Hà Nội: Các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm A/H5N8 trên đàn gia cầm   - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hà Nội: Các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm A/H5N8 trên đàn gia cầm  

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong tháng 7/2021, Hà Nội đã phát sinh bệnh Cúm A/H5N8 ở 02 hộ tại huyện Ba Vì (xã Cẩm Lĩnh, xã Ba Trại). Tổng số gia cầm tiêu hủy 2.528 con gà. Hiện tại 02 ổ dịch này chưa qua 21 ngày vẫn được tiếp tục theo dõi, giám sát và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

     

    Bên cạnh đó, từ đầu năm tới tháng 8/2021, Hà Nội đã xảy ra Cúm gia cầm tại 35 hộ thuộc 18 xã,10 huyện (Gia Lâm, Hoài Đức, Phú Xuyên, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì, Mê Linh, Chương Mỹ, Thường Tín và Quốc Oai); tổng số gia cầm tiêu hủy là 69.767 con.

    Gia cầm bị nhiễm bệnh Cúm A/H5N8 tại huyện Ba Vì

     

    Đặc điểm của bệnh Cúm A/H5N8

     

    Trên cả nước, bệnh Cúm A/H5N8, thời gian qua đã xuất hiện ở một số tỉnh, thành trong cả nước (Quảng Ninh, Hòa Bình, Cao Bằng …). Bệnh Cúm A/H5N8 là bệnh truyền nhiễm ở gia cầm (bao gồm cả gia cầm nuôi, chim yến và chim hoang dã) và động vật có vú (gồm một số loài gia súc, các loài động vật hoang dã và người). Gà thường bị mắc bệnh Cúm gia cầm trầm trọng, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%; vịt thường mang mầm bệnh, có thể có hoặc không có triệu chứng lâm sàng và là nguồn chủ yếu gieo rắc vi rút ra môi trường.

     

     Với nguồn bệnh Cúm A/H5N8, Vi rút có trong hầu hết các cơ quan nội tạng của động vật mắc bệnh, trong phân, dịch tiết như nước mũi, nước bọt, dịch tiết của con vật mắc bệnh. Các loài chim di trú, thủy cầm hoang dã có thể mang vi rút cúm gia cầm và là nguồn lây lan dịch bệnh chủ yếu cho gia cầm nuôi. Đường truyền lây, vi rút nhân lên trong đường hô hấp và đường tiêu hoá, sau đó được bài thải qua phân, nước mũi, nước bọt, dịch tiết.

     

    Thời kỳ lây truyền thường trong vòng từ 3 đến 5 ngày, có khi kéo dài đến 7 ngày kể từ khi có triệu chứng của bệnh. Sự truyền lây bệnh được thực hiện theo 2 phương thức là trực tiếp và gián tiếp.

     

    Lây trực tiếp do gia cầm mẫn cảm tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh Cúm hoặc động vật mắc bệnh, động vật mang trùng vi rút cúm, từ đó vi rút cúm xâm nhập vào cơ thể thông qua các chất bài tiết từ đường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nước uống bị nhiễm vi rút Cúm.

     

    Lây gián tiếp qua những dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống, lồng nhốt, quần áo, phương tiện vận chuyển bị nhiễm phân, dịch tiết có chứa vi rút cúm của động vật mắc bệnh bài thải ra.

     

    Về triu chng, bệnh tích, gà mc bnh Cúm A/H5N8

     

    Gà có thời gian ủ bệnh ngắn, thường từ 01 – 03 ngày, con vật bệnh thường bị chết đột ngột, có thể không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Tỷ lệ chết có thể lên tới 100% tổng đàn trong vòng vài ngày; gia cầm đi không bình thường, loạng choạng, lắc đầu, run rẩy, mệt mỏi, nằm tụ tập từng đám; có các biểu hiện ở đường hô hấp như ho, khó thở, sổ mũi, chảy nước mũi, hắt  hơi, thở khò khè, viêm xoang, sưng viêm mí mắt, chảy nhiều nước mắt, nhiều con sưng khớp; sưng phù đầu và mặt, sưng mí mắt, mào và tích tím tái; xuất huyết dưới da, đặc biệt ở những chỗ da không có lông; tiêu chảy, phân loãng màu trắng hoặc trắng xanh, năng suất trứng giảm rõ rệt ở những con gia cầm đang đẻ, có trường hợp đẻ trứng không có vỏ.

     

    Bệnh tích đặc trưng, chân xuất huyết, khí quản xuất huyết, đọng nhiều dịch rỉ viêm, túi khí dày đục, có ổ cazein, phổi viêm xuất huyết; dạ dày tuyến xuất huyết, manh tràng, ruột non xuất huyết, hậu môn xuất huyết, gan, lách, thận sưng hoặc xuất huyết; màng bao tim, cơ tim xuất huyết; tim nhão, bao tim chứa nhiều dịch thẩm xuất màu vàng; buồng trứng, dịch hoàn xuất huyết; màng não xung huyết.

     

    Xử lí các khu vực xảy ra ổ dịch

     

    Ngay sau khi bệnh xảy ra, chính quyền địa phương và ngành chuyên môn đã tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp tại các khu vực xảy ra ổ dịch. Cụ thể như sau:

     

    Tổ chức tiêu hủy ngay số gia cầm trong hộ chăn nuôi khi có kết quả dương tính với Cúm A/H5N8. Việc tiêu hủy thực hiện theo đúng quy định về hố tiêu hủy, vận chuyển gia cầm đến hố tiêu hủy, sử dụng hóa chất, thuốc sát trùng, vôi bột trong tiêu hủy, khử trùng toàn bộ khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh hộ chăn nuôi. Ngăn chặn việc vận chuyển lưu thông gia cầm toàn bộ khu vực xã đã có ổ dịch. Tổ chức khử trùng tiêu độc toàn thôn và xã có hộ chăn nuôi xảy ra bệnh cúm, đặc biệt các chủ hộ có gia cầm chăn nuôi khu vực xung quanh, khu vực bãi rác, cống rãnh thoát nước thoải. Đồng thời tổ chức tổng tẩy uế môi trường trên địa bàn toàn huyện để khống chế, ngăn chặn mầm bệnh phát sinh.

     

    Tổ chức tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm cho đàn gia cầm hiện có tại các xã có ổ dịch để tạo miễn dịch chủ động, hạn chế bệnh kế phát và có tác dụng đối với bệnh Cúm gia cầm. Làm tốt công tác tuyên truyền để người dân chủ động tham gia, áp dụng các biện pháp phòng chống như phun tiêu độc, không bán chạy gia cầm, khai báo kịp thời khi thấy gia cầm có biểu hiện không bình thường, tổ chức tiêm phòng cho đàn gia cầm. Do làm tốt các giải pháp khống chế dịch bệnh nên đến nay không phát sinh.

     

    Nhận định và dự báo tình hình dịch bệnh Cúm A/H5N8 trong thời gian tới

     

    Trên thế giới, trong thời gian qua, bệnh Cúm A/H5N8 đã lây lan nhanh từ nước này qua nước khác, đặc biệt là bệnh xuất hiện tại các quốc gia láng giềng với nước ta, nên nguy cơ dịch bệnh lây lan sang Việt Nam là rất cao. Các loài chim hoang dã có thể nhiễm vi rút Cúm A/H5N8, di chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam làm lây lan dịch bệnh. Việc buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn Thành phố hiện nay là rất lớn, đặc biệt tại chợ Hà Vĩ (Thường Tín) từ các tỉnh, thành vận chuyển về nên nguy cơ bùng phát dịch Cúm gia cầm nói chung, Cúm A/H5N8 là rất cao.

     

    Các giải pháp phòng chống Cúm gia cầm và Cúm A/H5N8 trong thời gian tới trên địa bàn Hà Nội

    Ảnh minh họa

    1. Về chỉ đạo, Thành phố đã có văn bản chỉ đạo tất các quận, huyện thị xã thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa tập trung chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm. Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chuyên môn. Tăng cường kiểm tra việc vận chuyển lưu thông, đặc biệt việc vận chuyển lưu thống gia cầm về chợ Hà Vĩ (Thường Tín), các chốt kiểm dịch tại các đầu mối giao thông. Xử lý nghiêm các vi phạm trong việc vận chuyển lưu thông, không chấp hành các biện pháp kỹ thuật, không khai báo chăn nuôi, không khai báo dịch bệnh gia súc gia cầm.

     

    2. Thực hiện tốt việc giám sát dịch bệnh, đặc biệt tại các khu vực có chăn nuôi gia cầm lớn (huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Đông Anh …). Phát hiện kịp thời các ổ dịch để có biện pháp khống chê ngay không để phát sinh. Mạng lưới thú y cơ sở là lực lượng quan trọng để hàng ngày thực hiện nhiệm vụ này, trường hợp phát hiện, hộ dân báo có dịch trên đàn vật nuôi phải thực thi nhiệm vụ ngay (kể cả trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19) để xử lý không để dịch lây lan rộng.

     

    1. Tổ chức tổng tẩy uế môi trường toàn Thành phố, trong đó tập trung cao độ ở các huyện có chăn nuôi gia cầm lớn, các khu vực lây nhiễm cao, các bãi rác, chợ có kinh doanh động vật và sản phẩm động vật. Phối hợp với ngành Y tế của các địa phương để tổ chức tổng tẩy uế môi trường, kể cả các khu vực phải phong tỏa nhưng các hộ vẫn có chăn nuôi gia súc gia cầm. Tùy tình hình thực tế tại cơ sở để triển khai việc phun thuốc sát trùng, vệ sinh tiêu độc đảm bảo có hiệu quả.

     

    2. Tổ chức tiêm phòng vác xin cúm gia cầm cho toàn đàn gia cầm sinh sản, khuyến cáo để người dân thực hiện tiêm phòng cho đàn gia cầm thương phẩm tạo miễn dịch chủ động.

     

    3. Thực hiện tốt việc kiểm soát vận chuyển lưu thông động vật và sản phẩm động vật, nhất là tăng cường hoạt động tại các chốt kiểm dịch đầu mối giao thông kiểm soát lượng gia cầm ra, vào Thành phố tại các chợ đầu mối Hà Vĩ (Thường Tín), Hải Bối (Đông Anh). Tăng cường công tác kiểm soát hoạt động giết mổ, nhất là tại các cơ sở giết mổ gia cầm.

     

    4. Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân chủ động phòng chống dịch bệnh ngay tại hộ, một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả, bởi hơn lúc nào hết kể cả thời gian phải giãn cách xã hội, người chăn nuôi vẫn là chủ thể để thực hiện biện pháp kỹ thuật ngay tại chuồng nuôi để không để dịch xảy ra. Những biện pháp cụ thể là chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng đầy đủ, định kỳ tổng tẩy uế môi trường, phát hiện và khai báo kịp thời khi thấy gia cầm không bình thường để có biện pháp khống chế, ngăn chặn.

     

    Chắc chắn với các giải pháp trên được triển khai đồng bộ, công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm nói chung, phòng chống bệnh Cúm A/H5N8 sẽ đạt hiệu quả./.

     

    Nguyễn Ngọc Sơn- Chi cục trưởng

    Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội

     

    Hà Nội có đàn gia cầm lớn nhất cả nước

     

    Hà Nội hiện có tổng đàn gia cầm lớn nhất cả với khoảng 38 triệu con, trong đó vịt trên 10 ngàn con. Về trang trại chăn nuôi gia cầm, có 1974 trang trại (lớn, vừa, nhỏ) gà; 745 trang trại chăn nuôi vịt; 47 trang trại chăn nuôi ngan ngỗng. Phương thức chăn nuôi gia cầm tỷ lệ nhỏ lẻ, chăn nuôi tận dụng, chăn nuôi nông hộ còn cao (khoảng 55 %) với tổng đàn gia cầm khoảng 18 triệu con. Trong chăn nuôi vịt còn nhiều hộ tận dụng kênh mương, ruộng trũng, ao, đầm, nuôi theo mùa vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế trong nông hộ. Tuy nhiên phương thức chăn nuôi này cũng là nguy cơ bùng phát dịch bệnh nhất là các bệnh truyền nhiễm (cúm gia cầm, gumboro, newcatstle …) là rất cao.

     

    Số cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn Thành phố hiện cũng rất lớn, với 1063 cơ sở trong đó 26 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp và thức ăn bổ sung, 1.037 cơ sở kinh doanh thức ăn hỗn hợp và thức ăn đậm đặc cho động vật trong đó có gia cầm; 692 cơ sở  buôn bán thuốc thú y.

     

    Trên địa bàn Thành phố có chợ đầu mối kinh doanh gia cầm sống lớn nhất ở các tỉnh phía Bắc đó là chợ Hà Vĩ (Thường Tín) hàng ngày có mức tiêu thụ khoảng 25 – 30 ngàn con gia cầm thịt lưu thông tại chợ; chợ đầu mối Bắc Thăng Long (Hải Bối – Đông Anh) tiêu thụ khoảng 3- 5 ngàn con/ngày. Ngoài ra tại các chợ truyền thống (kể cả chợ cóc, chợ tạm) đều có gia cầm giống, gia cầm thịt tiêu thụ hàng ngày.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.