Ngoài bệnh như tai xanh, lở mồm long móng, cúm… gây thiệt hại lớn, ngành chăn nuôi heo còn phải đối mặt với nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh Circo virus.
Cho đến thời điểm này, bệnh circo virus trên heo do PCV2 vẫn là một trong các mầm bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi heo và được cả thế giới quan tâm. Nếu kiểm soát tốt mầm bệnh, người nuôi sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí không hề nhỏ.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do Procine circovirus (PCV), thuộc họ Circoviridae gây nên. Đây là một trong những virus nhỏ nhất xâm nhập vào các loài động vật có vú. PCV có đường kính 17 mm, không có vỏ bao bọc. Virus này gồm có 2 loại là PCV1 và PCV2. PCV1 đã xuất hiện rất lâu trên heo và thường nhiễm vào tế bào nuôi cấy thận heo nhưng lại không gây bệnh. Khác PCV1, PCV2 mới xuất hiện gần đây và thường nhiễm ghép với nhiều bệnh khác trên heo và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi heo trên thế giới. Những tiểu phần PCV2 rất bền vững và có thể tồn tại khá lâu trong môi trường của đàn heo bị nhiễm bệnh, và virus này rất khó tiêu diệt. Chúng tại ở hầu hết các trang trại chăn nuôi heo và được tìm thấy trên tất cả các lứa tuổi.
Cơ chế gây bệnh
PCV2 có thể xâm nhập vào cơ thể heo ngay những ngày đầu sau khi sinh. Sau khi vào cơ thể, virus xâm nhập vào tế bào lympho, làm giảm số lượng tế bào lymphocyte, giảm sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng độ mẫn cảm với các loại vi khuẩn, virus khác.
Tùy vào số lượng của độc lực PCV2, và sức đề kháng của từng cá thể heo mà có thể có hoặc không có những biểu hiện lâm sàng của bệnh hay có bị ghép với các bệnh khác hay không.
Các thể nhiễm bệnh: Khi bị nhiễm virus PCV2, heo thường biểu hiện các thể như: hội chứng còi cọc và viêm da, viêm thận.
Thể còi cọc: Hơn 95% heo bị nhiễm virus có biểu hiện bệnh ở thể này. Khi đó, heo có triệu chứng còi cọc, chậm lớn, xù lông. Ngoài ra, heo có các biểu hiện khác như hô hấp khó khăn do phổi bị tổn thương, hệ thống hạch sưng to, vàng da, sốt, tiêu chảy, chết đột ngột. Ngoài ra, khi mổ khám, nhiều cơ quan nội tạng của heo bị tổn thương như ruột sưng, dạ dày loét, sưng gan, viêm phổi và nhục hóa…
Thể viêm da, viêm thận: Biểu hiện của thể này là heo xuất hiện nhiều vết loét với kích thước khác nhau trên vùng da toàn thân, sau một thời gian, vét loét khô lại và hình thành vảy.
Tổn thương trên thận: Thận sưng dẫn đến hai đầu quả thận không cân đối, viêm, nhạt màu, có xuất huyết trên bề mặt. Trong một số trường hợp, bề mặt thận xuất hiện nhiều điểm trắng.
Tác hại
Bệnh có tỷ lệ nhiễm rất cao, gần như 100% vì hầu hết heo đều có mang mầm bệnh trên cơ thể. Tuy nhiên, không phải những con heo nào mang mầm bệnh trong cơ thể đều biểu hiện triệu chứng bệnh tích. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng sức khỏe, giống, môi trường, dinh dưỡng…. mà số heo mắc bệnh chiếm 3 – 50%. Bệnh có tỷ lệ chết không cao. Nhưng bệnh có khả năng tấn công thẳng đến hệ thống miễn dịch làm suy yếu hệ thống đó đồng thời mở đường cho các mầm bệnh khác xâm nhập và tấn công vào cơ thể, tạo cơ hội cho các bệnh kế phát phát triển.
Đa phần các bệnh do PCV2 sẽ không chết ngay mà chúng chỉ bị còi cọc, chậm lớn, nhưng vẫn tiêu tốn một số lượng lớn thức ăn, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Kiểm soát mầm bệnh
Bệnh không có thuốc đặc trị, biện pháp kiểm soát bệnh quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh cẩn thận. Chăm sóc heo tốt ngay từ khi mới sinh, chú ý cho heo con bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Đảm bảo tốt chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, tập ăn cho heo con đúng thời điểm. Trong quá trình nuôi nên loại những con gầy yếu, còi cọc ra khỏi đàn càng sớm càng tốt.
Thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho heo theo đúng khuyến cáo của cơ quan thú y. Để phòng bệnh Circo virus, có thể lựa chọn một trong số các loại được bán trên thị trường như vaccine virus PCV2 vô hoạt, vaccine protein capsid của virus PCV2, vaccine virus tái tổ hợp PCV1 và PCV2 vô hoạt. Ngoài ra, có những loại vaccine còn đang được thử nghiệm.
Ở châu Âu, Bắc Mỹ người ta thường khuyến cáo nên tiêm vaccine mũi đầu tiên sau 3 tuần tuổi. Ở nước ta, đa phần các trang trại thường dùng loại vaccine protein capsid của virus PCV2 và đẩy thời gian tiêm lên sớm hơn so khuyến cáo. Sau đây là một số liệu trình tiêm vaccine phổ biến ở Việt Nam mà người chăn nuôi có thể tham khảo.
Liệu trình 1: tiêm 1 ml vaccine cho heo con lúc 14 – 21 ngày tuổi một lần duy nhất.
Liệu trình 2: heo được tiêm 2 lần, mỗi lần 2 ml, thời điểm tiêm lần đầu vào 14 – 21 ngày tuổi và lần 2 cách lần đầu 3 tuần.
Theo Tạp chí Chăn nuôi
- nhà chăn nuôi
- Khuyến nông
- phương pháp chăn nuôi
- chăn nuôi làm giàu
- chăn nuôi gia cầm
- chăn nuôi gia súc
- chất cấm
- chăn nuôi hiệu quả
- chăn nuôi
- mô hình chăn nuôi hiệu quả
- kháng sinh
- mô hình chăn nuôi khép kín
- người chăn nuôi
- thức ăn chăn nuôi
- salbutamo
- cách chăn nuôi
- thực phẩm sạch
- dịch bệnh trong chăn nuôi
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
Tin mới nhất
T6,10/01/2025
- USDA ước tính sản lượng thịt gà của Mỹ năm 2025 đạt 47,5 tỷ Lb
- Các yếu tố duy trì đà tăng trưởng của ngành chăn nuôi năm 2025
- Hà Tĩnh: Giá gà thả vườn “rớt thảm”, người chăn nuôi lo thất thu vụ Tết
- Từ 06/01/2025, UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường cho dự án chăn nuôi gia súc và kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Bản tin thị trường ngành thịt trong nước và thế giới tháng 12.2024
- Việt Nam có hơn 500 loại vacxin phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Indonesia cân nhắc nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi
- Công bố Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2023
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Giảm protein thô trong chăn nuôi: Cân bằng lợi ích và rủi ro
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
- Phương pháp tiếp cận lâm sàng và quản lý đối với các vấn đề về giác mạc trên thú nhỏ
- Mộng mắt (cherry eye) trên chó
- 6 phương pháp trị rận trên mèo hiệu quả
- Mèo bị chướng bụng, đầy hơi và cách chữa trị
- Suy giảm bạch cầu ở mèo
- Tỷ lệ thú cưng nhiễm ngoại kí sinh trùng ở Việt Nam tăng cao
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Đàn heo của tôi ko rõ bệnh gì mà kéo dai dẳng 4 tháng rồi. Triệu chứng: Thỉnh thoảng có tiếng ho nhưng không nhiều. Có sốt Ăn ít, nổi mận nhỏ và dày tập trung ở vùng bẹn, mông, có một số con toàn thân. Tiêm kháng sinh Gentamox kèm hạ sốt lợn trở lại bình thường nhưng chỉ đc khoảng 3-5 ngày nó lại sốt rồi giảm ăn. Tỷ lệ chết khoảng 10%. Đã tiêm đủ các loại vắc xin như tai xanh, tả cổ điển, suyễn, tụ huyết trùng PTH, hiện tại bệnh vẫn chưa còn trên đàn lợn. Xin được tư vấn giúp, xin cảm ơn.