Chăn nuôi heo nái từ trước đến nay luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm và chú trọng. Thành công của chăn nuôi heo nái quyết định rất lớn tới năng suất cũng như lợi nhuận của mỗi cơ sở chăn nuôi và nó cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau từ con giống, kỹ thuật, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng cho đến phòng và quản lý mầm bệnh… Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở lợn lái sau sinh.
Bệnh viêm vú
1. Nguyên nhân:
– Do kế phát bệnh viêm tử cung, sót nhau sau khi sinh.
– Do nhiễm trùng: từ môi trường vào bầu vú gây viêm; do răng heo con làm xây xát núm vú và gây nhiễm trùng.
– Sau khi sinh hàm lượng canxi huyết mẹ quá thấp dẫn đến nái bị sốt sữa dẫn đến viêm vú.
– Chuồng trại không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện cho vi trùng sinh sôi phát triển, gây bệnh.
2. Triệu chứng:
Heo sau khi sinh 2 ngày xuất hiện những vú sưng đỏ, thường thấy đối xứng giữa 2 hàng vú, sờ vào có cảm giác nóng, ấn vào vú heo mẹ có biểu hiện đau. Nếu viêm nặng thì heo bỏ ăn, không muốn cho con bú, sốt 40,5 – 42°C, vắt sữa ở những vú viêm thấy vón cục. Vú viêm lây sang các vú khác rất nhanh. Nếu điều trị không kịp thời, heo sẽ bị mất sữa.
Trường hợp hàm lượng canxi huyết thấp sau khi sinh dẫn đến nái bị sốt sữa thì tất cả các vú đều bị viêm, sưng đỏ.
3. Phòng bệnh:
– Trước khi heo nái sinh phải sát trùng kỹ chuồng trại. Dùng biodine, bioclean pha loãng với tỷ lệ 5ml/lít nước, phun thật kỹ vào nền, vách chuồng để tiêu diệt vi trùng.
– Tắm cho heo nái thật kỹ trước khi cho vào chuồng sinh.
– Nái phải được giảm khẩu phần (khoảng 50%) trước ngày đẻ và nhịn ăn vào ngày đẻ để phòng viêm vú. Thức ăn phải đầy đủ dinh dưỡng, phẩm chất tốt (tránh hiện tượng thiếu canxi)
– Bấm răng nanh cho heo con khi mới sinh.
– Kiểm tra và thu nhặt hết số nhau thai, không để cho heo mẹ ăn vì sẽ sinh ra chứng sốt sữa.
4. Điều trị:
– Dạng nhẹ tiêm một liều Oxytocin để kích thích tiết sữa.
Dùng nước ấm chườm ở đầu vú viêm để giảm sưng, nóng, đỏ, đau sau đó dùng tay mát xa nhẹ nhàng 2 hàng vú để vú mềm dần. Nặn vú bị viêm 4 – 5 lần/ngày cho hết sữa để hạn chế việc lây lan từ vú viêm sang vú lành.
– Dạng nặng: Tiêm kháng sinh Ceptifi suspen: 1ml/15kg trọng lượng; Forloxin: 1ml/15 kg thể trọng; Amoxgen 1ml/15kg trọng lượng, liên tục trong 2 – 3 ngày.
Thuốc kháng viêm như: Ketovet 1ml/16kg trọng lượng; tolfen 1ml/20kg trọng lượng.
Bệnh viêm tử cung
1. Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân gây ra:
– Do gieo tinh:
Dụng cụ gieo tinh bị nhiễm mầm bệnh, việc sát trùng dụng cụ gieo tinh chưa đảm bảo yêu cầu.
Dụng cụ TTNT cứng gây xây xát và tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo và tử cung
Do heo đực bị viêm niệu quản (khi nhảy trực tiếp) sẽ truyền bệnh sang heo cái.
– Do đỡ đẻ:
Heo đẻ khó, thời gian đẻ kéo dài; can thiệp trong quá trình đỡ đẻ làm xây sát niêm mạc tử cung; do sót nhau, nhau bị thối rữa.
– Do môi trường: vệ sinh chuồng trại chưa tốt, không tiêu độc sát trùng chuồng trại trước khi đưa heo nái vào chuồng đẻ
2. Triệu chứng:
Bệnh xảy ra sau khi sinh 1 – 2 ngày hoặc 8 – 10 ngày sau khi sinh, có hai dạng chính:
– Viêm nhờn: xuất hiện sau khi sinh 12 – 24 giờ, dịch nhờn ở tử cung tiết ra lỏng, trong, lợn cợn hoặc đục, mùi tanh. Heo sốt nhẹ.
– Viêm có mủ: sốt, thân nhiệt tăng từ 40 – 41oC, có thể làm heo nái chết nếu không chữa trị kịp thời. Dịch viêm tích lại trong xoang tử cung. Ở âm hộ có mủ đặc màu vàng đục, sền sệt pha máu, mùi tanh hôi, bệnh thường kéo dài 3 – 4 ngày. Sữa giảm hoặc ngừng hẳn, heo con tiêu chảy, còi cọc chết dần. Heo nái có thể chết ở những con quá yếu hoặc nếu chữa khỏi cũng không nên tiếp tục giữ lại làm giống.
3. Phòng bệnh:
– Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ trước và sau khi đẻ
– Tay người đỡ đẻ và dụng cụ đỡ đẻ phải được sát trùng thật kỹ.
– Sau khi đẻ phải thụt rửa tử cung khoảng 5 – 6 lần, trong vòng 3 ngày
4. Điều trị:
– Pha nước muối (1 muỗng cà phê pha 2 lít nước đun sôi để nguội) hoặc thuốc tím 0,70/00, để thụt rửa tử cung, ngày 2 – 3 lần, liên tục trong 3 ngày.
– Hạ sốt: Analgine, Arthricidine
-Tiêm kháng sinh Amoxi 15%: 1ml/10kg trọng lượng; linspec: 1 cc/10 kg thể trọng; liên tục trong 3 – 5 ngày.
– Kháng viêm: ketovet, Tolfen
– Tiêm oxytocine liều: 30-40UI/nái, ngày 1 lần để tử cung co bóp tống sản dịch ra, đồng thời kích thích tạo sữa.
Bệnh mất sữa
1. Nguyên nhân:
– Do hậu quả của bệnh viêm tử cung và viêm vú.
– Rối loạn kích thích tố; chế độ dinh dưỡng không phù hợp
2. Triệu chứng:
Thường xảy ra từ 1 – 3 ngày sau khi sinh hoặc bất cứ thời điểm nào trong giai đoạn nuôi con.
– Vú không căng sữa, vắt không thấy sữa chảy ra, vú teo nhỏ dần sau đó mất sữa hoàn toàn.
– Khi bú heo con kêu nhiều và chạy qua, chạy lại. Heo con thường bị tiêu chảy, còi cọc tỷ lệ chết cao.
3. Phòng bệnh:
– Thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng
– Phòng bệnh viêm tử cung, viêm vú
4. Điều trị:
– Truyền dịch Glucose 5% kết hợp với Caldee-B12 hoặc Stress vitam qua đường xoang bụng hoặc tĩnh mạch
– Chích Oxytocine: 10 UI/con/ngày
Ths. Nguyễn Thị Liễu Kiều
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông TP HCM
- dinh dưỡng cho heo nái li>
- chăm sóc lợn nái li>
- bệnh lợn nái li>
- heo nái li> ul>
27 Comments
Để lại comment của bạn
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Nghiên cứu cho thấy cúm H5N1 ở bò có thể lây lan qua đường vắt sữa
- Gluten ngô là thành phần dinh dưỡng có giá trị của động vật nhai lại
- Sử dụng năng lượng và protein tối ưu
- Làm thế nào để quản lý lớp độn chuồng trong chăn nuôi gia cầm hiệu quả?
- 10 điểm đặc biệt cần lưu ý khi lập công thức thức ăn cho bò
- Chẩn đoán, điều trị kịp thời bệnh về tai trên chó, mèo
Tin mới nhất
T7,09/11/2024
- Premier Tech đã mua lại Imeco
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Argentina: Xuất khẩu thịt bò đạt kỷ lục trong vòng 57 năm
- Hỗ trợ 10.000 con gà giống giúp nông dân Tứ Kỳ, Ninh Giang tái đàn
- BAF Việt Nam mua 5 doanh nghiệp nuôi heo tại Quảng Trị
- Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- RaboResearch: Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu sẽ tăng trong quý IV/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Lợn nhà em đẻ được 8 ngày mất sữa, bỏ ăn thích uống nước. Cho em hỏi đó là bệnh gìạ
Lợn nhà cháu đái ra màu nước trắng bác giúp cháu với
Lợn nhà cháu để được sang ngày thứ 3 rồi nhưng không có sữa,bầu vú cứng,quanh vùng vú xuất hiện mụn đỏ,không có sức dậy,và vẫn chưa đi ngoài. Lợn đẻ 18 con,chết ngạt 3 con; 4 con thì to nhưng không đi được,bốn chân đều cử động được nhưng không có lực để đi,đứng; 11 con còn lại thì có sốt ạ,các bác xem giúp nhà con với ạ….
Heo nhà mình đẻ 8 con nhưng không cho con bú đến chiều chết 5 con và nókhong ăn không uống nước 3 ngày rồi giờ phải làm sao ah, có mua thuốc chít cho heo bỏ ăn sau sinh nhưng nó vẫn vậy ah. Cảm ơn
Nhà mình nuôi heo rừng sau sinh 2 ngày thì bỏ ăn một bên mắt đỏ là bệnh gì ạ
Heo đẻ chậm, sau sinh mắt đỏ, thỉnh thoảng nôn ói