Ninh Thuận: “Thủ phủ” chăn nuôi dê, cừu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ninh Thuận: “Thủ phủ” chăn nuôi dê, cừu

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ninh Thuận được xem là “thủ phủ” của loài dê và loài cừu ở nước ta. Hai vật nuôi này lâu nay đã thành biểu tượng chăn nuôi của vùng đất Nam Trung bộ bốn mùa nắng gió.

     

    Ninh Thuận: “Thủ phủ” chăn nuôi dê, cừuCừu là vật nuôi thích hợp với những nơi “thiếu mưa, thừa nắng“ như Ninh Thuận. Ảnh minh họa

     

    Thăng trầm nghề nuôi dê, cừu

     

    Dê là vật nuôi có mặt từ rất lâu trên vùng đất Ninh Thuận. Giống cừu được đồng bào Chăm du nhập từ Ấn Độ cách đây trên trăm năm. Được nhập nội với mục đích ban đầu nuôi phục vụ cúng tế trong các lễ hội truyền thống của đồng bào Chăm, con cừu nhanh chóng thích nghi vùng đất này. Dần dần, dê trở thành con nuôi hàng hóa, giúp nhiều gia đình vượt qua khó khăn, thoát nghèo, làm giàu.

     

    Với khí hậu nắng nóng quanh năm, lượng mưa hằng năm thấp, chỉ kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 9 đến tháng 11) nên rất thích hợp để dê, cừu sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy đàn dê, cừu xứ nóng đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt từ khi tỉnh Thuận Hải tách trở lại thành hai tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận) đầu những năm 1990.

     

    Nghề chăn nuôi dê, cừu ở Ninh Thuận lúc thăng lúc trầm. Từ ban đầu số lượng vài ngàn con, sau hơn chục năm phát triển, có thời điểm tổng đàn dê, cừu ở Ninh Thuận đạt 200.000 con và sau thời kỳ phát triển “nóng” đã duy trì ổn định khoảng 150.000 con, trong đó cừu chiếm 60 – 70% tổng đàn. Tại Ninh Thuận đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi dê, cừu trị giá hàng tỷ đồng, với quy mô 300 – 500 con; nhiều hộ dân đã thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu. Đàn dê, cừu phát triển mạnh do dễ nuôi, ít bị bệnh, giá hấp dẫn… Nhiều gia đình nhờ chăn nuôi cừu đã trở nên khá giả.

     

    So với chăn nuôi bò thì dê, cừu là vật nuôi dễ tính hơn, với thức ăn chủ yếu là cỏ và cây bụi. Dê và cừu ăn được nhiều loại cây cỏ, kể cả cây xương rồng, trong thiên nhiên hoang dã. Chúng còn thích nghi mọi địa hình từ đồng bằng đến vùng đồi núi. Do vậy, việc chăn thả rất đơn giản. Ở miền núi, buổi sáng chúng được lùa lên núi kiếm ăn, đến gần tối được lùa về chuồng. Các loại dịch bệnh trên dê, cừu cũng rất ít.

     

    Bệnh thường gặp là tụ huyết trùng, viêm phổi, nhiễm trùng máu… thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa và trong mùa mưa, nếu phát hiện sớm thì có thể chữa trị dứt điểm. Mặt khác, phải tiêm phòng đủ liều định kỳ thì sẽ không bị dịch bệnh. Quan trong nhất là chuồng trại phải thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, để ngăn chặn vi khuẩn ủ bệnh.

     

    Thời “vàng son” nhất của dê và cừu tại Ninh Thuận là những năm từ 2003 đến 2005; mỗi con dê, cừu cái làm giống giá 4 – 5 triệu đồng, thậm chí có người bán được 8 – 9 triệu đồng. Thời đó nông dân Ninh Thuận gần như “người người nuôi cừu, nhà nhà nuôi dê”. Nhưng từ năm 2006, dê và cừu bắt đầu giảm giá; đỉnh điểm là năm 2007, khi mỗi con dê hoặc cừu quy đổi chỉ bằng giá 1 con gà thịt. Nguyên nhân là do đàn dê và cừu phát triển quá nóng, phần đông người tiêu dùng chưa quen loại thực phẩm này, dẫn tới dư thừa. Từ năm 2009 đến nay, khi thịt dê thịt cừu đã thành thực phẩm thông thường, được tiêu thụ mạnh, nhất là ở các tỉnh phía nam, giá lại liên tục tăng và ổn định ở mức khá cao.

     

     

    Sản phẩm lợi thế của Ninh Thuận

     

    Theo đề án quy hoạch, tái cơ cấu ngành chăn nuôi tới năm 2020 của tỉnh Ninh Thuận, dê và cừu là sản phẩm đặc trưng lợi thế của tỉnh này, có thị trường tiêu thụ rộng… Do đó cần tập trung mở rộng quy mô đàn, nhất là đối với đàn cừu, và từng bước phát triển đàn dê sữa để cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng tại chỗ cho nhân dân trong tỉnh và những tỉnh lân cận.

     

    Đối với chăn nuôi dê, tỉnh xác định giai đoạn 2016 – 2020 mỗi năm tăng trưởng 5,9%. Đến năm 2015 đạt 75.000 con và ổn định khoảng 100.000 con vào năm 2020 (năm 2020 so với năm 2010 tăng 37.700 con). Đặc biệt là phát triển đàn dê sữa, với lợi thế về điều kiện tự nhiên và giống dê Bách thảo của Ninh Thuận có tiềm năng cho năng suất sữa (300 – 330 lít/năm/con, tức 1,3 lít/ngày/con; chu kỳ cho sữa 150 ngày/năm và 1 năm cho 1,7 chu kỳ cho sữa). Ninh Thuận cũng chú trọng phát triển chăn nuôi cừu ở vùng đồng bằng và vùng đồi gò thấp tiếp giáp vùng đồng bằng, với tốc độ tăng đàn giai đoạn 2016 – 2020 tăng khoảng 8,7%/năm; dự kiến đến năm 2020 ổn định quy mô 190.000 con (tăng 121.500 con so với năm 2010).

     

    Chỉ dẫn địa lý cho thịt cừu

     

    Tháng 7/2016, Dự án “Xây dựng chỉ dẫn địa lý Ninh Thuận cho sản phẩm thịt cừu” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) nghiệm thu. Thịt cừu Ninh Thuận được đăng ký nhãn hiệu sản phẩm quốc gia.

     

    Thịt cừu Ninh Thuận được người tiêu dùng trong cả nước tiêu thụ ngày càng nhiều. Phát triển nghề nuôi cừu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Xây dựng “Chỉ dẫn địa lý” là việc làm hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay, giúp nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm đặc trưng của tỉnh, góp phần đưa thịt cừu đến các vùng miền trên cả nước, tạo tiền đề cho xuất khẩu.

     

    Theo TS Nguyễn Khắc Lâm, phó giám đốc sở KH&CN Ninh Thuận, chủ nhiệm Dự án, Ninh Thuận có nhiều mặt hàng thực phẩm đặc thù, nhưng thịt cừu vẫn nổi trội hơn cả. Trải qua hàng trăm năm chọn lọc tự nhiên mới hình thành sản phẩm thịt cừu Ninh Thuận có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng nhiều nơi biết đến.

     

    Xây dựng chỉ dẫn địa lý Ninh Thuận cho sản phẩm thịt cừu, cùng với lập kế hoạch phát triển, quảng bá “Chỉ dẫn địa lý” là việc làm rất cần thiết, giúp nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm đặc trưng Ninh Thuận, góp phần đưa thịt cừu đến các vùng miền trên cả nước, tạo tiền đề xuất khẩu trong tương lai.

     

    Trong quá trình thực hiện dự án Xây dựng chỉ dẫn địa lý Ninh Thuận cho sản phẩm thịt cừu, Sở KH&CN Ninh Thuận đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT các huyện, Hội Nông dân các xã, tiến hành điều tra, thu tập thông tin liên quan vùng địa danh và uy tín, chất lượng sản phẩm, đánh giá sơ bộ giá trị kinh tế – xã hội sản phẩm thịt cừu Ninh Thuận cùng hiện trạng chăn nuôi và cung cấp thịt cừu. Trên cở sở thông tin thu thập được, Sở KH&CN đã xây dựng các loại bản đồ xác định vùng Chỉ dẫn địa lý, phân tích chất lượng cho xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ đăng ký Chỉ dẫn địa lý.

     

    Kết quả phân tích cho thấy thịt cừu Ninh Thuận có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với cừu ở nhiều nơi khác. Theo các nhà khoa học, sở dĩ thịt cừu Ninh Thuận chất lượng cao, trước hết do được chăn thả trong môi trường tự nhiên với đặc thù khí hậu nắng gió quanh năm.

     

    Người dân Ninh Thuận chăn nuôi cừu từ lâu nhưng vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của cơ quan chức năng. Đầu năm, giá thịt cừu rớt, nhiều người phải bán tháo đàn cừu, do không đủ sức lo thức ăn cho cừu lúc khô hạn. Khoảng 1.500 con gia súc, chủ yếu là cừu, đã chết do thiếu thức ăn và nước uống. Do đó, dự án trên cho thấy sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận, giúp người chăn nuôi thêm vững tin tiếp tục phát triển nghề nuôi cừu, khi sản phẩm được tạo dựng thương hiệu riêng.

     

    Nói về triển vọng Dự án, Tiến sỹ Phạm Khắc Lâm tin tưởng: Dự án đang triển khai đúng kế hoạch; khi được nghiệm thu cấp bộ vào cuối năm nay, kết quả nghiên cứu sẽ có tác động lớn, góp phần nâng cao vị thế sản phẩm thịt cừu Ninh Thuận trên thị trường trong ngoài nước, mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi và các cơ sở kinh doanh, chế bến thực phẩm. Dự án tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích nông dân tham gia thành lập các nhóm, các hợp tác xã, chi hội và hiệp hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm, làm cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào phát triển sản xuất. Dự án cũng sẽ góp phần nâng cao danh tiếng, uy tín, tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm thịt cừu Ninh Thuận trên thị trường; đồng thời, thiết lập được kênh tiêu thụ ổn định, đưa ngành nuôi cừu trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh này.

     

    Minh Thư (tổng hợp)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.