[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi dê là nghề truyền thống lâu đời của người nông dân, chủ yếu ở những vùng trung du, miền núi phía Bắc của nước ta. Tuy nhiên, hình thức chăn nuôi phổ biến vẫn là quảng canh bởi giống dê nội thường có tầm vóc nhỏ, chậm lớn và năng suất thấp.
Các giống dê nội phổ biến ở Việt Nam
Giống dê Bách Thảo
Giống dê Bách Thảo là giống dê kiêm dụng thịt và sữa, có nguồn gốc ở tỉnh Ninh Thuận. Hiện nay, giống dê Bách Thảo hầu như đã được phổ biến nuôi rộng khắp các tỉnh thành, nơi có đồi núi là thích hợp.
Theo Đinh Văn Bình (1994) tăng khối lượng của dê Bách Thảo giai đoạn 0-3 tháng tuổi biến động trong phạm vi 100 – 118 g/con/ngày. Trần Trang Nhung (2000) cho biết, ở giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi dê đực đạt 1,47 kg/con/tháng và dê cái đạt 1,18 kg/con/tháng. Tầm vóc giống dê Bách Thảo không lớn lắm: trưởng thành dê đực nặng 55 – 75 kg/con và dê cái nặng 40 – 50 kg/con. Giống dê Bách Thảo thành thục sớm (7 – 8 tháng tuổi), khả năng sinh sản tốt, một dê cái trung bình cho 2,5 – 4,0 dê con/năm (1,6 lứa/năm). Sản lượng sữa trung bình 150 – 320 kg/chu kỳ. Như vậy, nuôi giống dê Bách Thảo không thể khai thác được sữa hàng hóa vì lượng sữa vừa đủ để nuôi dê con. Giống dê Bách Thảo là giống dê nội chưa được chọn lọc đúng bài bản trong hệ thống giống vật nuôi.
Giống dê Cỏ
Dê Cỏ là giống dê gốc từ lâu ở Việt Nam, chúng thích ứng tốt với điều kiện chăn thả quảng canh, tận dụng cỏ, lá tự nhiên, ít đầu tư về kỹ thuật. Dê Cỏ là giống dê thịt được phân bố rộng rãi ở Việt Nam, có đặc điểm là chịu kham khổ tốt, thích ứng với nhiều môi trường khác nhau. Vì vậy, giống dê Cỏ hầu như đã được nuôi phổ biến khắp các tỉnh thành, nơi có đồi núi là thích hợp vì nó rất dễ nuôi.
Giống dê Cỏ nhỏ con, thành thục tương đối sớm (5-6 tháng tuổi), sinh sản tương đối tốt (1,7 – 2,5 con/cái/năm), thể vóc nhỏ: trưởng thành con đực nặng 30 – 40 kg và con cái nặng 25 – 35 kg. Lê Văn Thông và ctv (1999) cho rằng, dê Cỏ nuôi ở vùng Thanh Ninh, khối lượng lúc 36 tháng tuổi con đực và cái nặng 34,9 và 30,5 kg. Sản lượng sữa thấp: 45 – 60 lít/chu kỳ. Như vậy, sản lượng sữa của dê Cỏ chỉ vừa đủ để nuôi dê con, không có sữa hàng hóa.
Rõ ràng, nuôi dê nội không thể khai thác được sữa dê hàng hóa. Vậy, nhập những giống dê sữa cao sản và trung sản để cải tạo các giống dê nội là con đường tất yếu để khai thác sữa dê vì đó là nguồn thực phẩm quý giá của cộng đồng.
Các giống dê sữa cao sản đã nhập vào Việt Nam
Giống dê Barbari
Dê Barbari là giống dê sữa có nguồn gốc Ấn Độ, được nhập vào Việt Nam năm 1994, hiện nay cũng đã được phát triển ra một cơ sở.
Giống dê Barbari thuộc loại dê thể vóc nhỏ: trưởng thành con đực nặng 40 – 50 kg/con và con cái nặng 28 – 35 kg/con, thành thục sớm (7 – 8 tháng tuổi), sinh sản tốt (trung bình 2 – 3 con/cái/năm). Dê Barbari là giống dê sữa kinh tế có tiêu tốn thức ăn thấp, sản lượng sữa trung bình 160 – 270 kg/chu kỳ.
Giống dê Jumnapari
Dê Jumnapari là giống dê sữa nguồn gốc Ấn Độ, được nhập vào Việt Nam năm 1994. Hiện nay, giống dê sữa Jumnapari cũng đã được phát triển ra một số tỉnh thành.
Giống dê Jumnapari có tầm vóc lớn: lúc trưởng thành con đực nặng 65-75 kg/con và con cái nặng 40-55 kg/con; thành thục muộn (11-13 tháng tuổi). Giống dê Jumnapari có sản lượng sữa trung bình là 190-350 kg/chu kỳ.
Giống dê Beetal
Dê Beetal là giống dê sữa nguồn gốc từ Ân Độ và cũng được nhập vào Việt Nam năm 1994. Hiện nay, giống dê sữa Beetal cũng đã được phát triển nuôi ở một số tỉnh thành.
Giống dê Beetal có thể vóc lớn, trưởng thành con đực nặng 65-80 kg/con/con và con cái nặng 47-60 kg/con; thành thục muộn hơn so với các giống dê sữa khác (12-15 tháng tuổi). Giống dê Beetal có sản lượng sữa trung bình là 230 – 500 kg/chu kỳ.
Giống dê Saanen
Dê Saanen là giống dê sữa nguồn gốc từ Pháp, được nhập vào Việt Nam năm 1997. Hiện nay, giống dê sữa Saanen cũng đã được phát triển ra một số tỉnh thành.
Giống dê Saanen có thể vóc lớn: trưởng thành con đực nặng 60-70 kg/con và con cái nặng 40-47 kg/con. Dê Saanen cũng có tuổi thành thục muộn (12-14 tháng tuổi). Giống dê Saanen có sản lượng sữa cao nhất hiện nay tại nước ta, trung bình là 400-600 kg/chu kỳ, nhưng trên thế giới đạt tới 800-1.000 kg/chu kỳ.
Giống dê Alpine
Dê Alpine là giống dê sữa nguồn gốc Pháp và cũng được nhập vào Việt Nam năm 1997. Hiện nay, giống dê sữa Alpine này cũng đã được mở rộng nuôi ở một số tỉnh thành.
Dê Alpine có thể vóc vừa, trưởng thành con đực nặng 55-70 kg/con và con cái nặng 37-43 kg/con/con. Giống dê Alpine cũng có tuổi thành thục muộn (12-14 tháng tuổi). Giống dê Alpine có sản lượng sữa tương đối cao, trung bình đạt 350-550 kg/chu kỳ. Giống dê sữa này được xếp vào thứ 2 về khả năng sản xuất sữa tại Việt Nam và trên thế giới nó đã đạt tới 800-900 kg sữa/năm.
Các tổ hợp dê sữa lai phổ biến ở Việt Nam
Những giống dê sữa cao sản nhập vào nước ta đã làm được vai trò của chúng là tạo ra những tổ hợp dê sữa lai. Các tổ hợp dê sữa lai giữa các giống dê sữa cao sản với nhau và giữa chúng với các giống dê nội đã thực sự tạo ra một nguồn sữa dê hàng hóa cho cộng động trên đất nước ta. Bài viết này cũng xin được trình bày một số tổ hợp dê sữa lai, phổ biến nhất là dê lai tạo ra giữa các giống dê nhập ngọai với các giống dê địa phương. Các tổ hợp dê sữa lai cũng đã mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi: dê sữa lai dễ nuôi hơn so với các giống dê sữa nhập nội mà sản lượng sữa chu kỳ cũng đạt mức tương đối cao và chu kỳ cho sữa cũng khá dài (Bảng 1).
Bảng 1: Sản lượng và chu kỳ cho sữa của một số tổ hợp dê lai
Tổ hợp dê lai |
Sản lượng sữa chu kỳ (kg/chu kỳ) |
Chu kỳ cho sữa (ngày) |
BaBt |
179,4 |
156 |
JuBt |
197,2 |
163 |
SaBt |
333,0 |
185 |
SaJu |
395,7 |
205 |
SaBa |
357,1 |
193 |
Nguồn: Luận án TS. Nguyễn Kim Lin.
Bt là giống dê Bách Thảo, Ba là Barbari, Ju là Jumnapari, Sa là Saanen, BaBt là tổ hợp dê lai giữa 2 giống Ba và Bt, JuBt là tổ hợp dê lai giữa 2 giống Ju và Bt, SaBt là tổ hợp dê lai giữa 2 giống Sa và Bt, SaJu là tổ hợp dê lai giữa 2 giống Sa và Ju, SaBa là tổ hợp dê lai giữa 2 giống Sa và Ba.
PGS.TS. Nguyễn Văn Đức
Giống dê đang được nuôi chủ yếu trong dân là dê Cỏ, Bách Thảo. Các giống nội này có tầm vóc bé, khối lượng nhỏ, lớn chậm, khả năng cho thịt thấp và lượng sữa của dê mẹ rất thấp, hầu như không khai thác được sữa hàng hóa mà chỉ đủ để nuôi con.
Song, dê Cỏ, Bách Thảo thích nghi tốt với tập quán chăn thả quảng canh, mắn đẻ, tăng đàn nhanh, chất lượng thịt cao, được coi là đặc sản và thực phẩm chức năng. Các giống dê nội chủ yếu là để khai thác thịt trên vùng đồi núi vì năng suất không cao, hiệu quả chưa lớn là do tầm vóc nhỏ.
- chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- kháng sinh li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- người chăn nuôi li>
- cách chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- chăn nuôi lợn li>
- nhà chăn nuôi li>
- giá lợn hơi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- dự báo giá heo hơi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi dê li>
- chăn nuôi gia súc li> ul>
18 Comments
Để lại comment của bạn
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ảnh hưởng của acid hữu cơ và nấm men lên năng suất sinh trưởng và hàm lượng vi khuẩn E.coli trong phân gà
- Những lưu ý phòng bệnh trên hươu nuôi
- Chế phẩm thảo dược thay thế kháng sinh trong chăn nuôi
- Peptides kháng khuẩn: Phương tiện mới để chăn nuôi hiệu quả cao với thức ăn không dùng kháng sinh
- Những phụ gia giúp giảm phân ướt ở gà thịt
- Bệnh do liên cầu khuẩn lợn (Streptococcus Suis Infection in Pigs)
- Quản lý đàn gia cầm giống như thế nào tăng tỉ lệ ấp nở?
- Ảnh hưởng việc bổ sung dịch tỏi và nghệ trong nước uống đến khả năng tăng trưởng của gà Lương Phượng
- Quá trình thủy phân hồi tràng của phytate ở liều tiêu chuẩn và phytase liều cao trên heo
Tin mới nhất
T5,21/09/2023
- Đánh giá sự tiêu hoá dưỡng chất biểu kiến của khẩu phần sử dụng đậu nành hạt và đậu nành trích ly ở gà Sao
- Ninh Thuận: Hướng tới đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính
- ILDEX INDONESIA 2023: Sự kết hợp triển lãm thương mại ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
- Tạo thuận lợi cho chăn nuôi khép kín, hiện đại
- Nghề nuôi trai lấy ngọc ở Khánh Hòa: Bền vững, hiệu quả nhờ cải tiến phương pháp nuôi
- Tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Một số bệnh trên lợn và vacxin HANVET mới sản xuất
- Nuôi 600 con chim câu cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm
- Xuất khẩu thịt lợn của Nga sang Việt Nam tăng mạnh
- Hàng trăm cơ sở chăn nuôi ở Đồng Nai chưa có thủ tục môi trường
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Cảm ơn Bạn! Giống dê sữa nào thì phù hợp vậy? sản phẩm chế biến từ sữa dê bao gồm những sản phẩm nào? Hiện tại mình đang nuôi bò sữa. Tổng đàn bò sữa của mình hơn 30 con. Cảm ơn!
Mình quen một vài chuyên gia về chăn nuôi dê sữa và chế biến các sản phẩm sữa (phomat, sữa chua dê..), nếu bạn muốn biết thêm, vui lòng gọi điện cho mình theo số điện thoại 0932 356 521. Mình sẽ giới thiệu cho. Cảm ơn bạn.
Mình cảm ơn bạn rất nhiều. Cho mình hỏi bã đậu nành có cho dê ăn được không? Cách thức phối trộn, chế biến, cho ăn và bảo quản như thế nào? Cảm ơn!
Mình cho bạn mail của PGS TS Đinh Văn Bình, Nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu dê và Thỏ Sơn Tây để bạn hỏi thêm nhé: binhnhoquan@gmail.com
Cảm ơn Hà Ngân nhiều nhé!