Nhờ nuôi theo hình thức kiểu “cuốn chiếu”, mỗi tháng trại nuôi chim trĩ của anh Nguyễn Bảo Ngọc ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) xuất bán ra thị trường trên dưới 1.000 con gồm chim thịt và con giống, sau khi trừ chi phí “bỏ túi” 50 – 60 triệu đồng.
Anh Ngọc cho biết, anh đến với nghề nuôi chim trĩ rất tình cờ sau khi trò chuyện với một người bạn làm đầu bếp mách bảo về nhu cầu thịt chim trĩ cho các nhà hàng, nhưng không tìm được nguồn cung ổn định.
Anh Ngọc chăm sóc chim trĩ
Sau khi nắm bắt ý tưởng và tìm hiểu đầu ra tiêu thụ, tháng 6/2015 anh Ngọc bắt đầu khởi nghiệp nghề nuôi. Ban đầu, anh thả khoảng 500 con, trong đó 100 con giống bố mẹ, với tổng giá đầu tư 70 triệu đồng để nuôi thử nghiệm.
Những ngày đầu tiên thả nuôi, anh vấp phải khó khăn do không nắm vững kỹ thuật nên chim trĩ liên tục bị hao hụt. Nhưng nhờ chịu khó vừa nuôi, vừa học hỏi và liên tục mua giống bổ sung đàn, nên sau 1 năm gây dựng đàn chim trĩ của nhà anh lên đến 3.000 – 4.000 con và bắt đầu cho thu hoạch, lãi khá.
“Lúc đầu nuôi chim trĩ bị chết nhiều lắm nên gia đình không tin tưởng vào tính khả thi của mô hình. Nhiều lúc “lời ra tiếng vào” khiến tôi muốn bỏ cuộc. Nhưng nhờ sự kiên trì trong lúc khó khăn nhất và ham học hỏi để hoàn thiện mô hình, tôi đã dần khắc phục được sự hao hụt đàn. Giờ đây đàn chim trĩ sinh trưởng và phát triển tốt”, anh Ngọc chia sẻ.
Dẫn chúng tôi tham quan trại nuôi chim trĩ, anh Ngọc giới thiệu với diện tích 1.000m2, được xây dựng bài bản từng khu nuôi thịt, nuôi giống và khu ấp nở riêng biệt nên rất thuận lợi từ khâu chăm sóc.
Chuồng nuôi chim trĩ được rào kín bằng lưới
Nhờ nuôi theo kiểu “cuốn chiếu” cùng liên kết nhiều hộ nuôi do anh cung cấp giống nên cho thu hoạch liên tục. Hiện đầu ra chim trĩ thịt anh chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng ở Khánh Hòa và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Giá cả khoảng 300.000 đồng/con (loại chim thịt). Ngoài ra anh còn bán con giống với giá từ 50.000 – 100.000 đồng/con (tùy tháng tuổi) và chim trĩ bố mẹ với giá 2,5 triệu đồng/cặp (chim trĩ xanh) và từ 800.000 – 1,5 triệu đồng/cặp (chim trĩ đỏ và tím) cho các hộ nuôi.
Chia sẻ về nghề nuôi chim trĩ, theo anh Ngọc cũng đơn giản, thức ăn của chúng là thóc, bắp như cho ăn các loại gia cầm. Tuy nhiên để nuôi thành công đòi hỏi người nuôi phải nắm vững kỹ thuật, bởi chim trĩ hay bị hao hụt mạnh nếu không bố trí mật độ nuôi hợp lý, phòng bệnh cho đến chăm sóc và cho ăn.
Chim trĩ từ khi ấp nở cho đến 1 tháng tuổi là giai đoạn chim yếu nhất nên phải chăm sóc kỹ bằng cách nuôi trong chuồng úm, nhiệt độ dao động từ 36 – 38oC (tùy thời điểm), đặc biệt tiêm vacxin đầy đủ từ sau khi sinh. Bên cạnh đó chuồng nuôi phải được vệ sinh thường xuyên; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, thậm chí nấu nước sôi để nguội cho chim non uống. Mật độ nuôi phù hợp khoảng 50 con/m2.
Khu nuôi chim trĩ thịt
Chim trĩ từ 1 tháng tuổi trở lên khi ra ràng (thả nuôi ngoài tự nhiên trên sân đất) cần phải hiểu đặc tính chim lúc này hay đánh nhau cho đến chết. Để tránh hao hụt đàn, cần bố trí chuồng nuôi rộng rãi có sân chơi và chỗ phơi nắng và được rào kín bằng lưới để ngăn chim thoát ra ngoài. Ngoài ra, chuồng nuôi có mái che có thể lợp toàn phần hoặc bán phần miễn sao đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông và thiết kế có nhiều cành cây để chim đậu, bay nhảy. Mật độ nuôi từ 4 – 5 con/m2…
Kim Sơ
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
- chăn nuôi gia cầm li>
- nuôi chim trĩ li> ul>
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Nuôi chim cút lấy trứng lộn
- Khởi nghiệp từ nuôi dúi mốc
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất