Kỹ thuật chế biến bảo quản và sử dụng sản phẩm sữa dê - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Kỹ thuật chế biến bảo quản và sử dụng sản phẩm sữa dê

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sữa dê sau khi vắt có thể được chế biến đơn giản để sử dụng ngay tại gia đình hoặc trong cộng đồng thôn bản hoặc được vận chuyển tới nhà máy để chế biến thành nhiều loại sản phẩm như: sữa tươi thanh trùng, fomat, bơ…

     

    Phương pháp khử trùng đơn giản

     

    Phương pháp này có thể áp dụng trong các gia đình theo trình tự như sau:

     

    – Cho sữa đã lọc vào bình hoặc xuống bằng nhôm, không sử dụng các dụng cụ bằng đồng, sắt…vì sẽ làm hỏng sữa. Thả nổi bình hoặc xuống sữa này vào một xoong to hơn có chứa nước để đun hấp cách thuỷ sữa.

     

    – Thả một nhiệt kế nổi trên bề mặt sữa để kiểm tra nhiệt độ trong quá trình xử lý.

     

    – Trong quá trình đun hấp sữa nên khuấy sữa liên tục cho lới khi nhiệt độ đạt tới 80ºC hoặc khi quan sát thấy sữa bắt đầu bốc hơi.

     

    – Giữ sữa ở nhiệt độ trên trong 30 giây, sau đó nhanh chóng thả nổi bình sữa vào chậu nước lạnh. Không ngừng quấy sữa để làm sữa giảm nhiệt độ xuống nhanh chóng và đều.

     

    – Đựng sữa trong các bình đã khử trùng, bọc kín. Khi đặt sữa vào tủ lạnh có thể làm thay đổi cấu trúc các chất béo, sữa có thể có dạng hạt, tuy nhiên điều này không làm giảm chất lượng sữa.

     

    Phương pháp chế biến pho mát

    Sản phẩm pho mát dê của nước ngoài

     

    – Sau khi vắt, sữa được chuyển đến nơi làm pho mát để kiểm tra độ đậm đặc bằng Lactometer, nếu đạt 25-30 độ và nồng độ axit Dônic khi kiểm tra đạt dưới 22 độ mới đưa vào làm pho mát. Sữa được lọc và thanh trùng như kỹ thuật thanh trùng sữa ở trên nhưng nhiệt độ của sữa yêu cầu đạt đến 72ºC thì dừng lại và để duy trì trong 3 phút sau đó chuyển sang làm lạnh sữa. Khi nhiệt độ sữa xuống 38C thì cho men vi sinh vật Starter (Bactelia Culture)* vào với khối lượng 0,35g men cho 10 lít sữa, quấy cho men hoà đều trong thùng sữa; sau 40-50 phút chuyển sang giai đoạn làm đông sữa.

     

    – Làm đông sữa: cho vào sữa loại men thứ 2 là Rennet* với khối lượng 0,3g/10 lít sữa và lại quấy cho men tan đều trong thùng sữa, giữ nhiệt độ của sữa ở 37-38ºC cho sữa dần dần kết tủa và đông đặc lại. Thời gian làm đông sữa khoảng từ 40-45 phút tuỳ theo nhiệt độ môi trường.

     

    – Dùng dao mỏng cắt sữa đông thành nhiều miếng nhỏ, để 15 phút cho nước trong sữa chảy ra.

     

    – Chất nước sữa ra khỏi sữa đông, trộn đều thêm muối tinh lọc7ào sữa đông với lượng 70g/10 lít sữa.

     

    – Đóng khuôn pho mát: Đổ sữa đông đã trộn muối vào khuôn có lót một lớp vải xô bằng sợi bông sau đó nén ép vừa phải cho sữa trong khuôn này chắc lại, ép sữa trong khoảng 3-4 giờ thì lật khuôn lại và để thêm 8- 12 giờ, sau đó tháo khuôn pho mát.

     

    – Ngâm bánh pho mát vào nước muối bão hoà trong vòng 3-5 phút rồi vớt ra để ráo nước và đưa vào bảo quản sử dụng.

     

    – Nếu bảo quản pho mát trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 – 5+C trong 4-10 ngày thì đây là pho mát tươi, pho mát này có đặc điểm mềm và màu trắng ngà. Khi bảo quản tiếp10-30 ngày thì pho mát sẽ lên men sinh hương và chuyển dần sang màu vàng nhạt, phomát nửa cứng và thành cứng có màu vàng, có mùi pho mát đặc trưng, người nước ngoài thường thích ăn loại pho mát này.

     

    Kỹ thuật làm sữa chua từ Dê

     

    Sữa sau khi thanh trùng như trên nhưng để ở nhiệt độ 90ºC trong 2-3 phút rồi làm lạnh xuống 38-40ºC rồi cho men sữa chua vào, có thể sử dụng men sữa chua lấy từ hộp sữa chua của Vinamilk liều lượng 1 hộp/3 lít sữa dê, có thể cho thêm ít đường nếu muốn ăn sữa có vị ngọt, quấy cho ít men và đường tan đều trong sữa múc đã có men ra các cốc nhỏ rồi ngâm vào trong nước ấm hoặc để ủ cho sữa ở nhiệt độ 39-39º trong 1,5-2 giờ cho đến khi sữa trong các cốc đông đặc lại ta để dùng dần 2-3 ngày.

     

    PGS TS Đinh Văn Bình

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.