Các xu hướng phát triển di tật trong giống gà thịt hiện nay (Phần 1) - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Các xu hướng phát triển di tật trong giống gà thịt hiện nay (Phần 1)

    Trong vài năm gần đây, ngành công nghiệp chăn nuôi gà hướng thịt thường tập trung vào công nghệ gien để tăng nhanh quá trình tạo thịt, giảm thời gian nuôi từ khi nở cho đến xuất chuồng và tăng hiệu suất tiêu hóa thức ăn. Công trình nghiên cứu này đã giúp tạo ra rất nhiều giống gà hướng thịt với các đặc điểm tăng trưởng vượt trội như mong muốn.

     

    Tuy nhiên, khi quá tập trung vào các mục tiêu tối ưu hóa năng suất để nâng cao lợi nhuận như vậy, lại làm xuất hiện ngày càng nhiều các đặc điểm không mong muốn. Bằng nhiều phương pháp và kiến thức thu thập được từ quá trình cải thiện gien gà hướng thịt đã giúp chúng tôi có nhiều điều kiện tiếp cận để hiểu rõ hơn tầm ảnh hưởng của ‘tiến trình kiểm soát của con người’ trên tổng thể tình trạng sức khỏe của gà.

     

    CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP

     

    Hơn 60 năm kinh nghiệm để chọn lựa gien phù hợp nhất đáp ứng được yêu cầu đặt ra, ngành công nghiệp chăn nuôi gà hướng thịt đã phải đối mặt với một loạt các vấn đề có liên quan đến hệ mô cơ, hệ tiêu hóa, hệ tim mạch, lớp da, khung xương và hệ miễn dịch. Một số bệnh suy nhược còn xuất hiện rất nhiều trong đàn gà thịt hiện đại. Tuy nhiên, hiện trạng này chỉ đại diện cho một khía cạnh vấn đề sức khỏe của đàn gà.

     

    Kết quả nghiên cứu trong thời gian dài của chúng tôi tiết lộ xu hướng phát triển các tỉ lệ bất thường trên cấu tạo cơ thể của các giống gà thịt hiện đại.

     

    Xuất hiện các phôi bất thường báo hiệu giống gà đó đang có một dấu hiệu ẩn về vấn đề sức khỏe và nên tiến hành một quy trình giám sát cẩn thận các dị tật bẩm sinh để có được thông tin rất giá thị có liên quan đến toàn bộ tình trạng sức khỏe của giống gà.

     

    Tuy nhiên, ngoại trừ một số ít các báo cáo ngẫu nhiên, nghiên cứu các phôi gà bất thường đã không còn chính xác trong vài thập niên qua. Hơn nữa, khá thiếu các thông tin dịch tễ học trong các bất thường xảy ra tự nhiên trong ngành công nghiệp chăn nuôi gà hướng thịt hiện đại.

     

    Bởi vậy, một dự án nghiên cứu được đầu tư tiến hành để kiểm tra các kiểu dị tật và tỉ lệ các bất thường trên cấu tạo cơ thể xuất hiện trong các giống gà thịt đang được nuôi hiện nay.

     

    Nghiên cứu được thực hiện trong trường đại học Saskatchewan của Canada, liên kết với nhà máy ấp Lilydale Wynyard thuộc công ty Sofina Foods.

     

    DỮ LIỆU THU THẬP

     

    Dữ liệu thu thập các dị tật phát sinh trong giống gà thịt hiện đại, tính từ năm 2003 đến nay, bao gồm cả quy trình kiểm tra số lượng trứng không nở được, các gà con mới nở và giám sát đàn thương phẩm để ước lượng tỉ lệ các bất thường trên cấu tạo cơ thể gà. Nghiên cứu này vẫn đang tiến hành và chúng tôi có kế hoạch tiếp tục nghiên cứu để có được các dự báo chính xác hơn trong tương lai.

     

    Trong tiến trình nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tất cả các loại bất bình thường xuất hiện thật sự trong các giống gia cầm. Tuy nhiên, chúng tôi cũng ghi nhận một vài phôi bị loại thải không thật sự được quan sát trong quy trình chọn lựa trứng đem nở tại trại giống.

     

    TRƯỜNG HỢP DỊ TẬT TRÊN MỎ VÀ MẮT

     

    Mọi dị tật phổ biến đều nhìn thấy trong tất cả các giống gà thịt đang được sử dụng trong các đàn thương phẩm tại tỉnh Saskatchewan. Một trong các dị tật thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi chính là các biến dạng trên mỏ và mắt (Hình 1).

    Hình 1 Một số dị tật trên mỏ và mắt của gà con

     

    Các trường hợp dị tật trên mỏ phổ biến hiện nay bao gồm: cánh mỏ trên phát triển không đầy đủ (Hình 1a, mũi tên), không có cánh mỏ trên (Hình 1b, mũi tên)và hai cánh mỏ chéo nhau (Hình 1c). Đôi khi, cũng có thể thấy đặc điểm bất thường trên mỏ do sự phát triển của phần mô mềm bên trong miệng (Hình 1d).

     

    Các bất thường ở mắt thường gặp gồm: không có mắt (tật thiếu mắt) như Hình 1e (mũi tên), và chỉ có một mắt (tật một mắt) như Hình 1f (mũi tên trắng). Đáng chú ý là có nhiều dị tật kết hợp với nhau trong Hình 1f cho thấy cả tật một mắt và nhiều mỏ (mũi tên đen).

     

    DỊ DẠNG TRÊN THÂN THỂ GÀ

     

    Các dị dạng bất thường khác nhau trên các chi và thân mình cũng được ghi nhận. Dị dạng trên cả cánh và chân cũng quan sát thấy, nhưng đa số trường hợp bất thường nhìn thấy nhiều nhất là trên chân.

     

    Các phôi bất thường sẽ quan sát thấy sự dị dạng rõ ràng trên chân (hầu hết ngay tại các khớp) và thường xuất hiện thêm chân hay thêm một số bộ phận của chân. Còn các bất thường điển hình trên thân thường đi kèm với dị dạng của các bộ phận khác (Hình 2).

    Hình 2 Các dị tật chủ yếu trên thân thể gà thường thấy như dị dạng một chân, hay nhiều bất thường kết hợp có liên quan đến chân, sọ, cánh và nội tạng. Hình 2a cho thấy một phôi thai gần hoàn chỉnh với bốn chân (mũi tên). Dị dạng này thường không gây chết gà, nên một số gà con có dị tật vẫn có thể được nở ra bình thường. Trong một số trường hợp, phôi có dị tật trên chân (Hình 2b và 2c, mũi tên đen) cũng cho thấy nhiều dị dạng kết hợp khi thấy cả não bị lộ ra ngoài (mũi tên vàng), các bất thường ở mắt (mũi tên xanh lá), dị dạng ở mỏ (mũi tên xanh dương)và các nội tạng cũng bị lòi ra do quá trình đóng thành ổ bụng bị sai sót (Hình 2b và 2c, mũi tên trắng). Các bất thường trong Hình 2b và 2c thường làm chết phôi.

     

    Rất nhiều dị tật phổ biến trong nghiên cứu của chúng tôi có thể thấy rõ sự lòi ra ngoài của các nội tạng khi thành khoang bụng không được đóng kín dù cho các bộ phận khác vẫn bình thường (Hình 3).

     

    CÁC DỊ TẬT TRÊN KHOANG BỤNG THƯỜNG GẶP

    Hình 3 Nội tạng bị lòi ra ngoài của phôi gà thịt 18-20 ngày tuổi. Đặc điểm của các phôi dị tật này bao gồm sự lòi ra ngoài của nội tạng do quá trình đóng thành khoang bụng không xảy ra như Hình 3a, sẽ thấy rõ kết cấu thành khoang không có nên tất cả phần nội tạng trong đây đều bị chảy hết ra ngoài, kể cả tim (mũi tên xanh lá), gan (mũi tên vàng) và đường dạ dày – ruột (mũi tên trắng). Thêm vào đó, chúng ta cũng thấy nhiều trường hợp phần thành khoang chỉ đóng được một phần như Hình 3b (mũi tên).

     

    Trong các dữ liệu thu thập từ những nghiên cứu trước đây, bất thường trong Hình 3alà kết quả từ quá trình đóng thành khoang bụng không xảy ra do đỉnh và phần cạnh bên – phía dưới của xương ức phát triển không đầy đủ, dị tật này thường do gien lặn quyết định.

     

    Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp được khá nhiều trường hợp điển hình của quá trình đóng thành khoang bụng bị sai sót làm tất cả nội tạng lộ hết ra ngoài (tim, gan và toàn bộ đường dạ dày – ruột).

     

    Tuy nhiên, chúng tôi cũng ghi nhận các bất thường khác là đặc trưng của việc đóng thành khoang bụng không chặt và chỉ có một phần của ruột bị lòi ra ngoài(Hình 3b, mũi tên đen). Trong một số trường hợp, các ruột bị cố định quá mức do mô bụng đóng quá chặt và dẫn đến sự tắc nghẽn nghiêm trọng bên trong rồi dẫn đến hoại tử.

     

    Thể dị tật trên thành khoang bụng thường được ghi nhận trong đàn gà thịt thương phẩm và được mô tả chi tiết trong một bài nghiên cứu duy nhất gần đây(Wojnarowicz và Olkowski, Bệnh học Gia cầm, 2009, 38:509-512). Kể từ bài báo cáo thứ nhất của chúng tôi, tỉ lệ bất thường này đang có xu hướng ngày càng tăng.

     

    CÁC BẤT THƯỜNG TRÊN PHẦN ĐẦU

     

    Các dị tật phổ biến (và có lẽ gây được sự chú ý nhất) đã được ghi nhận trong nghiên cứu của chúng tôi là các loại dị tật thường gặp liên quan đến não và cột sống của phôi.

     

    Ví dụ điển hình nhất của dạng này như trong Hình 4.

    Hình 4 Dị tật điển hình trên não và cột sống trong phôi gà thịt 18-20 ngày tuổi.

     

    Các dị tật bất thường liên quan đến não thường có đặc điểm như: thiếu một phần của một số bộ phận nào đó của xương sọ (Hình 4a, mũi tên), hoặc mất toàn bộ phần xương đỉnh, xương chẩm và xương thái dương với hầu hết phần não đều bị lộ hết ra ngoài (Hình 4b, mũi tên). Trong nhiều trường hợp, các bất thường trên não xuất hiện nhiều cấu tạo tương tự như bộ não nhìn khá giống như gà đang có nhiều bộ não dính liền nhau (Hình 4c, mũi tên đen). Một số phôi quan sát thấy bất thường trên cột sống, và thấy nhiều nhất là dấu hiệu ‘nứt đốt sống’ (Hình 4d, mũi tên trắng).

     

    Các dị dạng như khoang não mở (thiếu hộp sọ) với cấu trúc não bên trong bị lộ ra ngoài đã được ghi nhận rất nhiều trong các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, các dị dạng như cấu trúc não phát triển quá mức hoặc cột sống biến dạng như phần nghiên cứu của chúng tôi thì không thấy ở bất kỳ báo cáo nào trước đó. Các dấu hiệu sai sót trên cột sống của đàn gà thịt thương phẩm chỉ mới được mô tả chi tiết gần đây.

     

    Bài báo này được đăng trên tạp chí “International Hatchery Practice”, Tập 28 Số 1 (2013). ©Copyright 2013, All Rights Reserved.

     

    Nguồn tin: Ceva Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.