Quy trình phòng bệnh cho dê - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Quy trình phòng bệnh cho dê

    Việc phòng bệnh bằng vắc-xin, thuốc thú y có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và chăn nuôi dê nói riêng. Người chăn nuôi cần thực hiện tiêm phòng nghiêm ngặt một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn dê. Các bệnh cần phòng là:

     

    * Phòng bệnh đậu

     

    – Vắc- xin đậu dê: Vắc- xin vô hoạt dạng lỏng, màu hồng nhạt, có chất bổ trợ là keo phèn.

     

    – Đường dùng thuốc: Vắc- xin dùng để tiêm phòng cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên theo đường tiêm dưới da hoặc tiêm bắp.

     

    – Liều lượng sử dụng: 1 ml/con, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, tiêm 2 lần/năm.

     

    – Những chú ý khi sử dụng: Chỉ tiêm cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên; Sát trùng bơm, kim tiêm thật kĩ trước khi tiêm;

     

    Lắc đều lọ vắc- xin trước khi sử dụng; Không tiêm vắc- xin trong vòng 21 ngày trước khi giết mổ dê.

    Quy trình phòng bệnh cho dê

    * Phòng bệnh viêm ruột hoại tử

     

    – Tiêm giải độc tố phòng bệnh viêm ruột hoại tử cho dê.

     

    – Liều tiêm: 2 ml/con, tiêm dưới da cổ, mỗi năm tiêm 2 lần vào tháng 3 và tháng 9.

     

    – Sau 2 tuần có miễn dịch.

     

    * Phòng bệnh tụ huyết trùng

     

    – Vắc- xin tụ huyết trùng dê là vắc- xin vô hoạt, dạng lỏng, màu vàng nhạt.

     

    – Liều tiêm: 2 ml/con cho dê từ 1 tháng tuổi trở lên, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt.

     

    – Tiêm vắc- xin định kì 2 lần/năm để phòng bệnh cho đàn dê.

     

    – Chú ý: Lắc kĩ lọ vắc- xin trước khi sử dụng và chỉ sử dụng trong ngày.

     

    * Phòng bệnh lở mồm long móng

     

    – Vắc- xin phòng bệnh lở mồm long móng là vắc- xin vô hoạt dạng nhũ dầu.

     

    – Liều tiêm: 1 ml/con, tiêm sâu vào bắp thịt.

     

    – Thời gian tiêm:

     

    + Chủng mũi đầu tiên: lúc 4 tháng tuổi.

     

    + Chủng tăng cường: 9 tháng sau mũi đầu tiên.

     

    + Tái chủng: cứ 12 tháng chủng lại.

     

    + Sau 2 tuần có miễn dịch, tiêm nhắc lại tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của địa phương.

     

    * Phòng và trị bệnh kí sinh trùng đường máu cho dê

     

    – Thuốc Trypamidium, liều 1 mg/kg TT. Pha với nước cất hoặc nước sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%) thành dung dịch 2 – 3%, tiêm tĩnh mạch.

     

    Thuốc có tác dụng trị bệnh tiên mao trùng, đồng thời có tác dụng phòng bệnh tiên mao trùng cho dê trong vòng 1 – 1,5 tháng. Chú ý tiêm cho dê vào mùa hè (khi côn trùng môi giới truyền bệnh là ruồi trâu và mòng hoạt động mạnh).

     

    – Thuốc Hemosporidin, liều 0,5 mg/kg TT, pha thành dung dịch 1%, tiêm tĩnh mạch để điều trị bệnh lê dạng trùng cho dê.

     

    * Phòng trị bệnh giun tròn cho dê

     

    Có thể dùng một trong các thuốc sau:

     

    – Thuốc Levamisol: liều 1 ml/10kg TT (6 – 7 mg/kg TT), tiêm bắp thịt.

     

    – Thuốc Mebendazol: liều 15 – 20 mg/kg TT, hoà sữa hoặc nước, cho uống.

     

    – Thuốc Ivermectin: liều 0,2 – 0,3 mg/kg TT, tiêm dưới da.

     

    * Phòng trị bệnh sán lá gan, sán lá dạ cỏ cho dê

     

    Có thể dùng một trong các thuốc sau:

     

    – Thuốc Fasciolid – 25: liều 0,04 ml/kg TT (tương đương với 1 mg hoạt chất /kg TT), tiêm dưới da.

     

    – Thuốc Dertil: liều 8 – 9 mg/kg TT, cho uống.

     

    – Thuốc Albendazol: liều 50 mg/kg TT, cho uống.

     

    * Phòng trị bệnh sán dây cho dê

     

    – Thuốc Niclosamid: liều 20 mg/kg TT, cho uống.

     

    * Phòng trị bệnh ngoại kí sinh trùng (ve, rận)

     

    Phun định kì 2 tuần/lần cho dê bằng một trong các thuốc: Abuitox, Amitaz, Hantox 200…

     

    Ngoài các vấn đề trên, cần chú ý thực hiện đầy đủ và nghiêm túc công tác kiểm dịch khi vận chuyển, xuất và nhập dê dưới sự giám sát của cơ quan thú y để khống chế sự lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào cơ sở chăn nuôi dê và ngược lại.

     

    TN (Theo TTKNQG)

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.