7 biện pháp hạn chế heo mẹ đè chết heo con sơ sinh
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • 7 biện pháp hạn chế heo mẹ đè chết heo con sơ sinh

    Trong thực tế, hầu như không một trại chăn nuôi heo nào không gặp trường hợp heo mẹ đè chết heo con. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu (chiếm khoảng 45%) trong số các nguyên nhân gây chết heo con.7 biện pháp hạn chế heo mẹ đè chết heo con sơ sinh

    Heo con theo mẹ chết, 45% là do mẹ đè

     

    1. Thực trạng heo con bị mẹ đè như thế nào?
    Nhiều người chăn nuôi cho rằng đa phần heo con bị đè chết thường là heo nhỏ, còi cọc và yếu nhưng theo các số liệu nghiên cứu tại Ireland năm 2014 thì trong số những heo con chết do mẹ đè thì có tới 70% heo con khỏe mạnh bình thường.

     

    Theo số liệu có được từ một số cuộc điều tra cho biết, tỷ lệ heo chết do mẹ đè/ tổng số heo con chết cụ thể như sau:
    – Trong 3 ngày đầu chiếm 55,3%
    – Trong 10 ngày đầu chiếm 47,3%
    – Trong 20 ngày đầu chiếm 42,9%
    – Trong 30 ngày đầu chiếm 32%

     

    Đặc biệt, tổng tỷ lệ heo chết do mẹ đè trong vòng 4 ngày đầu chiếm tới 86%, cụ thể như sau:
    – Ngày 1 là 36%
    – Ngày 2 là 25%
    – Ngày 3 là 18%
    – Ngày 4 là 7%

     

    Trong các nghiên cứu đó, người ta chia cơ thể nái thành 3 phần: mông, eo, ngực, thì phần mông đè chết heo con chiếm 70%; phần eo chiếm 15,2% và phần ngực là 14,8%.

     

    2. Nguyên nhân heo con bị mẹ đè 

     

    a. Từ phía heo nái:7 biện pháp hạn chế heo mẹ đè chết heo con sơ sinh

    Chuồng nuôi quá chật nên heo nái không có nhiều không gian để trở mình, dễ đè phải heo con

     

    Nguyên nhân hàng đầu là do khi heo nái chuyển từ trạng thái đứng sang ngồi hoặc nằm. Khi heo mẹ nằm xuống, thường nó rất thận trọng và từ từ nhưng có thể nó vẫn đè chết heo con. Quá trình nằm tự nhiên của heo nái diễn ra như sau:

     

    – Heo mẹ cảnh báo các con của mình bằng tiếng kêu ủn ỉn và đẩy nhẹ chúng xa ra bằng mũi

     

    – Heo mẹ gập người xuống bằng hai chân trước và kéo phần phía sau theo, một con heo con vẫn nằm trong khu vực nguy hiểm.

     

    – Khung cơ thể làm chậm lại quá trình hạ thấp thân sau của nái giúp heo con có thời gian để tránh ra xa.

     

    – Heo mẹ nằm xuống và những chú heo con an toàn.

     

    – Heo nái bị viêm vú hoặc một bệnh nào đó làm giảm sản lượng sữa.

     

    – Heo nái bị què, chân không vững.

     

    – Heo nái đẻ lứa đầu chưa có kinh nghiệm khi đứng lên ngồi xuống.

     

    – Chuồng nuôi thiết kế không hợp lý, quá chật chẳng hạn  heo mẹ khó trở mình, heo con không có nhiều không gian để di chuyển.

     

    b. Từ phía heo con:7 biện pháp hạn chế heo mẹ đè chết heo con sơ sinh

    Heo con bị đè chết do quá yếu, nhỏ, chậm chạp nên không tránh kịp.

     

    + Thể trạng heo con không tốt (heo con ốm, bệnh, sốt cao, sinh ra đã yếu, ốm do lạnh…) khả năng vận động cũng như sức đề kháng không cao là nguyên nhân hàng đầu khiến heo con phản xạ chậm và hay bị mẹ đè chết.

     

    + Khi heo mẹ giảm sản lượng sữa vì một nguyên nhân nào đó làm cho heo con thiếu sữa, đói. Bởi vậy nó phải nằm thường xuyên bên heo mẹ (khu vực nguy hiểm) nên tỷ lệ bị mẹ đè chết tăng cao hơn.

     

    + Heo con có vấn đề về chân và khớp: què, đi lại khó khăn nên không tránh kịp.

     

    + Chuồng nuôi quá lạnh nên heo con phải nằm sát lại gần bên heo mẹ → heo con nằm trong khu vực nguy hiểm.

     

    3. Cách phát hiện kịp thời

     

    Khi heo con bị đè, nó sẽ la hét rất lớn nên chỉ cần để ý chúng ta hoàn toàn có thể phát hiện và kịp thời giải cứu. Vậy nếu là ban đêm và người trực chuồng heo nái đẻ ngủ quên thì sao? (trong thực tế heo con đa phần bị đè chết vào ban đêm – khi con người không thể giám sát hết được toàn bộ heo con cẩn thận như ban ngày).7 biện pháp hạn chế heo mẹ đè chết heo con sơ sinh

    Thiết kế chuồng nuôi không hợp lý có thể giết chết heo con

     

    Tốt nhất, để chủ động hơn trong việc phát hiện sớm các nguy cơ, bà con chăn nuôi cần phải để ý quan sát kỹ hơn. Nếu thấy các biểu hiện như:
    – Heo nái bị tổn thương chân, viêm vú, stress, mệt mỏi…
    – Heo con què quặt, đi lại khó khăn, ốm yếu, chậm chạp, đói và thường xuyên nằm cạnh mẹ…
    – Thiết kế chuồng nuôi có chỗ chưa hợp lý như nhiệt độ, thiết kế sàn chuồng, diện tích…

     

    4. Cách khắc phục heo con bị mẹ đè 7 biện pháp hạn chế heo mẹ đè chết heo con sơ sinh

    Giữ cho môi trường yên tĩnh, giữ cho heo nái không bị stress là những việc làm vô cùng quan trọng

     

    – Nên theo dõi chặt chẽ heo nái trong thời gian đẻ và ngay sau khi sinh để phát hiện sớm xem chân heo nái có vững không?, nó có bị stress gì không?… nhằm phát hiện sớm nguy cơ heo nái có thể sẽ đè chết heo con hay không.

     

    – Tăng cường các biện pháp giúp heo nái có 4 chân khỏe mạnh như bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng, Canxi…

     

    – Giữ cho môi trường luôn yên tĩnh, không làm heo nái căng thẳng là việc vô cùng cần thiết.

     

    – Để ý quan sát một số heo nái có hành vi bất thường như không muốn heo con bú, đụng vào người (nhất là heo nái đẻ lứa đầu) để đề phòng.

     

    – Theo dõi hồ sơ ghi chép của từng heo nái xem trong những lứa đẻ trước heo nái đó có đè chết con bao giờ chưa? Nếu có thì xác suất là bao nhiêu để có phương án dự phòng thích hợp.

     

    – Thiết kế ô chuồng heo nái đẻ sao cho kìm hãm heo nái và giúp bảo vệ heo con được tốt nhất.7 biện pháp hạn chế heo mẹ đè chết heo con sơ sinh

    Những heo nái được nuôi trên lớp lót chuồng thích hợp thì ít đè chết heo con hơn

     

    – Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học chăn nuôi từ Ireland, những heo nái được nuôi trên lớp lót chuồng thích hợp (mùn cưa, sàn nhựa hoặc rơm) thì ít đè chết heo con hơn những heo nái còn lại).

     

    VietDVM Team (Tổng hợp)
    Nguồn: VietDVM

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.