Đà điểu là đối tượng nuôi khá mới mẻ đối với những hộ dân sống tại xã Kỳ Hưng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Vì thế, khi anh Nguyễn Văn Sỹ quyết định mua 100 con đà điểu về nuôi ai cũng ngạc nhiên và đến xem. Sau gần 8 tháng nuôi, những chú đà điểu phát triển rất tốt, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình anh.
Nhớ lại những ngày tháng còn vất vả, anh Sỹ chia sẻ: “Từ năm 2013, vợ chồng tôi quyết định lên khu vực Khe Su này mở trang trại với diện tích 4 ha để chăn nuôi tổng hợp. Lúc đầu, tôi chỉ nuôi mấy đối tượng truyền thống như: gà, bò, lợn. Vợ chồng tôi sở hữu 50 con bò, trong đó 10 con bò lai sind, 40 bò nái địa phương; 200 con gà; trồng 1,5 ha sắn; 05 ha cỏ và rau muống cung cấp thức ăn phục vụ chăn nuôi”.
Nếu dừng lại ở đó, tính ra mỗi năm giống bò nái địa phương mà anh chị nuôi sản sinh từ 25-30 bò con, tổng lợi nhuận hàng năm từ chăn nuôi bò, gà của anh chị đạt từ 250-300 triệu đồng.
Thế nhưng, với bản tình cần cù, ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm nên một lần tình cờ xem ti vi thấy giới thiệu về mô hình nuôi đà điểu đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh Sỹ nhanh chóng bị lôi cuốn. Nhận thấy điều kiện gia đình mình phù hợp với việc nuôi loài chim khổng lồ này, anh bắt đầu tìm hiểu kỹ thuật nuôi đà điểu trên sách, báo và anh đến Hợp tác xã Tây Sơn (xã Thạch Đỉnh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) để tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Đến tháng 8/2016, anh Sỹ quyết định mở gia trại nuôi đà điểu. Trên diện tích vườn khoảng 3.000m2, anh sửa sang lại để làm chuồng và mua 100 con đà điểu của Hợp tác xã Tây Sơn Hà Tĩnh về nuôi với giá 2,8 triệu/con và được Hợp tác xã Tây Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Sau một thời gian nuôi, anh Sỹ nhận thấy, đà điểu là loại vật nuôi có sức đề kháng tốt, ít bị bệnh, có thể chống chịu với thời tiết khắc nghiệt, chịu rét, chịu nắng tốt và đặc biệt là quy trình chăm sóc tương đối đơn giản. “Ngoài vốn đầu tư ban đầu khá lớn thì chi phí nuôi đà điểu không tốn kém như các loại vật nuôi khác bởi thức ăn chủ yếu của nó là rau, cỏ, ngô, khoai, sắn, thóc….” anh chia sẻ.
Anh còn cho biết thêm về kinh nghiệm nuôi đà điểu: “Trong quá trình nuôi, chúng thường húc nhau và làm què chân, nếu bị què thì không chữa được và bắt buộc phải loại bỏ, vì thế nên có không gian rộng cho đà điểu hoạt động”.
Vừa chăn nuôi, vừa học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, sau gần 9 tháng nuôi thử, gia trại nuôi đà điểu của gia đình Sỹ đã cho kết quả bước đầu. Đàn đà điểu giống trọng lượng từ 3 đến 4 kg/con khi bắt đầu nuôi bây giờ trung bình mỗi con đã đạt 90kg, có những con vượt đàn trên 1 tạ.
Mặc dù trong tình hình khó khăn chung của ngành chăn nuôi cả nước, giá lợn, gà đều giảm mạnh nhưng lứa đà điểu đầu tiên của gia đình anh vẫn bán được giá và không lo đầu ra vì đã có Hợp tác xã Tây Sơn bao tiêu sản phẩm.
Trang trại nuôi đà điểu của anh Nguyễn Văn Sỹ ở xã Kỳ Hưng – Kỳ Anh
Tháng 4 vừa qua anh đã xuất một lứa với giá 75.000 đồng/kg. Theo tính toán, trừ chi phí, gia đình anh có thêm thu nhập 200 triệu đồng từ mô hình nuôi đà điểu này. Anh dự tính, sau khi xuất hết số đà điểu này, gia đình anh sẽ tiếp tục mua con giống về nuôi và mở rộng quy mô chuồng trại ra đồng rộng cho đà điểu có không gian rộng rãi để hoạt động và phát triển.
Mô hình nuôi đà điểu bước đầu đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình anh Nguyễn Văn Sỹ. Có thể coi đây là mô hình góp phần xóa đói giảm nghèo, hướng tới làm giàu cho những người dân nơi đây bởi đà điểu là đối tượng dễ nuôi, ít tốn chi phí chăm sóc, tỷ lệ rủi ro thấp. Tuy nhiên, để việc nuôi đà điểu phát triển lâu dài và bền vững, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành để giải quyết những khó khăn về con giống, vốn đầu tư và thị trường.
Nguyễn Hoàn – Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
Nguồn: Khuyến nông Việt Nam
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi đà điểu li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Nuôi chim bồ câu Pháp tạo thu nhập cho nông dân địa phương
- Nuôi gà sao an toàn sinh học hiệu quả cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
- ‘Thủ phủ’ chồn hương Quảng Bình
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Cho em số điện thoại của anh được không ạ
Bạn thử liên hệ với Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh để hỏi thông tin xem. Sđt: 0393 856739 hoặc 0912.128.464
Mua con giống
Em đang ít tuổi và chưa chăn nuôi bao giờ nên chưa có kinh nghiệm. Hiện tại em đang ở nước ngoài và có định hướng hơn 1 năm nữa về quê mở trang trại nuôi trồng, nên đang tìm hiểu một sô mô hình chăn nuôi con gì phù hợp với thời tiết và điều kiện vốn thấp. Mong mọi người cho em ý kiến, em cũng người Kỳ Anh với chú Sỹ. Nhưng vì diện tích em không đủ rộng để nuôi đà điểu, nên mong có cô chú nào làm bên Nông nghiệp của tỉnh, hoặc có ai đang làm trang trại, có thể tự vấn giúp cháu được không? Cháu có hoài bã sẽ phát triển được kinh tế trên chính mảnh đất nắng gió Hà Tĩnh mình.