Nuôi le le làm giàu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Nuôi le le làm giàu

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Báo tin với chúng tôi với giọng nói rất phấn khởi, anh Chung Văn Hiền, 44 tuổi ngụ ấp Tam Sóc D2, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Năm 2019, trong khi nhiều gia cầm như gà, vịt bị rớt giá thảm hại nhưng đàn le le của tôi trúng giá hơn trước 10 %”.

    Anh Chung Văn Hiền

     

    Mỗi con nặng khoảng 500 đến 600 gam bán được từ 650.000 đến 700.000 đồng. Riêng le le con khoảng 30 ngày tuổi bán được xấp xỉ 200.000 đồng/con. Năm rồi trừ hết chi phí tôi còn lãi trên 200.000.000 đồng từ việc bán khoãng 300 con le le thương phẩm và 500 le le con”

             

     Anh Hiền khẳng định: nếu nuôi đúng bài bản thì lãi từ le le cao hơn rất nhiều so với các loại gia cầm khác. Từ đó dù trong cơn dịch bệnh CoVid – 19 ảnh hưởng đến giá cả, anh Hiền vẫn quyết định duy trì và phát triển đàn le le đang có với cách chăm sóc riêng của mình. Năm 2016, anh  Hiền đến tỉnh An Giang để mua 10 cặp le le bố mẹ về làm giống. Đến nay anh đã có trong tay trên 80 cặp để có được mỗi năm hàng ngàn le le giống và le le thương phẩm được thả nuôi trên diện tích 2.500 mét vuông mặt nước. Loại gia cầm nầy mỗi năm sinh sản 2 đợt: đợt 1 từ tháng 3 đến tháng 8; đợt 2 từ tháng 9 đến tháng 4 của năm sau.

     

     Cách làm rất mới và độc đáo của anh là dùng gà mái để ấp trứng le le nên rút ngắn được thời gian nở trứng và le le con rất khỏe mạnh. Là động vật được mệnh danh là “ quý tộc” nên người nuôi phải khéo léo khi tiếp cận. Anh Hiền cho chúng ăn mỗi ngày với thức ăn chủ yếu là viên thực phẩm công nghiệp xen kẻ với đầu cá biển, các loại rau củ…Thị trường tiêu thụ của anh Hiền hiện nay là : Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cam Pu Chia…

     

    Ông Võ Minh Quân, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đánh giá: “ Đây là mô hình mới, lạ, hiệu quả cao. Chúng tôi đã và đang nhân rộng trên địa bàn và đã có nhiều nông dân đến mua con le le về nuôi và đang có những tín hiệu đáng mừng”.

     

    Tại huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, trước đó cũng đã có một nông dân nuôi le le cũng rất thành công đó là ông Sa Lê, người dân tộc Chăm. Năm 2012, trong một dịp tình cờ ông Sa Lê phát hiện tiềm năng của loại gia cầm nầy và đã mua 200 cặp về nuôi thử nghiệm. Sau đó ông đã chon những con khỏe mạnh để làm le le bố mẹ để phát triển đàn le le của mình.

     

    Ông Sa Lê chia xẻ kinh nghiệm: “ chúng rất mau lớn, sức đề kháng với các loại dịch bệnh rất tốt. Nếu như các loại gia cầm khác phải đối phó với nhiều loại dịch cúm như: H5N1, H5N6…thì nuôi le le rất an tâm bởi hầu như chúng đề kháng rất mạnh với các loại bệnh nầy. Tuy nhiên khó nhất vẫn là khâu cho chúng sinh sản”.

     

    Theo ông Sa Lê, le le thích nghi tốt với điều kiện môi trường ngoài tự nhiên, không dịch bệnh, không tốn công chăm sóc, thức ăn dễ tìm như lúa, lục bình. Do vậy, người nuôi chỉ cần đào ao để chúng bơi lội, chúng sẽ phát triển tốt. Cạnh đó cần tạo môi trường yên tĩnh khi chúng sinh sản. Nguồn nước phải sạch, xung quanh ao nuôi cần có nhiều cây xanh, bóng mát để chúng đùa giỡn, tinh nghịch…Sau khi nở từ 7 đến 10 ngày là chúng đã có thể sinh hoạt một mình và rất dạn dĩnh. Thị trường tiêu thụ le le của ông Sa Lê hiện nay là An Giang, Đồng Tháp, TPHCM, Tiền Giang Trung Quốc…

     

    Ông Sa Lê nói thêm: “Tôi đang mở rộng diện tích sản xuất nuôi le le mới đáp ứng nhu cầu đặt hàng của quá nhiều nông dân ĐBSCL. Tuy nhiên muốn thành công thì phải hết sức cẩn trọng với loại gia cầm “khó tính” nầy.

     

    Có thể thấy rằng, cách chăn nuôi le le của anh Hiền, ông Sa Lê rất mới lạ, nắm rất chắc nhu cầu của thương trường, nhẹ công chăm sóc, độ rủi ro ít, không “ dội chợ”, hiệu quả kinh tế cao. Tất cả đã mang lại khoản lãi rất bền vững, sung túc không chỉ cho anh Hiền, ông Lê mà cho rất nhiều người làm theo mô hình nầy.

     

    TRƯƠNG THANH LIÊM

    1 Comment

    1. Tran Van Mao

      Tôi muốn có số điện thoại của các trại giống để liên hệ mua giống, nhờ báo đài giúp, cảm ơn!

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.