văn Vũ
Báo Nông nghiệp Việt Nam
- kỹ thuật vỗ béo bò li> ul>
- Các nhà nghiên cứu tìm cách kiểm soát aflatoxin trong ngô
- Bệnh sán lá gan trên bò sữa
- Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề về giác mạc trên thú nhỏ
- Hàm lượng Arginine tối ưu trong khẩu phần ăn để tăng tăng trọng, miễn dịch cho gà thịt và nâng cao chất lượng thân thịt
- Dinh dưỡng bổ sung trong thời gian theo mẹ để mang lại lợi ích dài hạn
- Ảnh hưởng của peptide tôm thủy phân lên năng suất và màu sắc gà ri Hải Phòng
- Bảng tính giá thành chăn nuôi lợn thịt quy mô 200 con
- Nguồn chất béo phù hợp và sử dụng hợp lý trong thức ăn chăn nuôi
- 6 yếu tố lưu ý khi kiểm soát suyễn heo
- Ảnh hưởng của các mức bổ sung tanin đến khả năng sinh trưởng của dê nuôi thương phẩm
Tin mới nhất
T4,11/09/2024
- Chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi sau mưa, lũ
- Nuôi trồng thủy sản Việt Nam tìm kiếm sự cân bằng giữa tăng trưởng và bền vững
- Thái Bình: Hiệu quả mô hình nuôi ngan Pháp theo hướng an toàn sinh học
- Làm giàu từ chăn nuôi và dịch vụ
- Nhập khẩu thịt lợn của Philippines năm 2025 dự kiến tăng 6% so với năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/09/2024
- Xây dựng tổ hợp tác nuôi gà OCOP
- Koyu & Unitek mở rộng đầu tư vùng nuôi gà xuất khẩu
- An Giang: Sôi nổi Hội đua bò Chùa Rô ở vùng Bảy Núi
- Ninh Bình: Khánh thành trang trại chăn nuôi thông minh 3 triệu USD do Hàn Quốc tài trợ
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất