Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phát bệnh cước chân. Trâu, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Nhận biết bệnh cước chân: Đầu tiên da vùng chân con vật dày cộm lên, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, da bị nứt nẻ. Sau đó lớp biểu bì bị bong ra có chảy dịch mầu vàng, lộ ra một lớp tổ chức mầu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm con vật què nằm tại chỗ, da và tổ chức dưới da bị hoại tử từng đám có chỗ tím bầm, có chỗ phồng rộp lên. Cuối cùng các tổ chức hoại tử ăn sâu xuống thành hoại thư làm lộ ra cả những sợi cơ và xương. Bệnh nặng, gây biến chứng có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não.
Phòng bệnh: Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như, chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ. Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, nhưng không để chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh, mưa xuân kéo dài. Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng.
Trị bệnh: Nếu bệnh mới xuất hiện chúng ta có thể dùng gừng giã nhỏ hoà rượu xoa bóp hàng ngày.
Nếu chỗ cước đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím 1% sau đó rắc bột Tetracylin hoặc Sunfamid.
Bệnh nặng, cần cắt bỏ những tổ chức hoại tử sau đó mới điều trị. Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau Pen-Strep 5.000 – 10.000 UI/kg thể trọng/ngày; Ampicillin 7 – 10 mg/kg TT/ngày; Colinorxacin 1ml/15 kg TT/ngày; Amtyo 7 – 8 ml/100 kg TT/ngày. Trợ sức, trợ lực: tiêm bắp Cafein 20 – 25 mg/kg P, Vitamin B1: 2 – 3 mg/kg P, Vitamin C: 3 – 5 mg/kg P. Điều trị liên tục 5 – 7 ngày cho khỏi bệnh.
Nguyễn Văn Duy – Nông nghiệp Việt Nam, 13/01/2010
- chăn nuôi trâu li>
- chăn nuôi trâu bò li> ul>
- Quản lý sự biến động dinh dưỡng của nguyên liệu trong công thức thức ăn
- Axit glutamic có thể tăng cường hiệu suất của chế độ ăn ít protein
- Các loại tinh bột và ảnh hưởng của chúng trong ép viên
- Một cách tiếp cận mới về ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò thịt (kỳ II)
- Bệnh lưỡi xanh: Cơ chế lây truyền và các biện pháp phòng ngừa
- Giải pháp lý tưởng giúp phòng ngừa bệnh tai xanh ở heo
- Hormone điều tiết sinh sản lợn nái: “Chìa khóa” nâng cao năng suất chăn nuôi lợn
- Các nguyên liệu thay thế trong thức ăn chăn nuôi: Lợi ích, chi phí và rủi ro
- Một số kỹ thuật úm gà con
- 7 axit amin quan trọng trong dinh dưỡng cho lợn: Chìa khóa để tối ưu hóa sức khỏe và hiệu suất tăng trưởng
Tin mới nhất
T3,08/10/2024
- Cargill tổ chức Ngày hội “Tặng Trứng Cho Em” tại tỉnh Long An
- Sản lượng bò của Mỹ 8 tháng đầu năm 2024 tiếp tục giảm
- Vượt khó nhờ nuôi gà đen H’Mông
- Trung Quốc: Nhập khẩu bột cá phá kỷ lục
- Vĩnh Long: Đàn gia cầm tăng 4,4%
- Xuất khẩu thịt lợn của EU trong 7 tháng đầu năm 2024 đạt 2,36 triệu tấn
- Bình Thuận triển khai nhiều mô hình chăn nuôi giảm phát thải
- Để nghề nuôi ‘chim nhả vàng’ phát triển bền vững
- Thông tư 04 giúp phát hiện trên 1.300 tấn thịt nhập khẩu nhiễm Salmonella
- Nor-Feed đạt được chứng nhận B-corp
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất